1. Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ là gì?
Sâu răng là tình trạng cấu trúc răng bị vi khuẩn tấn công, gây ra các tổn thương trên bề mặt răng. Lý do bé bị sâu răng có thể do một hoặc nhiều yếu tố sau đây gây ra:
- Thói quen ăn nhiều thực phẩm chứa đường và tinh bột: Các thành phần đường, tinh bột trong bánh kẹo ngọt, nước ngọt,... có thể bám vào kẽ răng. Từ đó, các vi khuẩn trong khoang miệng sẽ chuyển hóa chúng thành axit gây phá hủy men răng.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Trẻ lười đánh răng hoặc vệ sinh răng không đúng cách dẫn đến hình thành các mảng bám trong khoang miệng và dẫn đến sâu răng.
- Cấu trúc men răng yếu: Cấu trúc men răng sữa của trẻ thường yếu hơn so với răng của người trưởng thành. Đây là nguyên nhân vì sao răng sữa của trẻ thường dễ bị vi khuẩn tấn công và sâu răng hơn so với người lớn.
- Ngậm thức ăn quá lâu: Thói quen này tạo điều kiện để thức ăn chuyển hóa thành đường, bám vào răng và dẫn đến sâu răng.
>> Xem thêm: Dấu hiệu mất nước ở trẻ
2. Trẻ bị sâu răng có sao không? Ảnh hưởng như thế nào?
Sâu răng sẽ gây ra các ảnh hưởng sau cho sức khỏe của trẻ:
- Ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng: Nếu răng sữa của trẻ bị sâu và buộc phải nhổ quá sớm thì sẽ khiến răng vĩnh viễn mọc chậm hoặc mọc lệch. Trường hợp răng vĩnh viễn bị sâu phải nhổ bỏ thì sẽ không thể mọc răng thay thế.
- Gây vướng thức ăn tại kẽ răng sâu: Những lỗ tròn to hình thành do sâu răng sẽ khiến thức ăn đọng lại, vừa gây mùi cho khoang miệng vừa làm con có cảm giác vướng víu, khó chịu.
- Xuất hiện tình trạng đau nhức, buốt tại vị trí sâu răng: Sâu răng gây đau, nhức khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con.
>> Xem thêm: Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt
3. Bé bị sâu răng phải làm sao? Những điều bố mẹ nên làm
Khi con gặp tình trạng sâu răng, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa, từ đó có hướng xử lý theo từng trường hợp cụ thể:
3.1 Đối với trường hợp sâu răng nhẹ
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật để điều trị tình trạng sâu răng cũng như ngăn cản tình trạng nhiễm trùng phát triển đến tủy hoặc nướu. Một số thủ thuật thường được dùng như:
- Sử dụng thuốc trị sâu răng dành cho trẻ nhỏ.
- Nạo bỏ phần răng sâu của con.
- Khắc phục lỗ sâu bằng cách trám răng, ngăn cản vi khuẩn tiếp tục ăn mòn răng.
3.2 Đối với trường hợp răng sâu nghiêm trọng
Nếu không thể điều trị bằng các biện pháp nha khoa kể trên, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng sâu để không làm ảnh hưởng đến nướu và lây lan sang răng khác.
Trẻ bị đau nhức do răng sâu: Có cách nào giảm đau không?
Theo đó, khi con bị đau nhức do răng sâu, phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
- Giảm cơn đau với nước muối loãng: Đối với trẻ bị sâu răng, nước muối loãng phần nào giúp làm sạch vi khuẩn tại khoang miệng của trẻ, từ đó giúp giảm cảm giác đau. Theo đó, mẹ hãy cho trẻ xúc với miệng nước muối vài lần trong ngày (sau bữa ăn) để làm sạch khoang miệng và hạn chế sâu răng phát triển.
- Cho trẻ súc miệng bằng oxy già: Nước oxy già 3% có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng. Lưu ý, sau khi súc miệng bằng oxy già cần hướng dẫn bé súc miệng lại bằng nước sạch.
- Chườm lạnh quanh vị trí răng sâu: Nhiệt độ lạnh sẽ giúp mạch máu tại chỗ đau co lại, từ đó sẽ làm dịu cơn đau cho trẻ.
- Theo đó, mẹ hãy sử dụng túi đá lạnh chườm ngoài má tại vị trí đau răng của con.
Phụ huynh cần lưu ý rằng, những cách trên chỉ giúp giảm đau răng cho trẻ tạm thời. Vì thế tốt nhất khi phát hiện con bị sâu răng, phụ huynh nên đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
4. Cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ
Ngoài nắm rõ khi bé bị sâu răng phải làm sao, bố mẹ hãy tham khảo thêm một số biện pháp phòng ngừa trước tình trạng răng sâu ở trẻ dưới đây:
- Tập thói quen súc miệng bằng nước muối cho bé. Cụ thể, mỗi tối sau khi con đánh răng, mẹ hãy pha 1 muỗng muối nhỏ với ít nước, sau đó cho con súc miệng sạch.
- Hướng dẫn con chải răng đúng cách với lượng kem đánh răng phù hợp với độ tuổi. Đồng thời, mẹ nên khuyến khích con chải răng ít nhất 2 phút mỗi lần.
- Thay bàn chải cho trẻ mỗi 3 tháng/lần hoặc khi lông bàn chải có hiện tượng cứng.
- Mẹ nên ưu tiên chọn kem đánh răng có công thức chứa Xylitol và Active Fluoride để bảo vệ men răng của trẻ được tốt hơn.
- Hạn chế cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường sucrose. Vì đây là một trong những loại đường có độ ngọt cao, nếu tiêu thụ nhiều có thể dẫn đến các hậu quả như sâu răng và béo phì.
Đối với Trẻ nhỏ, sữa thường được bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày, nhưng hiện nay khá nhiều loại sữa có chứa đường sucrose (hay còn gọi là đường mía, không tốt cho răng bé). Do đó, bố mẹ nên lưu ý chọn và cho trẻ uống sữa không có loại đường này để giảm nguy cơ bị sâu răng.
Với Friso Gold, bé hạn chế nguy cơ sâu răng và béo phì do sữa không chứa đường sucrose. Điều này còn giúp sữa có hương vị thanh nhạt, hợp khẩu vị của trẻ để con dễ dàng tiếp nhận ngay từ lần thử đầu tiên.
Con còn dễ dàng tiêu hóa, đồng thời đi phân đều và đẹp do sản phẩm ứng dụng quy trình Xử Lý Nhiệt Một Lần (từ sữa tươi thành sữa bột), giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên.
Friso Gold Pro không chỉ thừa hưởng đầy đủ các ưu điểm nổi bật từ Friso Gold mà còn bổ sung hệ dưỡng chất BioPro+ (gồm HMO, Probiotics và GOS) giúp gia tăng số lượng lợi khuẩn. Nhờ đó hỗ trợ nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột cân bằng, tăng cường đề kháng đường ruột tự nhiên cho trẻ.
Để khám phá thêm về sữa Friso Gold và Friso Gold Pro mẹ hãy truy cập https://www.friso.com.vn ngay!
Qua thông tin trên đây, hy vọng bố mẹ đã biết khi bé bị sâu răng phải làm sao. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng tránh tình trạng sâu răng để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho con nhé!