Nhảy đến nội dung
trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách trị

Trẻ sơ sinh bị táo bón, khó đi ngoài kéo dài gây hấp thụ kém các dưỡng chất, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Vậy trẻ sơ sinh bị táo bón nên làm gì? Mời bố mẹ cùng khám phá cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh khó đi ngoài trong bài viết sau đây nhé!

1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón 

Bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ bị táo bón qua các biểu hiện như:

1.1. Bé giảm tần suất đi ngoài

Nếu số lần đi ngoài của bé ít hơn so với bình thường, có khi 1-2 ngày mới đi, thậm chí vài ngày đi tiêu một lần thì đây là biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh.

1.2. Bé căng thẳng khi đi tiêu

Khi đi vệ sinh, trẻ sơ sinh rặn đỏ mặt khi đi ị, gồng mình, dùng nhiều sức để rặn phân ra ngoài, mặt nhăn nhó là một trong những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón.

1.3. Trẻ bị chướng bụng và đầy hơi

Khi trẻ sơ sinh táo bón, hệ tiêu hóa của trẻ cũng bị ảnh hưởng, có thể gây chướng bụng, đầy hơi, đặc biệt xì hơi nặng mùi hơn nhiều so với bình thường. Đây cũng là triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận thấy mà ba mẹ nên lưu ý.

1.4. Hình thái của phân

Khi trẻ bị táo bón, phân thường rất cứng, rời rạc thành từng viên giống như phân thỏ hoặc phân dê. Ngoài ra, màu sắc của phân trẻ sơ sinh bị táo bón sẫm đen hoặc xám, phân khô rắn, xuất hiện vết nứt trên bề mặt do không có độ ẩm.

Mùi phân trở nên nặng hơn theo mức độ do tích tụ lâu ngày trong đường ruột và nếu nhận thấy bé đi ngoài có kèm lẫn máu trong phân, điều này chứng tỏ hậu môn của con bị tổn thương do táo bón. Có thể thấy, hình dạng phân khô cứng và có màu bất thường cũng là dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh điển hình. 

Các mức độ táo bón ở trẻ theo thang điểm Bristol đánh giá

Có 3 mức độ táo bón ở trẻ sơ sinh theo thang điểm Bristol như sau:

Cấp độ 1: Phân cứng, dạng cục, lổn nhổn như hạt.

Cấp độ 2: Phân có dạng xúc xích lổn nhổn.

Cấp độ 3: Phân có dạng xúc xích, bề mặt có nhiều đường rạn.

 

1.5. Trẻ bỏ bú, khó chịu

Một cách nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón nữa đó là bé khó chịu, có biểu hiện biếng ăn, mệt mỏi, có thể bỏ bú và thường xuyên quấy khóc. Điều này khiến trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất, nhẹ cân và kém phát triển.

2. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được. Phần lớn trong đó chủ yếu là do: 

2.1. Chế độ ăn uống của mẹ

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa của mẹ bao gồm đầy đủ tất cả dưỡng chất quan trọng, cần thiết đối với quá trình phát triển của con và đặc biệt là rất dễ tiêu hóa nên trẻ bú mẹ ít khi nào bị táo bón. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn của mẹ không hợp lý, ăn nhiều đồ cay nóng, khó tiêu, ít chất xơ hoặc ít uống nước thì sẽ làm giảm chất lượng sữa và đây chính là nguyên nhân trẻ bị táo bón dù vẫn bú mẹ đầy đủ.

2.2. Dùng sữa công thức không phù hợp

Trong trường hợp mẹ không đủ sữa nuôi con, có thể sử dụng sữa công thức như là giải pháp thay thế để cung cấp dinh dưỡng cho bé. Thế nhưng, tại sao trẻ uống sữa công thức bị táo bón

Nếu sữa công thức chứa các thành phần khó tiêu, chẳng hạn như phân tử đạm sữa lớn, xử lý nhiệt nhiều lần trở nên biến tính hoặc sữa bị vón cục,… sẽ làm cho trẻ sơ sinh bị táo bón. Bên cạnh đó, việc pha sữa công thức không đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, ví dụ như pha sữa quá đặc cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.

2.3. Trẻ bú không đủ lượng sữa

Trẻ sơ sinh bú ít, lười bú cũng là một nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Bởi khi không nạp đủ lượng sữa, ngoài việc thiếu hụt dưỡng chất, trẻ còn bị thiếu nước. Cơ thể thiếu nước sẽ hấp thụ chất lỏng ở bất kỳ đâu trong cơ thể, thậm chí là phân và điều này làm cho phân thêm khô cứng. 

2.4. Trẻ bị táo bón không đi ngoài được do bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân táo bón sinh lý ở trẻ sơ sinh kể trên, đôi khi, táo bón ở trẻ còn có thể là do một số bệnh lý. Điển hình như tổn thương thực thể ở hệ tiêu hóa hoặc mắc phải dị tật bẩm sinh, bao gồm đại tràng phình to (bệnh Hirschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme), đều có nguy cơ gây ra tình trạng táo bón sớm ở bé.

3. Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao?

Nếu nhận thấy con đang có những biểu hiện táo bón, bố mẹ có thể áp dụng một số cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà sau:

3.1. Massage bụng cho bé 

Nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón? Đó là mẹ hãy thử massage bụng cho con. Đây là cách hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu mà không cần dùng thuốc. 

Cách xoa bụng cho trẻ bị táo bón như sau: Mẹ chỉ cần chụm 3 ngón tay giữa, đặt lên vùng bụng xung quanh rốn và xoa nhẹ theo chuyển động tròn quanh rốn khoảng 3 phút. Động tác massage này sẽ giảm tình trạng đầy bụng, giúp trẻ dễ chịu hơn.

3.2. Trẻ em bị táo bón phải làm sao? Cho trẻ tắm bằng nước ấm

Nếu con bị táo bón, các mẹ có thể thử cho trẻ tắm nước ấm. Nhiệt độ của nước sẽ giúp thư giãn các cơ hậu môn và trẻ đi tiêu dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể ngâm hậu môn của trẻ với nước ấm khoảng 5 – 10 phút, thực hiện 1 – 2 lần/ngày để giúp kích thích cơ vòng hậu môn.

3.3. Tạo thói quen cho bé đi tiêu đúng giờ

Để tránh tình trạng trẻ nhỏ bị táo bón, bố mẹ hãy tập thói quen cho bé đi tiêu đúng giờ. Bằng cách đi vào một giờ nhất định mỗi ngày, cụ thể là sau bữa ăn - khi nhu động ruột tăng cường hoạt động, có thể giúp bé đi ngoài dễ hơn, từ đó khắc phục táo bón hiệu quả.

Phụ huynh có thể kết hợp sử dụng tiếng “xi” nhằm giúp trẻ hiểu rằng, mỗi lần bố mẹ nói ra tiếng “xi”, tức là thời điểm chuẩn bị đại tiện.

3.4. Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ

Với những trẻ đang bú mẹ hoàn toàn, trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Lúc này mẹ nên ăn gì để bé dễ đi ngoài:

   • Tăng cường bổ sung chất xơ thông qua các loại rau xanh đậm (súp lơ xanh, cải xoăn, bắp cải, xà lách, bông cải xanh,) hoặc củ quả màu vàng cam (cà rốt, bí đỏ, ớt chuông, chuối).

   • Uống nhiều nước, từ 2 - 3 lít mỗi ngày để hỗ trợ duy trì nguồn sữa tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, giúp con đi tiêu dễ dàng với phân mềm xốp, không thô cứng gây đau rát và tổn thương hậu môn.

   • Bổ sung sữa chua thường xuyên để tăng cường lợi khuẩn, đồng thời tăng khối lượng chất xơ trong sữa mẹ cho trẻ.

Xem thêm: Tổng hợp các món cháo giúp bé dễ tiêu hóa

trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được

 

3.5. Kích thích trẻ vận động

Bé bị táo bón phải làm sao? Vận động là cách cải thiện và phòng ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh hiệu quả vì có tác dụng kích thích nhu động ruột. Bên cạnh đó, kích thích trẻ vận động thường xuyên còn giúp trẻ ngủ ngon, ngăn ngừa béo phì, bú giỏi…

Mẹ có thể kích thích con yêu vận động bằng bài tập đạp xe sau:

   • Mẹ đặt bé nằm xuống giường.

   • Nâng hai chân của bé lên di chuyển theo vòng tròn giống như đang đạp xe.

   • Nên cho bé thực hiện bài tập này mỗi ngày, mỗi lần khoảng 5-10 phút.

Trẻ bị táo bón lâu ngày có sao không?

Táo bón sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, tinh thần và trí não bởi lúc này trẻ sơ sinh khó hấp thụ các dưỡng chất. Hơn thế nữa, táo bón kéo dài có thể gây ra hàng loạt vấn đề nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh như nứt hậu môn, ứ phân, biếng bú…

 

4. Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh bị táo bón đến bác sĩ?

Trẻ bị táo bón nặng phải làm sao? Nếu đã áp dụng các cách cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ sơ sinh nhưng triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí kéo dài hơn một tuần, kèm theo dấu hiệu bất thường như nôn mửa, sốt cao, đi ngoài ra máu, sụt cân đột ngột thì lúc này, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức. Không nên xem nhẹ, trì hoãn vì táo bón kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ về sau. 

5. Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một vài thắc mắc của các mẹ bỉm khi con yêu bị táo bón:

5.1. Trẻ 4 tháng tuổi, 1 tuổi bị táo bón có nên dùng thuốc không?

Khi trẻ 4 tháng bị táo bón hay trẻ 1 tuổi bị táo bón, mẹ không nên tự ý mua thuốc về cho con uống mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng thuốc trị táo bón sai cách có thể gây rối loạn nhu động ruột, mất nước, mất điện giải, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

5.2. Trẻ bị nhiệt không đi ngoài được nên làm gì?

Đối với trường hợp trẻ bị nhiệt, nóng trong và táo bón thì bố mẹ nên bổ sung đủ nước cho con kết hợp tăng cường rau xanh/trái cây, đổi loại sữa công thức thanh mát tự nhiên cũng như cho trẻ thường xuyên vận động.

5.3. Trẻ mọc răng có bị táo bón không?

Trẻ mọc răng có thể bị táo bón. Vì khi mọc răng, phần nướu của con sẽ sưng đau khó chịu và làm cho trẻ lười bú sữa, lười ăn. Lâu dần khiến cơ thể thiếu chất xơ, thiếu nước và gây táo bón.

5.4. Trẻ uống DHA có bị táo bón không?

DHA là dưỡng chất rất quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ sơ sinh. Trẻ dưới 12 tháng tuổi cần bổ sung đủ 17mg DHA trên 100 kcal từ sữa mẹ, sữa công thức, các loại cá. Tình trạng trẻ bị táo bón khi uống DHA chỉ xảy ra khi con nạp quá nhiều DHA khiến hệ tiêu hóa chịu nhiều áp lực. 

>>> Xem thêm: DHA cho trẻ 2 tuổi: Cách bổ sung đầy đủ để con thông minh

Trẻ sơ sinh bị táo bón là tình trạng phổ biến, có thể xử lý tại nhà nếu không quá nghiêm trọng. Bố mẹ có thể tham khảo, lưu lại và áp dụng các cách khắc phục táo bón cho trẻ sơ sinh được gợi ý trên đây để giúp việc đi ngoài không còn là nỗi ám ảnh với bé. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón tái phát liên tục và kéo dài, không thuyên giảm, bố mẹ nên đưa bé đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ngay.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu: Nguyên nhân, cách xử trí hiệu quả

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu là một biểu hiện nguy hiểm, cần đặc biệt quan tâm và tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin hữu ích về tình trạng này cũng như cách xử trí hiệu quả.