Mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới do đâu và cách khắc phục
Thai tháng thứ 8 (tuần thứ 29-32) là thời điểm mà thai nhi đã phát tri.... read more
Không ít mẹ bầu thắc mắc thai 30 tuần nặng bao nhiêu kg? Thai nhi ở độ tuổi này có kích thước bằng cỡ trái dưa hấu nhỏ, nặng khoảng 1400g và tiếp tục tăng thêm khoảng 200 - 400g mỗi tuần. Ngoài cân nặng, chỉ số thai nhi 30 tuần thay đổi như sau:
• Chiều dài từ đầu đến mông khoảng 27,4cm.
• Chiều dài xương đùi khoảng 57mm.
• Đường kính lưỡi đỉnh khoảng 76cm.
• Chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân khoảng 40cm.
Ở tuần 30 của thai kỳ, ngoài tăng trưởng về cân nặng làm cho lớp mỡ dưới da bé được tích trữ nhiều, da dẻ bé căng và má phúng phính hơn thì các cơ quan của bé dần được hình thành và hoàn thiện.
Chẳng hạn như bé đã có thể tự mình quay đầu sang hai bên. Tay và chân của bé đã đủ khỏe, vì vậy đôi khi những hành động như đạp, nhào lộn của bé có thể làm mẹ thức giấc hoặc cảm thấy đau.
Ngoài ra ở tuần 30 thai kỳ, mẹ có thể cảm nhận được cử động phản ứng của con với âm thanh nhờ thính lực của bé đã phát triển. Thị lực của con cũng được cải thiện rõ ràng; khi siêu âm mẹ có thể quan sát thấy hai mí của bé đã biết nhắm-mở. Về não bộ, những vết rãnh (vết lõm) được hình thành thay cho bề mặt nhẵn trước đó, tạo tiền đề cho con phát triển trí thông minh sau này.
Chu kỳ thức ngủ của thai nhi 30 tuần tuổi là tầm 45 - 90 phút. Nếu bé đang ngủ, mẹ sẽ cảm nhận bé ít cử động hơn. Tốt nhất, mỗi ngày mẹ nên đếm cử động thai 3 lần, nhất là sau mỗi bữa ăn. Bé cử động trên 4 chuỗi trong một giờ được xem là bình thường. Trường hợp bé đạp ít, yếu hoặc có gì khác thường khiến mẹ không yên tâm, hãy đến gặp bác sĩ kiểm tra ngay.
Không chỉ quan tâm đến cân nặng thai nhi 30 tuần, trọng lượng của mẹ bầu cũng cần đạt chuẩn để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, mức tăng cân của mẹ ở tuần thai 30 cần theo sát chỉ số trung bình BMI. Cụ thể công thức tính chỉ số này như sau:
Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao x chiều cao] (m)
Theo đó:
• BMI < 18,5: Mẹ thiếu cân, cân tăng từ 12 - 18kg trong cả thai kỳ.
• 18,5 < BMI < 24,9: Mẹ có cân nặng bình thường, nên tăng từ 11 - 15kg trong cả thai kỳ.
• 25 < BMI < 29,9: Mẹ thừa cân, nên tăng 6 - 11kg trong cả thai kỳ.
• BMI > 30: Mẹ thuộc nhóm béo phì, nên tăng từ 5 - 9kg trong cả thai kỳ.
Mẹ bầu nên theo dõi cân nặng thường xuyên, cần tăng phù hợp, tăng cân nhiều hay tăng cân ít đều không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
>> Xem thêm: Bà bầu không tăng cân có sao không?
Tình trạng tăng cân không đúng chuẩn sẽ dẫn đến những vấn đề thường gặp:
• Thai nhi thiếu cân: Điều này có thể dẫn đến hậu quả trẻ bị chậm phát triển, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, hạ đường huyết,...
• Thai nhi quá cân: Cân nặng thai nhi 30 tuần tăng quá mức không chỉ khiến việc sinh nở của mẹ trở nên khó khăn mà trẻ sinh ra có thể bị các chứng suy tim, suy hô hấp,...
• Mẹ bầu tăng cân nhanh và mất kiểm soát: Có nguy cơ gặp biến chứng xấu như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, cũng như gặp khó khăn trong quá trình sinh nở.
• Mẹ bầu tăng cân quá ít hoặc thậm chí mang thai tháng cuối không tăng cân: Có thể làm trẻ bị chậm tăng trưởng hoặc mắc các dị tật bẩm sinh, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ tăng cân ít dẫn đến nguy cơ chuyển dạ sớm, trẻ sinh ra có vấn đề về suy hô hấp, suy dinh dưỡng,...
Để hành trình thai kỳ suôn sẻ, con sinh ra khỏe mạnh, tăng trưởng tốt, mẹ bầu đừng quên những bí quyết “vàng” sau đây:
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cần được thiết kế khoa học, cân bằng, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Trong đó, không thể thiếu thực phẩm chứa nhiều protein và chất béo để xây dựng các tế bào, hình thành và hoàn thiện não cho trẻ, cũng như tạo năng lượng cần thiết cho mẹ.
Ngoài ra, cần duy trì các nguồn cung cấp vitamin A (có trong sữa, bơ,...), B (ngũ cốc) và D ( lòng đỏ trứng, cá). Đồng thời, bổ sung thêm các dưỡng chất như, axit folic, sắt (rau xanh), canxi (sữa),...
Song song đó, để đảm bảo cân nặng thai nhi 30 tuần ổn định, mẹ đừng quên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và hạn chế ăn những món dầu mỡ, chiên rán.
>> Xem thêm: Mẹ bầu nên ăn gì để con tăng cân đạt chuẩn?
Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng, thay vì ăn nhiều trong 3 bữa chính, mẹ bầu nên chia bữa ăn thành nhiều cữ. Mẹ có thể ăn 3 bữa chính kết hợp với 3 bữa phụ kèm theo. Đây là bí quyết không chỉ giúp mẹ có đủ năng lượng, cung cấp lượng dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi mà còn giảm lượng đường trong máu, hạn chế mỡ thừa hình thành. Đồng thời, cách ăn uống này cũng là giải pháp hiệu quả cho những mẹ kén ăn trong thai kỳ.
Sự hỗ trợ dinh dưỡng tối đa từ sữa bầu không chỉ tiếp thêm năng lượng cho mẹ mà còn xây dựng nền tảng vững chắc, hỗ trợ thai nhi phát triển đạt chuẩn.
Trong các sản phẩm sữa bầu trên thị trường hiện nay, Frisomum Gold được nhiều mẹ tin chọn sử dụng suốt thời gian thai kỳ. Sữa mang đến hệ dưỡng chất đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết như Axit Folic, Canxi, DHA, vitamin B12, vitamin D, Sắt… tạo nền tảng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Trong đó DHA và ARA hỗ trợ bé phát triển não bộ và mắt, Axit Folic giúp phát triển hệ thần kinh và ngăn ngừa tỷ lệ dị tật ống thần kinh. Chưa hết, với hàm lượng cao Canxi, vitamin D cùng các khoáng chất khác trong sữa Frisomum Gold, mẹ an tâm thai nhi hình thành và phát triển xương, răng chắc khỏe ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho trẻ, Frisomum Gold còn chứa Magie và các vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng hỗ trợ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, làm dịu hệ thần kinh. Nhờ vậy, giúp mẹ có thêm nhiều năng lượng và giảm căng thẳng, mệt mỏi trong thai kỳ.
Sữa Frisomum Gold còn “ghi điểm” khi có chỉ số đường huyết thấp (GI=25), giúp mẹ an tâm sử dụng mà vẫn kiểm soát cân nặng ổn định, hạn chế béo phì và tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, với hương vị thanh nhạt dễ uống và có 2 mùi hương cam tự nhiên và vani thanh mát, mẹ cứ “vô tư” uống ngon mà không sợ nghén.
Mẹ nên ưu tiên luyện tập những động tác nhẹ nhàng như đi bộ để điều hòa hơi thở, tăng cường hoạt động tuần hoàn máu và tiêu hóa. Ngoài ra, bơi cũng là môn thể thao có lợi cho cơ bắp, giúp mềm khớp và cải thiện hô hấp. Dù vậy, mẹ bầu nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ để phòng tránh tình trạng đau nhức lưng, chuột rút,... khi luyện tập thể thao.
Mẹ nên đo lường trọng lượng mỗi tuần vào buổi sáng, theo dõi chỉ số BMI để kiểm soát sức khỏe của mẹ và con. Bên cạnh đó, cũng nên khám thai định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ để “ngắm nhìn” sự phát triển của bé yêu, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường (nếu có).
Nhìn chung, chỉ số cân nặng thai nhi 30 tuần tuổi sẽ cho mẹ biết nhiều thông tin về sức khỏe của con. Vì vậy, mẹ đừng quên theo dõi chỉ số này và xây dựng chế độ ăn uống khoa học để tăng cân đạt chuẩn, giúp bé yêu phát triển tốt và mẹ có thai kỳ khỏe mạnh nhé!