Nhảy đến nội dung
cách nuôi dạy bé 1 tuổi trở lên

Cách nuôi dạy bé từ 1 tuổi trở lên ngoan ngoãn và lanh lợi

Nuôi dạy bé từ 1 tuổi trở lên như thế nào là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm. Bởi, nếu có cách nuôi dạy phù hợp sẽ tạo điều kiện cho bé phát triển tốt trí não và phát huy những tiềm năng của bản thân. Trong bài viết dưới đây, Friso giới thiệu cho cha mẹ cách giáo dục bé 1 tuổi trở lên ngoan ngoãn, lanh lợi. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Sự phát triển về tâm lý, nhận thức của bé từ 1 tuổi trở lên

Từ 1 tuổi trở lên là giai đoạn bé phát triển nhanh hơn về tâm lý và nhận thức. Điểm chung là con rất thích khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh cũng như có hứng thú với những điều mới mẻ.

Ngoài ra, bé 1 - 2 tuổi đã biết bắt chước hành động của người lớn, biết giả bộ hoặc biết tìm kiếm đồ vật được giấu đi. Ở giai đoạn 2 - 3 tuổi, bé biết cách thể hiện cảm xúc, sở thích và mong muốn cá nhân hơn. Trên 3 tuổi, bé ngày càng tò mò, thường xuyên đặt câu hỏi “tại sao”, “như thế nào”, “cái gì” cho cha mẹ; đồng thời, bé nhận thức được hành động đúng - sai trước khi làm một điều gì đó.

Như vậy, kể từ cột mốc 1 tuổi, bé đã có nhiều thay đổi trong tư duy, cảm xúc. Để giúp con phát triển tốt hơn về trí tuệ, cũng như trở nên ngoan ngoãn và lanh lợi sau này, cha mẹ nên áp dụng cách nuôi dạy con phù hợp ngay từ sớm.

Bài viết liên quan:

2. Lợi ích khi giáo dục sớm cho bé 1 tuổi trở lên

Nếu được tiếp xúc với môi trường giáo dục khoa học ngay từ sớm thì bé 1 tuổi trở lên có thể nhận được lợi ích như:

2.1. Kích thích chức năng não bộ

1 tuổi trở lên là giai đoạn não bộ phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, giáo dục sớm cho bé lúc này không chỉ kích thích hai nửa bán cầu mà còn tăng trưởng tế bào thần kinh, qua đó tăng cường khả năng tư duy, bồi dưỡng trí tuệ thông minh cho bé.

2.2. Hình thành kỹ năng tốt

Biết cách dạy bé 1 tuổi trở lên sẽ giúp con hình thành kỹ năng tốt như kỹ năng tự lập, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thích nghi hay kỹ năng kiểm soát cảm xúc.

2.3. Phát hiện và nuôi dưỡng tiềm năng

Thông qua nuôi dạy bé từ 1 tuổi trở lên ngay từ sớm, cha mẹ có thể phát hiện tiềm năng và thiên phú của con. Từ đó, có kế hoạch nuôi dưỡng, tạo điều kiện cho con phát triển đúng với năng lực của bản thân. 

2.4. Gắn kết tình cảm với cha mẹ

Quá trình giáo dục là thời điểm cha mẹ được đồng hành, theo dõi toàn bộ sự phát triển của bé. Điều này giúp kết nối tình cảm gia đình, cho bé được sống trong tình yêu thương, từ đó bé lớn lên với tâm hồn nhân ái, ứng xử chuẩn mực, thấu hiểu và quan tâm đến mọi người.

cách dạy con 1 tuổi

 

3. Cách nuôi dạy bé từ 1 tuổi trở lên ngoan ngoãn và lanh lợi 

Sau đây là cách giáo dục bé từ 1 tuổi trở lên thông minh, ngoan ngoãn được nhiều chuyên gia chia sẻ: 

3.1. Dạy con tập nói

Hầu hết các bé học được một từ vựng mới mỗi tuần trong giai đoạn 18 tháng đến 2 tuổi và có thể nói được 50 - 100 từ tuổi lên 2. Vì vậy đây là giai đoạn “vàng” để cha mẹ giúp con phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp linh hoạt. Phụ huynh có thể nói chuyện với bé thật nhiều, mô tả công việc đang làm cho bé nghe để con tiếp thu từ vựng đa dạng. 

Ngoài ra, cách dạy bé 1 tuổi trở lên tập nói thú vị hơn là chỉ vào đồ vật, phương tiện, màu sắc, cây cối, động vật và đọc tên cho bé. Nhờ vậy, bé có thể hiểu hơn về thế giới xung quanh. Cần lưu ý, cha mẹ không nên cho con tiếp xúc với ngôn ngữ từ tivi quá sớm vì điều này không có tính tương tác. Hãy trực tiếp trò chuyện để bé phát triển kỹ năng nói và lắng nghe hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm:

3.2. Dạy con thói quen tốt

Nên dạy bé 1 tuổi trở lên những gì? Đó là những thói quen tốt như chào hỏi, lễ phép với người lớn. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên tập cho bé ăn uống đúng giờ; tham gia làm việc nhà; vứt rác vào sọt hoặc dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong.

Tham khảo: Những loại đồ chơi phát triển trí tuệ cho trẻ 1 tuổi

dạy bé 1 tuổi những gì

 

3.3. Dạy con thấu hiểu cảm xúc bản thân

Cảm xúc có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhận thức của bé. Vì vậy, cha mẹ nên dạy con cách thấu hiểu và kiểm soát cảm xúc của bản thân. Ví dụ như nếu có bạn vô tình đụng phải bé, cha mẹ hãy giải thích con không nên khóc lóc hay giận dỗi vì bạn không hề cố ý.

Hoặc nếu được bạn chia sẻ bánh kẹo, hãy dạy con bày tỏ lòng biết ơn và chia sẻ lại để người bạn cảm thấy vui hơn. Đây cũng là cách nuôi dạy bé từ 1 tuổi trở lên cha mẹ cần lưu ý.

3.4. Dạy con đi đứng khéo léo

Bước qua cột mốc 1 tuổi, bé đã trở nên hiếu động, thích chạy - nhảy xung quanh. Vì vậy, không thể tránh tình trạng bé bị ngã, té đau. Lúc này, cha mẹ hãy nói với con không sao, hãy tự đứng lên và đừng khóc. Sau nhiều lần như vậy, bé có thể nhận thức đi đứng khéo léo và tránh tư thế làm cho bé ngã. 

3.5. Dạy con đọc sách

Để giúp bé hiểu hơn về thế giới xung quanh, cha mẹ nên dạy con đọc sách. Theo đó, hãy lựa chọn những quyển sách có hình ảnh minh họa tươi sáng, màu sắc rực rỡ để kích thích trí não và hứng thú của bé. Cha mẹ có thể lật từng trang sách cho bé quan sát, sử dụng ngón tay chỉ vào bức tranh và mô tả về hình ảnh trên đó cho bé nghe. 

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chỉ vào hình dáng chữ cái trong sách để giúp con nhận diện mặt chữ, nhờ vậy bé dễ dàng ghi nhớ và viết được bảng chữ cái sau này.

cách giáo dục trẻ 1 tuổi

 

3.6. Dạy con tính tự lập

Đáp án tiếp theo cho câu hỏi nên dạy bé từ 1 tuổi trở lên những gì đó chính là tính tự lập. Cha mẹ nên cho bé tự làm công việc như mặc quần áo, ăn uống, đánh răng và dọn dẹp mà không có hỗ trợ của người lớn. Tất nhiên trong giai đoạn đầu, bé có thể mắc lỗi nhưng cha mẹ đừng vội trách mắng. Hãy dành ra lời khuyên nhẹ nhàng, động viên để từ lần sau bé hoàn thành công việc tốt hơn, cũng như phát triển kỹ năng độc lập sau này.

3.7. Dạy con tránh xa mối nguy hiểm

Bé 1 tuổi trở lên rất thích khám phá, tìm hiểu về mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, con không thể phân biệt đâu là mối nguy hiểm nên tránh. Vì vậy, cha mẹ phải theo dõi và quan sát bé mỗi ngày. Khi thấy con leo - trèo linh tinh, hãy nhắc nhở con không được làm điều này. 

Hoặc, nếu bé có ý định chạm vào ổ điện, cha mẹ hãy giải thích nhẹ nhàng để lần sau bé không chạm vào nữa. Bên cạnh đó, phụ huynh nên mua dụng cụ bọc ổ điện hoặc cất đồ vật gây nguy hiểm lên cao, để đảm bảo an toàn cho bé. 

3.8. Dạy con cách lắng nghe

Một trong những bài học hữu ích khi nuôi dạy bé yêu từ 1 tuổi trở lên là dạy con lắng nghe. Đây là cách kiểm tra mức độ tập trung của bé. Thông thường, bé 1 tuổi dễ bị chi phối bởi môi trường xung quanh và hiếm khi tập trung vào một sự việc quá lâu. Vì vậy, trước khi yêu cầu bé làm điều gì, cha mẹ hãy chắc chắn là bé đang chú ý đến bạn. 

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng phải sử dụng từ ngữ đơn giản để bé dễ dàng tiếp thu. Nhờ vậy, giúp kỹ năng nghe của bé được cải thiện, cũng như tăng khả năng tập trung sau này.

dạy con 1 tuổi những gì

 

3.9. Dạy con cách xử lý vấn đề

Khi con gặp khó khăn, cha mẹ đừng vội hỗ trợ ngay. Thay vào đó, hãy khuyến khích bé suy nghĩ cách xử lý vấn đề. Điều này vừa kích thích não bộ hoạt động, vừa giúp bé tự rèn luyện khả năng thích nghi và ứng phó tốt trước thử thách. 

4. Một số lưu ý khi nuôi dạy bé từ 1 tuổi trở lên

Để quá trình giáo dục bé 1 tuổi đạt hiệu quả tốt, cha mẹ đừng bỏ qua 6 lưu ý quan trọng dưới đây:

4.1. Tương tác cùng với bé

Khi dạy bé từ 1 tuổi trở lên, tương tác là phương pháp cần thiết giúp bé phát triển kỹ năng nhanh chóng. Cha mẹ hãy trò chuyện, đối thoại với con thường xuyên theo chủ đề khác nhau. Hoặc cùng con chơi trò nhận biết con vật, đồ vật, xếp hình hoặc đếm số. Nhờ vậy, bé không chỉ hứng thú với học tập, mà còn tiếp thu dễ dàng và phát triển trí tuệ thông minh.

dạy bé 1 tuổi như thế nào

 

4.2. Tôn trọng bé trong quá trình nuôi dạy 

Nhiều cha mẹ có thói quen áp đặt suy nghĩ của bản thân lên con cái. Đây là cách giáo dục trẻ không khoa học vì có thể khiến bé đánh mất tự tin, cũng như gặp khó khăn khi đánh giá, xử lý vấn đề một cách khách quan. Thay vào đó, bạn nên tôn trọng, khuyến khích con thể hiện suy nghĩ và làm theo những gì con muốn - miễn là điều ấy đúng đắn. 

4.3. Nhẹ nhàng với bé 

Trong quá trình nuôi dạy bé từ 1 tuổi trở lên, cha mẹ nên sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng, không nên trách mắng vì trẻ em dễ bắt chước lời nói của người lớn. Đến khi thói quen được hình thành thì muốn con thay đổi cũng là vấn đề khó khăn.

4.4. Khen ngợi nỗ lực của con

Khi con đạt được một thành tựu, ví dụ như học thêm từ vựng mới, cha mẹ hãy khen ngợi rằng “con đã cố gắng thật nhiều”. Lúc này, lời khen của cha mẹ không chỉ giúp bé tự tin và cảm thấy tự hào về bản thân, mà còn tạo động lực để bé cố gắng làm mọi việc tốt hơn sau này. 

4.5. Cùng con khám phá thế giới

Trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, bé rất thích tham gia vào cuộc phiêu lưu mới. Vì thế, cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con được khám phá thế giới xung quanh, bằng cách đưa con đi bảo tàng, siêu thị, công viên hoặc sở thú. Nhờ vậy, bé có thể học hỏi những điều mới mẻ từ cuộc sống muôn màu đấy!

cách dạy trẻ 1 tuổi thông minh

 

4.6. Tăng cường dinh dưỡng cho bé 

Với sở thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, mỗi ngày bé yêu có thể tiếp xúc với rất nhiều tác nhân gây hại. Do đó, cha mẹ cần lưu ý chế độ ăn uống của con cần đầy đủ dưỡng chất (chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất) để con có nhiều năng lượng học hỏi cũng như hỗ trợ tăng cường miễn dịch, bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt đừng quên cho trẻ uống đủ sữa mỗi ngày bởi đây là nguồn dinh dưỡng dồi dào hỗ trợ trẻ phát triển tốt về trí não, thể chất và khỏe mạnh.
 

trẻ 1 tuổi cần dạy những gì

 

Như vậy, cha mẹ đã nắm rõ bí quyết nuôi dạy bé từ 1 tuổi trở lên như thế nào để con thông minh, lanh lợi ở bài viết trên đây. Trong quá trình giáo dục, ngoài tương tác và tôn trọng bé, cha mẹ cũng phải lưu ý về chế độ dinh dưỡng. Hãy cho bé tiếp thu nguồn dưỡng chất tự nhiên, khoa học để giúp con vừa khôn lớn khỏe mạnh, vừa phát triển trí tuệ thông minh, cũng như có nhiều năng lượng để khám phá thế giới.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ 3 tuổi nên học gì

Trẻ 3 tuổi nên học gì để thông minh lớn khôn và khỏe mạnh?

Giai đoạn 3 tuổi là cột mốc đánh dấu nhiều sự phát triển mới của trẻ, cả về thể chất và trí tuệ. Trẻ tò mò nhiều hơn và thích tìm tòi, khám phá về thế giới xung quanh. Chính vì vậy, bố mẹ hãy tận dụng thời điểm “vàng” này để dạy trẻ thành thạo hơn về ngôn ngữ cũng như các thói quen tốt và hoàn thiện tính cách. Vậy trẻ 3 tuổi nên học gì? Hãy cùng tìm hiểu các bài học giúp bé thông minh lớn khôn và khỏe mạnh hơn qua bài viết dưới đây nhé!