Nhảy đến nội dung
bé bị ọc sữa nhiều lần trong ngày

Trẻ ọc sữa nhiều lần trong ngày có sao không?

Trẻ ọc sữa nhiều có sao không là thắc mắc chung của nhiều mẹ lần đầu có con. Nhìn chung, em bé bị ọc sữa nhiều lần trong ngày tuy không phải hiếm gặp nhưng nếu mẹ không nhận biết và khắc phục sớm thì trẻ sẽ khó hấp thu tốt các dưỡng chất. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng ọc sữa ở trẻ và cách chăm sóc đúng trong bài viết sau.

1. Vì sao trẻ ọc sữa nhiều lần trong ngày?

Nguyên nhân trẻ bị ọc sữa liên tục trong ngày có thể do: 

1.1. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện

Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và chưa hoàn thiện. Điều này tạo điều kiện cho sữa trong dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản, dẫn đến hiện tượng ọc sữa, nôn trớ.

trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều có sao không

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh ọc sữa có nên cho bú lại không?

1.2 Trẻ uống sữa có đạm biến tính, khó tiêu

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ọc sữa thường xuyên có thể đến từ thành phần đạm sữa. Cụ thể, nếu nguồn sữa bị gia nhiệt nhiều lần thì đạm sữa có khả năng bị biến tính, trở nên vón cục khiến trẻ khó tiêu, từ đó thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi, nôn trớ…  

1.3 Trẻ uống quá nhiều sữa

Khi mẹ ép con uống sữa quá nhiều thì có thể khiến trẻ nuốt nhiều khí vào dạ dày và chưa kịp tiêu hóa hết lượng sữa ở bữa bú trước. Từ đó dẫn đến tình trạng ợ hơi, nôn trớ thường xuyên. 

1.4 Những nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân trên, trẻ bị ọc sữa nhiều lần còn xuất phát do dị ứng thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, mắc bệnh lý (như hẹp tá tràng bẩm sinh, teo thực quản, thoát vị hoành…), say tàu xe, uống sữa quá nhanh… 

2. [Giải đáp] Trẻ ọc sữa nhiều có sao không?

Nếu trẻ ọc sữa nhiều lần trong ngày nhưng vẫn ngoan, phát triển ổn định thì cha mẹ không nên quá lo lắng. Tình trạng ọc sữa sẽ dần được cải thiện khi trẻ lớn lên và hệ tiêu hóa hoàn thiện.

Tuy nhiên, nếu trẻ ọc sữa kèm theo các dấu hiệu bất thường như nóng sốt, mệt mỏi, sụt cân, chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao... thì phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để kiểm tra sức khỏe. Bởi, nôn trớ hay ọc sữa nhiều lần có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe và cần được can thiệp y tế kịp thời.

trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều lần trong ngày

3. Cách hạn chế tình trạng trẻ bị ọc sữa nhiều lần trong ngày

Dưới đây là một vài cách xử trí vấn đề trẻ ọc sữa đơn giản cho cha mẹ tham khảo: 

3.1 Chọn sữa công thức dễ tiêu cho trẻ

Như mẹ đã biết, hệ tiêu hóa của trẻ vô cùng non nớt. Nếu mẹ lựa chọn sữa chứa đạm sữa biến tính do bị gia nhiệt nhiều lần thì sẽ dễ gây “áp lực” lên dạ dày của con, gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa và ọc sữa thường xuyên. 

Vì lẽ đó, khi lựa chọn sữa công thức cho con, mẹ ưu tiên sản phẩm có đạm mềm nhỏ tự nhiên, thành phần dinh dưỡng đa dạng và hương vị thanh nhạt. 

Hiểu được nỗi lo của các mẹ trong việc tìm kiếm sữa công thức êm dịu cho hệ tiêu hóa của trẻ, Friso Gold đã nghiên cứu và áp dụng công nghệ Xử Lý Nhiệt 1 Lần (từ sữa tươi thành sữa bột).  

Cụ thể, trẻ êm dịu đường ruột, dễ dàng tiêu hóa, đi phân đều, đẹp nhờ quy trình Xử Lý 1 Lần Nhiệt giúp, bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên. Thêm nữa, con cũng êm bụng, ngủ ngoan và ngủ sâu, ít quấy khóc và nôn trớ nhờ thành phần đạm sữa dễ tiêu từ giống bò thuần chủng châu Âu này. 

>> Phụ huynh có thể tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác và đặt mua Friso Gold chính hãng TẠI ĐÂY!

trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều lần trong ngày

 

3.2 Không cho trẻ uống quá nhiều sữa

Nhu cầu tiêu thụ sữa của trẻ ở mỗi giai đoạn là khác nhau. Vì vậy, mẹ không nên thúc ép con uống sữa vượt quá nhu cầu để không gây áp lực lên hệ tiêu hóa và hạn chế tình trạng ọc sữa. 

3.3 Những cách khác

Để hỗ trợ trẻ tiêu hóa sữa hiệu quả hơn, cha mẹ cân nhắc áp dụng thêm một số phương pháp cho trẻ. Chẳng hạn như vỗ ợ hơi cho bé, massage bụng, cho trẻ bú đúng tư thế, không để trẻ nằm ngay sau khi bú…  

Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết giúp mẹ giải đáp thắc mắc em bé ọc sữa nhiều có sao không. Có thể thấy, ọc sữa là một hiện tượng thường gặp, có thể khắc phục dễ dàng tại nhà nhưng không vì thế mà cha mẹ chủ quan xem nhẹ. Vậy nên, phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và đưa trẻ thăm khám bác sĩ định kỳ để biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho con.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
khi bé không chịu ăn dặm

Bé không chịu ăn dặm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bé không chịu ăn dặm có thể do trẻ tiêu hóa không tốt, món ăn không phù hợp,... Mẹ áp dụng các cách khắc phục như trang trí bữa ăn hấp dẫn, không ép con ăn,...