Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì và tránh ăn gì?
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì là vấn đề được nhiều người quan .... read more
Kháng sinh là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh về nhiễm khuẩn, có thể giúp làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng rất dễ gây ra tác dụng phụ, điển hình nhất là tiêu chảy.
Do kháng sinh có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn ở các cơ quan, thậm chí là cả lợi khuẩn đường ruột. Chính điều này gây phá vỡ sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến hại khuẩn phát triển nhiều hơn, dẫn đến tình trạng bị tiêu chảy ở trẻ.
Hầu hết các trường hợp bé bị tiêu chảy do kháng sinh thường ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi sau khi ngưng dùng hoặc được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, một số trường hợp biểu hiện nặng có thể gây tổn thương viêm nhiễm, phù nề đại tràng (hay còn gọi viêm đại tràng giả mạc).
Dấu hiệu bé bị tiêu chảy do dùng kháng sinh tương đối dễ nhận biết. Cha mẹ có thể kịp phát hiện từ sớm để xử trí và có cách chăm sóc tốt hơn cho con.
Tình trạng tiêu chảy thường xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 8 của đợt dùng kháng sinh. Một số trường hợp tiêu chảy kéo dài ngay cả khi ngừng uống. Việc này dễ khiến trẻ bị mất nước và điện giải, dẫn đến cơ thể trở nên yếu ớt, suy nhược, suy giảm miễn dịch và chậm phát triển.
Thậm chí tình trạng có thể nghiêm trọng hơn, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời, đặc biệt là trường hợp trẻ bị viêm đại tràng giả mạc. Tốt nhất, khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu tiêu chảy mức độ nặng đi kèm với sốt cao, đau bụng, nôn ói, phân có nhiều máu… thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Tình trạng tiêu chảy trong quá trình dùng kháng sinh sẽ khiến bé mệt mỏi, có biểu hiện biếng ăn và quấy khóc nhiều hơn. Do đó, cha mẹ nên chăm sóc đúng cách để cải thiện và giúp bé sớm hồi phục. Dưới đây là một số bí quyết chăm sóc trẻ hữu ích.
Tình trạng tiêu chảy sẽ gây hao hụt chất lỏng trong cơ thể của trẻ. Vì vậy, việc bù nước và điện giải là việc quan trọng để giúp con khỏe mạnh, tránh mất nước. Phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước trong ngày hoặc bù nước bằng dung dịch oresol, viên hydrite. Lưu ý, không nên cho con uống nước ngọt, nước trái cây vì có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
Nhiều cha mẹ sẽ cảm thấy lo lắng và dừng uống kháng sinh khi con bị tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ bị tiêu chảy nhẹ, không sốt và không có dấu hiệu mất nước, cha mẹ vẫn nên tiếp tục cho con dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, cha mẹ có thể chia sẻ tình trạng của con cho bác sĩ để được hướng dẫn hợp lý, không nên dùng thêm sản phẩm hoặc thuốc khác khi chưa có sự chỉ định.
Trong trường hợp trẻ bị loạn khuẩn, các chế phẩm men vi sinh chứa Probiotic và Prebiotic sẽ giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi để cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, phụ huynh nên tham vấn với bác sĩ trước khi sử dụng.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý khi trẻ bị tiêu chảy cũng giúp tình trạng được cải thiện đáng kể. Về chế độ dinh dưỡng, cha mẹ lưu ý nên cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất chính gồm nhóm tinh bột, nhóm đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất. Nên chế biến thực phẩm dưới dạng mềm, lỏng cho con dễ tiêu hóa. Thay thế thức ăn khô, nhiều đường, gia vị, hay các loại hạt gây đầy hơi bằng thực phẩm có khả năng giữ nước và giàu lợi khuẩn.
Việc mặc bỉm quá lâu khi trẻ bị tiêu chảy có thể khiến cho vùng da xung quanh bị hăm đỏ và rát. Nếu gặp vấn đề này, cha mẹ cần vệ sinh cho con thật nhẹ nhàng, lau khô, bôi một lớp vaseline/kem hăm tã/kem chứa kẽm (Zincofax, Penaten) và thay tã thường xuyên nhé.
Một số lưu ý nên quan tâm khi chăm sóc trẻ sau khi dùng kháng sinh bị tiêu chảy:
Bé uống kháng sinh bị tiêu chảy là tình trạng phổ biến thường gặp, cha mẹ không nên quá lo lắng. Mỗi phụ huynh hãy chủ động trang bị thông tin và kiến thức để có thể chăm sóc cho con mau chóng khỏi bệnh nhé!