Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột: Triệu chứng và giải pháp
Nhiễm trùng đường ruột trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không chỉ ảnh hưởng sức .... read more
Trẻ sơ sinh nôn trớ là hiện tượng các chất trong dạ dày của trẻ như sữa, dịch dạ dày… bị đẩy ra ngoài một phần hoặc hoàn toàn từ hầu họng ra ngoài miệng do sự co bóp của cơ dạ dày cùng các cơ thành bụng. Tình trạng nôn trớ xảy ra ở cả trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa công thức do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trẻ hay bị nôn trớ có thể do các nguyên nhân sau:
Nôn trớ là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ càng nhỏ thì càng dễ bị nôn trớ. Theo đó, có đến 20 - 50% trẻ sơ sinh bị trớ sữa sau khi bú và thường tự khỏi khi con được 6 - 12 tháng tuổi.
Nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh thường không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Nếu trẻ vẫn bú tốt, tăng cân đều, không bị khó chịu thì mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu nôn trớ do nghi ngờ do bệnh lý, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Khi nhìn thấy con bị nôn trớ, mẹ hãy bình tĩnh và xử lý theo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Mẹ nghiêng đầu trẻ sang một bên để tránh con bị sặc chất nôn. Sau đó làm sạch miệng, họng và mũi bằng cách quấn khăn gạc vào ngón tay, thấm sạch chất nôn.
Bước 2: Mẹ khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng giúp trẻ ho ra những chất nôn còn bên trong họng.
Bước 3: Lau sạch cổ và người trẻ bằng nước ấm, rồi thay đồ mới cho con.
Bước 4: Khi trẻ đã hết nôn trớ, mẹ cho con uống nước ấm hoặc Oresol (nên có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ) và cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình một cách từ từ. Không dùng thuốc chống nôn khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Bước 5: Mẹ ru trẻ ngủ để con nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng.
Bước 6: Tiếp tục theo dõi tình trạng nôn trớ của con.
Vỗ lưng:
Ấn ngực:
Để giảm tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều lần trong ngày, mẹ cần chú ý đến 6 điều sau:
Mẹ cho trẻ bú sữa chầm chậm, đủ cữ và không ép con bú thêm khi đã no. Nếu con bú sữa không nhiều, mẹ hãy chia thành nhiều cữ nhỏ trong ngày để con nhận được đủ lượng sữa, đồng thời hạn chế làm căng quá mức dạ dày. Ở mỗi đứa trẻ sẽ có nhu cầu bú sữa khác nhau, khoảng 14 cữ ngày đầu, 10 cữ trong tuần đầu và 8 cữ sau tháng đầu.
Xem thêm: Những dấu hiệu bé bú không đủ sữa
Với trẻ bú bình, mẹ cần nghiêng bình để sữa lấp đầy núm vú. Hơn nữa núm vú cũng cần được thiết kế chỉ chảy sữa ra khi trẻ mút. Như vậy trẻ có thể bú hết sữa mà không nuốt phải không khí vào dạ dày.
Với trẻ bú sữa mẹ, mẹ nên bế trẻ ở tư thế cao đầu, bú ở bầu vú bên trái trước sau đó chuyển sang bên phải. Cách này giúp sữa có thể đi xuống dạ dày suôn sẻ và không gây trào ngược, nôn trớ.
Sau khi trẻ bú sữa no, mẹ khoan hãy cho con nằm ngay, thay vào đó nên vỗ ợ hơi nhẹ vào phần lưng để đẩy bớt lượng khí trong bụng và bế con thẳng đứng trong 15 - 30 phút. Khi cho trẻ nằm, mẹ đặt phần đầu của trẻ cao hơn dạ dày để tránh gây trào ngược.
Mẹ nên cho con mặc quần áo co giãn thoải mái, thoáng mát và đừng quên nới rộng băng quấn tã khi trẻ bú no để không làm chèn ép thành bụng và dạ dày của con nhé.
Để bụng của con dễ chịu và ít bị nôn trớ hơn, mẹ có thể massage quanh vùng rốn nhẹ nhàng để giảm sự co bóp ở dạ dày. Song song cũng nên massage bụng theo hướng đi của khung đại tràng để kích thích nhu động ruột hoạt động, tăng tiết dịch, giảm chướng bụng, nôn trớ.
>Xem thêm: Hướng dẫn mẹ massage bụng cho trẻ
Nếu loại sữa đang dùng khiến trẻ bị khó tiêu và hay nôn trớ, các mẹ nên xem xét đổi sữa cho con. Trong đó, ưu tiên sữa có chứa đạm mềm nhỏ tự nhiên, ít trải qua gia nhiệt nhiều lần sẽ giúp con dễ tiêu, hạn chế tình trạng nôn trớ sữa và các vấn đề tiêu hóa khác.
Nôn trớ đi cùng triệu chứng khó ngủ, vặn mình ban đêm có thể là do trẻ bị thiếu canxi. Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung canxi đúng cách cho trẻ.
Trong trường hợp trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều, kèm theo các biểu hiện bất thường dưới đây, mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và xử lý kịp thời:
Bài viết trên là các thông tin về trẻ hay bị nôn trớ. Hiểu được nguyên nhân, cách xử lý và ngăn ngừa hiện tượng nôn trớ ở trẻ nhỏ sẽ giúp cha mẹ chăm sóc con tốt hơn. Qua đó, giúp con nhận đầy đủ dinh dưỡng để có nền tảng phát triển khỏe mạnh.