5 hoạt động giúp phát triển kỹ năng sống của bé kể từ khi chào đời
Phát triển kỹ năng sống của bé kể từ khi chào đời là việc cần thiết và.... read more
Nhiều mẹ nghĩ đối với trẻ cần nghiêm khắc để uốn nắn. Tuy nhiên, trẻ sẽ khó hiểu ra vấn đề và không muốn “hợp tác” với mẹ lâu dài. Không những thế, quá nghiêm khắc đôi khi còn ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển về tâm lý lẫn sức khỏe của trẻ. Do đó, nếu mẹ quá cứng rắn, trẻ sẽ:
Trẻ chưa thể phân biệt được rõ ràng đúng sai, thật giả nên thường sẽ cảm thấy sợ hãi mỗi khi bị mẹ trách phạt. Nếu điều này lặp đi lặp lại thường xuyên, tâm lý của trẻ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, trẻ sẽ trở nên thiếu tự tin hoặc cảm thấy bản thân yếu kém. Một số trẻ lại có dấu hiệu phản kháng với các yêu cầu của mẹ.
Một đứa trẻ khi vừa chào đời sẽ rất ít sợ một thứ hay một người nào đó, nỗi sợ chỉ ngày càng gia tăng khi trẻ bắt đầu nhận thức được và luôn bị gieo vào đầu những câu dọa nạt như: “bà kẹ bắt cóc”, “đến bác sĩ bị tiêm đau”, “cảnh sát sẽ nhốt những em bé không ngoan”… Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy không an toàn, ảnh hưởng đến tâm lý, cũng như hạn chế khả năng chủ động trong cuộc sống sau này. Thậm chí nguy hiểm hơn, nếu trẻ có bị bệnh hoặc bị lạc cần sự giúp đỡ, con cũng sẽ không dám đi khám bác sĩ hay đến cầu cứu đồn cảnh sát vì trong đầu trẻ luôn bị ám ảnh nỗi sợ từ những câu nói của người lớn.
Khi thường xuyên gặp áp lực, sợ hãi, trung khu thần kinh của trẻ dễ bị tác động nội tiết, kích thích mạnh làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ, thể chất, dễ khiến trẻ hay cảm thấy lo âu, suy nghĩ.
Có thể bạn quan tâm:
Thấu hiểu, sẻ chia và đồng hành cùng con là cách tốt nhất để giúp bé phát triển nhân cách hoàn thiện hơn. Có rất nhiều phương pháp dạy con ngoan ngoãn, chịu hợp tác cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng như:
Cha mẹ càng nói nhiều, nói vòng vo, thúc giục sẽ càng khiến bé cảm thấy khó hiểu và muốn “chống đối” hơn. Vì thế, khi muốn con hiểu chuyện, hãy nói thẳng vào vấn đề một cách nghiêm túc, không có thái độ đùa giỡn hoặc nuông chiều để trẻ hiểu và nhận thức được điều mình cần làm.
Khi trẻ làm sai, điều cha mẹ cần làm chính là nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu mình đã sai chỗ nào và hướng dẫn trẻ sửa chữa sai lầm chứ không nên nhắc đi nhắc lại lỗi của con.
Điều này sẽ giúp trẻ ý thức về trách nhiệm của mình trong mỗi việc con làm và phấn đấu hoàn thành chúng một cách nhanh chóng hơn.
Điều cuối cùng nên nhớ trong “công cuộc” dạy con đó chính là cha mẹ không nên nóng vội. Khi muốn con làm một điều gì đó hoặc nhận ra lỗi sai, hãy ở bên cạnh kiên nhẫn chỉ bảo, đồng hành cùng con để con cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ và mạnh dạn phát triển một cách tự nhiên nhất.