Nhảy đến nội dung
cách massage cho trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì, kiêng gì để con dễ đi tiêu?

Thông thường, sữa mẹ khá dễ tiêu nên bé thường ít khi bị táo bón khi bú mẹ hoàn toàn. Thế nhưng do “chất” và “lượng” sữa có vấn đề nên dù đang bú mẹ thì trẻ vẫn có nguy cơ bị táo bón. Vậy trẻ bú mẹ bị táo bón, mẹ nên ăn gì để “mát” sữa và giúp con dễ đi ngoài hơn?

1. Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

Ngay cả khi bụng đang khó chịu thì các bé sơ sinh cũng chỉ có thể quấy khóc, không thể biểu lộ rõ ràng cho mẹ biết được. Vì thế, nhận biết sớm các dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh rất quan trọng để có cách xử lý kịp thời, giúp trẻ giảm sự khó chịu.

Các dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh:

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón dù đang bú sữa mẹ

Trước khi tìm hiểu “mẹ ăn gì để con không bị táo bón”, chúng ta hãy điểm qua những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón dù vẫn đang bú mẹ.

Tình trạng táo bón thường xuất hiện ở giai đoạn bé chuyển từ bú mẹ sang sữa ngoài hoặc ăn dặm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, táo bón vẫn xảy ra ở trẻ đang bú mẹ bởi các nguyên nhân sau:

2.1 Trẻ không bú đủ lượng sữa mẹ

Sữa mẹ đóng vai trò như chất lỏng giúp phân mềm đi qua ruột thuận lợi. Chính vì thế, nếu bé đi tiêu và tiểu ít, đồng thời không tăng cân theo tiêu chuẩn, rất có thể nguyên nhân làm trẻ bú mẹ vẫn bị táo bón là do không bú đủ lượng sữa mẹ

2.2 Vấn đề bệnh lý

Nhiễm trùng có thể khiến trẻ giảm cảm giác thèm bú, thậm chí dẫn đến nôn ói, tiêu chảy hoặc táo bón. Ngoài ra, các bệnh lý về đường tiêu hóa (GI), ví dụ như bệnh Hirschsprung cũng sẽ gây ra táo bón.

2.3 Tâm lý

Trẻ sơ sinh cũng có thể có thể bị căng thẳng do tiếp xúc với môi trường mới, đi du lịch, thay đổi thời tiết… Sự căng thẳng này khiến bé có xu hướng nhịn đi đại tiện. Song song đó, hăm tã cũng là nguyên nhân làm bé nhịn đại tiện do những khó chịu mà tình trạng này gây ra.

2.4 Chế độ ăn uống của mẹ có vấn đề

Chế độ ăn uống của mẹ có thể ảnh hưởng đến cả chất lượng và số lượng của sữa. Vì thế, nếu muốn sữa mẹ có đủ cả lượng và chất cho con bú, mẹ nên ăn đầy đủ và đa dạng chất dinh dưỡng, uống đủ nước, tránh những kiêng khem không đúng khoa học.

3. Mẹ ăn gì để con không bị táo bón?

Đối với trẻ bú mẹ, khi con bị táo bón mẹ nên bổ sung những loại thực phẩm sau:

3.1. Trái cây, rau củ

Chất xơ có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón rất tốt. Vì thế mẹ nên tích cực bổ sung những nhóm thực phẩm giàu chất xơ để làm”mát” sữa, từ đó giúp bé cải thiện tình trạng táo bón. Trong đó nhóm trái cây, rau củ là nguồn chất xơ tuyệt vời mà mẹ nên tăng cường vào chế độ ăn của mình. 

Một điểm cộng khác là nhóm trái cây, rau củ được biết đến là giàu vitamin và khoáng chất, giúp tăng chất lượng sữa của mẹ. Đặc biệt, các loại rau xanh đậm (rau cải, xà lách, bông cải xanh,...) hoặc củ quả vàng cam đậm (cà rốt, bí đỏ, ớt chuông,...) sẽ khiến sữa mẹ “chất lượng” hơn nhờ có nhiều beta - caroten. Đây là tiền chất của vitamin A giúp trẻ tăng trưởng và phòng bệnh về mắt. 

Xem thêm: Tham khảo thực đơn cho bé bị táo bón

mẹ ăn gì để con bú không bị táo bón

 

3.2. Thịt, cá, trứng, sữa 

Mẹ ăn gì để con hết táo bón? Để sữa có đủ “lượng và chất”, mẹ cần cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng cho bản thân. Nguyên nhân là do trước đó cơ thể của người mẹ đã huy động các chất dinh dưỡng để sản xuất sữa non trong những tháng cuối của kỳ thai và tiếp tục bài tiết sữa để nuôi con ngay sau khi sinh… Vì thế, nếu không tăng cường thêm năng lượng và các chất dinh dưỡng, mẹ sẽ không “sản xuất” đủ sữa. Và khi không đủ sữa mẹ để bú, bé yêu sẽ rất dễ bị táo bón.

Theo các chuyên gia, năng lượng của bà mẹ cho con bú trong 6 tháng đầu tăng hơn so với bình thường 500 - 600 calo. Trong đó, tổng số protein mà mẹ cần nạp lên 79g/gam ngày.

Để đảm bảo có đủ sữa cho bé yêu bú, mẹ nên nạp đủ protein mà cơ thể cần thông qua thịt, cá, trứng và sữa. Trong đó mẹ cần lưu ý là lượng protein động vật nên đạt ≥ 30% tổng số protein mà mẹ nạp vào.

3.3. Dầu thực vật, dầu cá, một số loại cá mỡ

Để giúp mẹ “sản xuất” đủ sữa nhưng không bị tăng cân, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên sử dụng các chất béo lành mạnh có trong cá hồi, cá mòi, cá ngừ đại dương. Không chỉ cung cấp năng lượng cho mẹ để mẹ về nhiều sữa, các chất béo này còn rất quan trọng cho sự phát triển tối ưu trí não và thị lực về sau của bé. Vì thế, các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh là gợi ý không thể bỏ qua đối với câu hỏi “trẻ bú mẹ bị táo bón mẹ nên ăn gì?”

mẹ ăn gì cho bé bú dễ đi cầu

3.4 Các loại hạt nguyên cám nguyên vỏ

Một số hạt nguyên cám, nguyên vỏ chứa nhiều chất xơ và ít sắt có thể hỗ trợ giảm táo bón ở trẻ sơ sinh. Do vậy, mẹ nên bổ sung các loại hạt như bột yến mạch, ngũ cốc lúa mạch, gạo lứt, hạt mè đen, hạt quinoa, hạt chia,... vào chế độ ăn hàng ngày nhé. 

3.5. Nạp đủ chất lỏng cho cơ thể

Bên cạnh bổ sung những dưỡng chất cần thiết thông qua thực phẩm, mẹ cũng cần uống đủ nước (nước chín, sữa, nước trái cây, xúp...) 1,5 lít đến 2 lít/ngày để tăng sự trao đổi chất, giúp sữa về nhiều cũng như phòng ngừa táo bón cho bản thân. Đồng thời, mẹ cũng cần tránh sử dụng chất kích thích như trà hay cà phê, hạn chế các gia vị nặng mùi. Những nhóm này có khả năng làm thay đổi mùi sữa khiến bé “chê” sữa mẹ, dẫn đến bé không bú đủ và bị táo bón.

4. Các loại thực phẩm mẹ nên kiêng để con không bị táo bón

Ngoài tìm hiểu trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì, các chị em cũng cần tránh ăn những thực phẩm sau để hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón của con nhanh chóng: 

4.1. Thức ăn cay nóng

Các loại thức ăn cay với nhiều gia vị như ớt, tiêu, cà ri có tính nóng, dễ gây táo bón cho cả mẹ và bé. Không chỉ vậy, ăn quá nhiều thức ăn cay nóng còn là yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ. Một số món ăn cay nóng mà mẹ nên tránh như mì cay, lẩu thái, bún thái, bạch tuộc xào cay,...

4.2. Đồ ăn chứa sắt

Chế độ ăn của mẹ nhiều sắt cũng có thể làm cho trẻ bú mẹ bị táo bón. Sắt có trong cả thực vật (đậu, trái cây kho, cải xoăn, cải bẹ, bông cải xanh) và động vật (thịt bò, thịt gia cầm, nghêu, sò, gan động vật). Tốt nhất, mẹ chỉ nên nạp 10 - 30mg sắt/ngày, tùy vào khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Ngoài ra, mẹ có thể gặp bác sĩ để được hướng dẫn bổ sung sắt đúng cách trong bữa ăn.

Xem thêm: Một số loại thực phẩm gây táo bón cho trẻ mẹ cần tránh

mẹ kiêng ăn gì để con không táo bón

 

4.3. Thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sữa mẹ. Đồng thời, cũng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của trẻ, làm cho quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn, dẫn đến tình trạng táo bón. Do vậy, mẹ nên kiêng ăn những món nhiều chất béo, dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên, bánh rán, pizza,...

4.4. Đồ uống chứa chất kích thích

Các loại đồ uống chứa chất kích thích như trà hay cà phê, có thể làm thay đổi mùi sữa khiến bé “chê” sữa mẹ, dẫn đến bé không bú đủ và bị táo bón. Vì vậy mà mẹ nên tránh những loại đồ uống này. 

5. Các lưu ý khác để giảm táo bón cho trẻ sơ sinh bú mẹ

Ngoài thay đổi chế độ dinh dưỡng khi cho con bú, mẹ cũng cần chú ý một vài điều sau để cải thiện tình trạng táo bón của trẻ.

  • Cho trẻ bú đủ lượng sữa, nếu trẻ bú ít có tăng thêm cữ bú. Điều này giúp đảm bảo trẻ được cung cấp đủ sữa, đủ nước để hạn chế táo bón. 
  • Massage bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ lúc bụng đói, 1 - 2 lần/ngày và 5 - 10 phút/lần.
  • Cho con nằm ngửa và di chuyển chân như đạp xe, giúp kích thích nhu động ruột và đi ngoài dễ dàng hơn. 
  • Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị đúng cách nếu tình trạng táo bón kéo dài hoặc có các biểu hiện như khóc nhiều khi đi tiêu, sốt, nôn mửa, bụng cứng và sưng đau,...

Bài viết trên là các thông tin giải đáp cho thắc mắc trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì. Nhìn chung, trẻ bị táo bón trong thời gian bú mẹ tuy hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống, massage bụng cho trẻ cũng như đưa con đi thăm khám nếu táo bón không cải thiện nhé. 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
bé 6 tháng biết làm gì

Bé 6 tháng biết làm gì? 7 cột mốc phát triển quan trọng

Thời gian trôi qua thật nhanh chóng. Mới ngày nào con vừa chào đời, giờ đây đã được 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm con yêu đã phát triển kỹ năng vận động linh hoạt, nhận thức tốt hơn, cũng như bắt đầu tập ăn thức ăn rắn hơn sữa mẹ. Ngoài ra, bé 6 tháng biết làm gì thêm nữa? Cha mẹ hãy cùng với Friso tiếp tục khám phá 7 cột mốc phát triển của bé, cũng như cách nuôi dưỡng con khỏe mạnh ở độ tuổi này nhé!