Nhảy đến nội dung
những yếu tố ảnh hưởng sự phát triển của trẻ

7 yếu tố ảnh hưởng sự phát triển của trẻ mà mẹ nên biết

Từ khi mang thai đến khi con chào đời, điều mong mỏi lớn nhất của cha mẹ là nhìn thấy con được khôn lớn khỏe mạnh, lanh lợi và thông minh. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của trẻ có ổn định hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.  Bài viết hôm nay, Friso đề cập đến 7 yếu tố ảnh hưởng sự phát triển của trẻ. Phụ huynh hãy tham khảo để có biện pháp kiểm soát các yếu tố này và chăm sóc trẻ phù hợp!

1. Chế độ dinh dưỡng

Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất, tác động đến quá trình khôn lớn của trẻ. Theo đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển thể chất, cải thiện sức khỏe và nâng cao miễn dịch tối ưu. Một số nghiên cứu khẳng định thêm, trẻ được ăn uống đủ chất có khả năng học hỏi, tư duy tốt hơn so với trẻ còi cọc suy dinh dưỡng. Ngoài ra, điều này còn ảnh hưởng tích cực đến chỉ số EQ, cho trẻ lanh lợi, năng động, tránh nguy cơ trầm cảm hoặc tự kỷ. 

Cha mẹ nên xây dựng bữa ăn cân bằng, đầy đủ dưỡng chất cho trẻ từ giai đoạn đầu đời để con nhận được lợi ích tuyệt vời trên đây. Cụ thể, đối với trẻ mới sinh, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích, mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu.

Bởi lẽ sữa mẹ cung cấp nguồn dinh dưỡng lý tưởng, bao gồm chất đạm, chất béo, lactose, oligosaccharide, vitamin - khoáng chất giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao và phát triển chỉ số thông minh. Thêm vào đó, kháng thể dồi dào trong sữa mẹ hỗ trợ tăng cường đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm trùng, tiêu chảy, viêm phổi hoặc kể cả SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh). 

yếu tố ảnh hưởng sự phát triển của trẻ

 

Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn bổ sung, ngoài cho con uống sữa thì mẹ nên xây dựng bữa ăn khoa học, có đầy đủ vi chất quan trọng dưới đây, để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, cũng như tạo nền tảng vững chắc, cho con bắt kịp đà tăng trưởng ổn định: 

   • Chất đạm: Hỗ trợ phát triển thể chất, não bộ và tăng đề kháng cho trẻ. Chất đạm có nhiều trong thực phẩm như thịt, cá, trứng, yến mạch, sữa chua, bông cải xanh. 

   • Chất béo: Giúp trẻ ăn ngon miệng và dễ hấp thu các loại vitamin tan trong dầu như vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K. Chất béo có nhiều trong phô mai, cá hồi, dầu oliu, bơ thực vật. 

   • Tinh bột: Tinh bột cung cấp năng lượng, cần thiết cho hoạt động vui chơi và khám phá của trẻ. Tinh bột có nhiều trong ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, mì ống, các loại đậu. 

   • Vitamin - khoáng chất: Giúp trẻ tăng cường miễn dịch và phát triển đạt chuẩn về chỉ số cân nặng, chiều cao, trí não. Thực phẩm giàu vitamin - khoáng chất bao gồm rau xanh lá, trái cây, hải sản, các loại đậu, các loại hạt, sữa. 

2. Giấc ngủ: Yếu tố ảnh hưởng sự phát triển của trẻ vào giai đoạn đầu đời

Đối với trẻ em, giấc ngủ có vai trò quan trọng giống như chế độ dinh dưỡng. Thời điểm khi ngủ, não bộ tiến hành nạp lại năng lượng, vì vậy một giấc ngủ sâu giúp tăng cường trí nhớ, khả năng tập trung và nhận thức cho trẻ. Bên cạnh đó, giấc ngủ hỗ trợ nâng cao miễn dịch, đồng thời kích thích sản xuất hormone tăng trưởng, đảm bảo trẻ được phát triển tối ưu. 

Ở giai đoạn đầu đời, để làm quen với môi trường mới, đôi khi trẻ không thể ngủ sâu và thường xuyên thức dậy nhiều lần trong vài giờ. Lúc này, cha mẹ nên có biện pháp hỗ trợ cho giấc ngủ của con vì nếu trẻ mất ngủ kéo dài, dễ trở nên cáu gắt, mệt mỏi và ít lanh lợi. Một trong những biện pháp được gợi ý nhiều nhất là cho trẻ ngủ trong phòng yên tĩnh, mát mẻ với ánh sáng mờ; tắt điện thoại, giảm âm lượng tivi và tiếng nói để trẻ chìm vào giấc ngủ nhanh hơn. 

Thêm vào đó, cha mẹ hãy vệ sinh cá nhân, mặc quần áo giữ ấm và thay tã cho con trước khi ngủ. Một số hoạt động như hát ru, đọc sách, hôn chúc ngủ ngon cũng là bí quyết giúp trẻ ngủ sớm và đúng giờ. Trường hợp trẻ không thể ngủ vì tác động của vấn đề tiêu hóa, khuyến khích cha mẹ nên cho con uống sữa có cấu trúc đạm mềm, nhỏ, bổ sung chất xơ giúp trẻ êm bụng, từ đó êm giấc ngủ ngon.

3. Môi trường xung quanh  

Yếu tố ảnh hưởng sự phát triển của trẻ tiếp theo là môi trường sống xung quanh. Nếu được sống trong môi trường trong lành thì điều này giúp trẻ khôn lớn khỏe mạnh. Ngược lại, khi môi trường sống chưa tốt, có nguy cơ ô nhiễm cao thì trẻ dễ bị mắc bệnh, từ đó cản trở quá trình phát triển. 

Để tạo ra môi trường sinh hoạt phù hợp với trẻ, cha mẹ nên chú ý vệ sinh nhà cửa mỗi ngày, đồng thời che phủ ổ điện và dọn dẹp đồ vật sắc - nhọn nguy hiểm. Song song đó, hãy giữ cho không gian trong nhà không có khói thuốc lá. Bởi lẽ, đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ dễ bị đột tử hoặc có nguy cơ chậm phát triển về thể chất và trí tuệ.

4. Yếu tố di truyền

Nhiều trường hợp trẻ bị tăng trưởng chậm là do yếu tố di truyền. Điển hình như hội chứng Turner khiến trẻ không cao lên được hoặc hội chứng Down làm cho trẻ kém phát triển trí tuệ, cũng như có bất thường về tim mạch, tiêu hóa. Vì vậy, nếu bất kỳ ai trong gia đình đã từng có tiền sử mắc bệnh thì cha mẹ nên chú ý theo dõi, đồng thời cho trẻ kiểm tra sức khỏe thường xuyên, để tầm soát dấu hiệu bất thường ngay từ sớm, cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời.

5. Yếu tố bệnh tật 

Một số căn bệnh như ho, cảm lạnh, đau tai, viêm dạ dày, rối loạn đường ruột mặc dù thường gặp nhưng nếu không được khắc phục sớm, có thể chuyển thành bệnh mãn tính, khiến trẻ kém phát triển, còi cọc và suy dinh dưỡng. Do đó, cha mẹ không được chủ quan trước bất kỳ căn bệnh trẻ đang gặp phải. Hãy chú ý theo dõi biểu hiện và cho con đi khám với bác sĩ để có giải pháp can thiệp tốt nhất, đảm bảo trẻ được tăng trưởng ổn định. 

Ngoài ra, phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện sức khỏe, giúp trẻ chống lại bệnh tật như thiết lập bữa ăn giàu vitamin - khoáng chất, khuyến khích trẻ uống nhiều nước, vận động thể thao thường xuyên và kết hợp dùng thêm sữa công thức giúp tăng cường đề kháng. Điển hình như Friso Gold Pro với hàm lượng HMO dồi dào (dưỡng chất quý trong sữa mẹ) hỗ trợ nâng cao miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng và ốm vặt ở trẻ

Cùng với Friso Gold Pro, còn có một giải pháp từ Friso giúp sức khỏe của trẻ lúc nào cũng được bảo vệ là Friso pha sẵn tiện dụng mới - bổ sung 10 dưỡng chất quan trọng như Sắt, Kẽm, Vitamin A, Vitamin D, Vitamin E, Vitamin C, Vitamin B6, Vitamin B12, Axit Folic, Selen mang lại cơ chế miễn dịch toàn diện, cho trẻ phát triển khỏe mạnh từ bên trong để thỏa sức khám phá thế giới bên ngoài. 

6. Yếu tố giáo dục

Giáo dục cũng là yếu tố tiếp theo ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển của trẻ. Theo đó, nếu phụ huynh dạy con những điều tích cực, hữu ích thì chắc chắn khi trưởng thành, trẻ có thể hình thành suy nghĩ và nhân cách tốt. Ngược lại, đối với các bậc phụ huynh thường xuyên quát mắng, tạo áp lực cho trẻ thì điều này khiến trẻ bị mất tự tin cũng như suy giảm chỉ số IQ. 

Vì thế, nguyên tắc quan trọng khi giáo dục là hãy thấu hiểu, động viên và khích lệ con. Kể cả khi trẻ quấy khóc, giận dữ hoặc nổi loạn thì cha mẹ vẫn phải kiên nhẫn, giải thích nhẹ nhàng để con nhận ra vấn đề và từ đó chủ động khắc phục. Song song đó, hãy cho con một không gian riêng để trẻ tự do khám phá, thay vì ép buộc trẻ làm theo những gì cha mẹ mong muốn, có thể kìm hãm sự phát triển tối ưu của con. 

7. Sức khỏe của mẹ khi mang thai 

Trong suốt giai đoạn mang thai, em bé được nuôi dưỡng và lớn lên trong tử cung của người mẹ. Vì vậy, cách mẹ chăm sóc cho bản thân như thế nào đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của trẻ. 

Cụ thể, đối với dinh dưỡng, nếu mẹ ăn uống đủ chất thì trẻ sinh ra được phát triển ổn định; ngược lại nếu thai phụ kén ăn, có thể khiến trẻ bị thiếu chất, dẫn đến rối loạn tăng trưởng, suy giảm trí tuệ và thậm chí là dị tật. Ngoài dinh dưỡng, tâm lý cũng là một yếu tố tác động không nhỏ. Một số nghiên cứu cho thấy, nếu mẹ lo lắng, trầm cảm khi mang thai thì điều này khiến thai nhi chậm lớn, dễ bị bệnh, hay khóc và rối loạn cảm xúc. 

Ngay cả khi mẹ không có bệnh, nhưng nếu có thói quen thức khuya, lười vận động, lạm dụng thuốc thì đều làm cho trẻ khó lớn lên khỏe mạnh. Như vậy, lời khuyên dành cho thai phụ là hãy xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống hợp lý, tránh sử dụng thuốc và rượu bia, để trẻ sinh ra được phát triển tốt về thể chất và tinh thần. 

Trên đây là 7 yếu tố có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của trẻ. Cha mẹ hãy nắm rõ các yếu tố này để có biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ phù hợp, giúp con được khỏe mạnh, thông minh và trưởng thành từng ngày. Ngoài ra, nếu phát hiện dấu hiệu tăng trưởng bất thường ở trẻ thì cha mẹ nên sớm đưa con đến cơ sở y tế uy tín, để bác sĩ thăm khám và đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời nhất. 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài

Trẻ sơ sinh không đi ngoài được 2 - 5 ngày phải làm sao?

Tình trạng trẻ sơ sinh không đi ngoài được trong nhiều ngày khá phổ biến. Mỗi ngày trôi qua, tình trạng này lại khiến mẹ thêm lo lắng. Vậy nếu trẻ sơ sinh 2 ngày, thậm chí đã 5 ngày không đi ngoài thì có sao không? Lúc này mẹ nên làm gì?