Chọn sữa nào dễ tiêu hóa cho bé phát triển khỏe mạnh, mẹ an tâm?
Với các bé không được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn thì sữa công thức là .... read more
Nôn trớ là tình trạng trẻ bị ọc cặn sữa ra miệng sau khi ăn sữa. Theo đó, trẻ bị nôn trớ có thể do các nguyên nhân như: ăn sữa quá no hoặc không đúng tư thế, mắc các bệnh lý nội khoa hoặc ngoại khoa (tiêu chảy, hẹp phì đại môn vị,...).
Khi trẻ nôn trớ thường xuyên, thức ăn hoặc nước dãi từ dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, phổi. Từ đó làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị khó thở hoặc viêm phổi.
Theo căn cứ khoa học, mẹ có thể áp dụng các cách gợi ý dưới đây để hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ:
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên còn rất non nớt, thường xuyên gặp phải các rối loạn tiêu hóa. Để trang bị chiếc bụng khỏe cho con, đồng thời đảm bảo trẻ nhận được đầy đủ dưỡng chất, mẹ nên dặm thêm những sản phẩm sữa giúp con dễ tiêu hóa và hấp thu.
Với sữa Friso® Gold, bé dễ tiêu hóa và hấp thu tốt các dưỡng chất bởi sản phẩm sở hữu Quy Trình Xử Lý Chỉ 1 Lần Nhiệt duy nhất, từ đó giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên. Đồng thời, bụng của bé cũng được êm dịu, giúp con có những giấc ngủ ngon nhờ nguồn sữa mát từ giống bò thuần chủng châu Âu. Cùng với đó là hương vị thanh nhạt tự nhiên, hạp khẩu vị trẻ do sản phẩm hoàn toàn không chứa đường sucrose.
>> Mẹ có thể tìm mua sữa Friso® Gold chính hãng cho bé yêu TẠI ĐÂY nhé.
Để khắc phục tình trạng nôn trớ ở trẻ, mẹ lưu ý cho con ăn sữa đúng cách. Đồng thời, giữa các cữ sữa, mẹ nên thực hiện vỗ ợ hơi cho trẻ khoảng 10 - 15 phút để đẩy khí dư ra ngoài, giúp hạn chế tình trạng nôn trớ.
Một trong những cách chữa nôn trớ ở trẻ là cho con ăn sữa đúng theo nhu cầu. Vì kích thước dạ dày còn nhỏ, nên trẻ không thể tiếp nhận lượng sữa nhiều trong một cữ. Do đó, mẹ nên chia nhỏ thành nhiều cữ sữa nhằm giúp con tránh bị nôn trớ và dễ tiêu hóa hơn.
Vì dạ dày của trẻ còn nằm ngang nên khi con nằm ngay sau khi ăn, sữa rất dễ bị trào ngược, dẫn đến nôn trớ. Bởi thế, thay vì để con nằm ngay sau khi ăn sữa, mẹ nên bế trẻ, có thể kết hợp vỗ ợ hơi để giảm nôn trớ.
Khi nhắc đến các cách trị nôn trớ ở trẻ, không thể thiếu giải pháp massage bụng cho con. Theo đó, mẹ dùng tay massage nhẹ nhàng quanh rốn để xoa dịu dạ dày, giúp con cảm thấy dễ chịu hơn và cải thiện nôn trớ hiệu quả.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo các mẹo dân gian hỗ trợ trị nôn trớ ở trẻ được chia sẻ trong bài viết này. Tuy nhiên, những cách chữa nôn trớ ở trẻ theo dân gian dưới đây chưa được kiểm chứng hiệu quả và an toàn. Vì thế, mẹ nên cân nhắc, hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
Theo mẹo dân gian, phụ huynh có thể dùng gạo lứt để giảm tình trạng ọc sữa ở trẻ. Theo đó, mẹ rang vàng gạo lứt, sau đó cho vào nồi nhỏ đã thêm ½ chén sữa và ½ ly nước ấm. Sau đó, mẹ đun nhỏ lửa đến khi nồi còn một nửa lượng nước so với ban đầu rồi tắt bếp. Sau khi nước nguội, mẹ cho trẻ uống nước gạo lức 2-3 lần/ngày.
Dân gian lưu truyền mẹo chữa nôn trớ ở trẻ bằng gừng tươi kết hợp với mật ong có công dụng xoa dịu đường tiêu hóa của trẻ. Để thực hiện, mẹ gọt vỏ, rửa sạch gừng tươi và vắt lấy nước cốt. Tiếp đến, mẹ pha nước gừng và mật ong rồi khuấy đều. Sau đó, mẹ cho trẻ uống khoảng 2-3 lần mỗi ngày.
Khi trẻ mới bị ọc sữa những ngày đầu, mẹ có thể áp dụng mẹo đun đọt tre với nước sôi ( 7 đọt với bé trai và 9 đọt với bé gái) để cải thiện tình trạng này. Sau khi để nguội nước đọt tre, mẹ hãy cho trẻ uống thay cho nước lọc.
Nước vo gạo (nhất là gạo trắng) có thể khắc phục tình trạng trẻ bị nôn trớ, ọc sữa. Theo đó, mẹ cho vào nồi 1 bát gạo trắng và 2 bát nước sạch. Sau khi đun sôi, mẹ lọc nước hoặc lấy phần tinh bột đọng bên dưới để cho trẻ uống.
Theo mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ, mẹ có thể sử dụng hạt thì là để xoa dịu đường tiêu hóa nhạy cảm của trẻ. Để thực hiện, mẹ đun sôi nước với 1 thìa cà phê hạt thì là trong tầm 10 phút. Sau đó, mẹ rót nước ra ly để nguội và cho trẻ uống 3 - 4 lần/ngày.
Theo dân gian, lá bạc hà có công dụng hỗ trợ trị ọc sữa ở trẻ. Vì thế, mẹ có thể xay nhuyễn một ít lá bạc hà đã rửa sạch và chắt lấy nước cốt. Sau đó, mẹ pha nước bạc hà với một ít nước chanh rồi khuấy đều, cho trẻ uống.
Trong các mẹo chữa nôn trớ ở trẻ, nhiều người chia sẻ kinh nghiệm sử dụng dầu hoa oải hương. Theo đó, mẹ cho vài giọt dầu lên gối hoặc khăn ăn của con. Việc này giúp trẻ có thể ngửi được mùi thơm của dầu và giảm tình trạng ọc sữa.
Bài viết trên đây giúp mẹ biết thêm về các mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ. Tuy nhiên, tốt nhất, khi thấy con thường xuyên bị nôn trớ, có dấu hiệu bị chững cân, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra và có giải pháp điều trị phù hợp nhé.