Nhảy đến nội dung
trẻ 20 tháng biết làm gì

Trẻ 20 tháng biết làm gì: Khám phá sự phát triển các kỹ năng

Bước sang tháng thứ 20, thiên thần nhỏ của bố mẹ có sự thay đổi vượt bậc về thể chất lẫn trí tuệ. Chính vì vậy, việc hiểu rõ trẻ 20 tháng biết làm gì rất quan trọng, vì sẽ giúp các bậc phụ huynh có cách giáo dục và chăm sóc con phù hợp. 

1. Khám phá sự phát triển thể chất, vận động, ngôn ngữ, nhận thức và cảm xúc của trẻ khi được 20 tháng tuổi

Mời bố mẹ cùng Friso tìm hiểu những cột mốc phát triển quan trọng của trẻ 20 tháng tuổi nhé!

1.1. Phát triển về thể chất và vận động

Chạm mốc 20 tháng tuổi, bố mẹ dễ dàng nhận thấy con yêu có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về cân nặng và chiều cao. Tuy nhiên, các thông số này sẽ khác nhau ở bé trai và bé gái. Vậy trẻ 20 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg và cao bao nhiêu cm? Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sự phát triển về thể chất trẻ 20 tháng lần lượt như sau:

   • Bé gái: Trẻ nặng khoảng 10.6kg và cao khoảng 82.7cm. 

   • Bé trai: Trẻ nặng khoảng 11.3kg và cao khoảng 81.3cm. 

>> Tham khảo thêm: Bảng cân nặng, chiều cao của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chi tiết nhất

trẻ 20 tháng biết làm gì

 

Không chỉ vậy, bố mẹ còn khá bất ngờ khi trẻ 20 tháng có thể vận động ‘linh hoạt’ hơn. Con có thể đi vững vàng trên đôi chân bé xíu, thậm chí là chạy thật nhanh về phía bố mẹ khi nghe gọi tên. Chưa hết, trẻ còn học được cách leo cầu thang từng bước chậm rãi và giữ thăng bằng với một chân mà không cần bố mẹ giúp đỡ.

1.2. Phát triển về ngôn ngữ

Trẻ 20 tháng biết làm gì? Đó là con có thể nói tròn vành rõ chữ một số từ đôi quen thuộc như “ba ơi”,“mẹ ơi”. Đồng thời, phát âm các câu đơn đơn giản (khoảng 4 - 5 từ) với vốn ngôn ngữ khoảng 50 từ. Nhưng nhìn chung, vẫn các câu nói của con vẫn còn khá lủng củng và khó hiểu.

Trẻ 20 tháng tuổi chưa biết nói, bố mẹ phải làm sao? 

Dù đã 20 tháng nhưng nhiều trường hợp trẻ vẫn chưa thể nói, làm bố mẹ lo lắng liệu rằng con có chậm nói hay không. Tuy nhiên, giai đoạn trẻ nhỏ hoàn thiện ngôn ngữ mạnh mẽ kéo dài từ 12 đến 36 tháng. Cho nên, ở giai đoạn 20 tháng tuổi, sau khi loại bỏ các nguyên nhân bệnh lý như vấn đề về thính giác, khiếm khuyết khoang miệng hay lưỡi, nếu trẻ vẫn chưa phát âm được thì bố mẹ cũng đừng quá lo lắng, bởi con chỉ nói chậm hơn các bạn đồng trang lứa một chút mà thôi. 

Để thúc đẩy khả năng ngôn ngữ của trẻ, phụ huynh hãy dành nhiều thời gian trò chuyện cùng con và khuyến khích con lặp lại theo những gì bố mẹ nói nhằm mở rộng vốn từ mỗi ngày.  

 

1.3. Phát triển về nhận thức và cảm xúc

Thiên thần nhỏ 20 tháng tuổi rất thích cảm giác ở cạnh bố mẹ và người thân. Vì thế, con thường quấy khóc, lo sợ nhiều nếu phải xa cách bố mẹ dù chỉ một phút. Hơn thế nữa, trẻ có nhận thức về “chủ quyền bản thân” nên sẽ xuất hiện các biểu hiện khóc lóc, nhăn nhó, ăn vạ hay lăn ra sàn khi có ai đó chạm vào đồ chơi, quần áo của mình thường xuyên.  

2. Vậy trẻ 20 tháng biết làm gì? Các cột mốc quan trọng bé đạt được

Dưới đây là tổng hợp những điều mới mẻ mà trẻ 20 tháng tuổi có thể làm được:

   • Trẻ có thể đi vững hoặc chạy, cũng như học cách bước lên bậc thang và đi lùi. Thêm nữa là đứng bằng một chân trong lúc bám vào tường hoặc ghế.

   • Trẻ biết nói vài từ đôi đơn giản và thích đưa ra câu hỏi cho bố mẹ.

   • Lắc đầu từ chối kèm biểu cảm khó chịu khi không thích điều gì đó.

   • Bắt chước hành động của bố mẹ.

   • Thích lắng nghe và trò chuyện với mọi người xung quanh.

   • Sợ cảm giác xa cách người thân trong gia đình.

   • Biểu cảm gương mặt đa dạng hơn như nhăn nhó, xị mặt khi buồn hay đôi mắt rạng rỡ, miệng cười toe toét khi vui.

3. Cách chăm sóc và giáo dục trẻ 20 tháng tuổi phát triển toàn diện

Để hỗ trợ con yêu phát triển tốt, phụ huynh cần biết cách chăm sóc và giáo dục trẻ phù hợp. Sau đây là những thông tin về dinh dưỡng, giấc ngủ và những kỹ năng nên dạy cho trẻ 20 tháng: 

3.1. Thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho trẻ với đa dạng món ăn

Trẻ 20 tháng tuổi nên ăn đủ 3 bữa chính và 2 bữa phụ một ngày. Trong đó, bữa chính cần kết hợp đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng từ 4 nhóm chất cơ bản như chất bột đường (trong cơm, nui, gạo, bún…), chất đạm (có trong cá, trứng, hải sản…), chất béo (từ bơ, hạt chia, dầu oliu…) và vitamin & khoáng chất (trong trái cây, rau củ…). Còn bữa phụ, mẹ có thể thay đổi liên tục các món như trái cây, sữa chua, ngũ cốc… để bữa ăn của con trở nên phong phú và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

trẻ 20 tháng biết làm gì 1

3.2. Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Theo đó, trong lúc ngủ sâu, hormone tăng trưởng liên tục tiết ra, giúp con tăng trưởng về thể chất. Không chỉ vậy, ngủ đủ giấc còn tạo điều kiện cho trẻ phát triển trí não tốt, phấn khởi, hoạt bát vào ngày hôm sau.

Trẻ 20 tháng tuổi cần ngủ đủ khoảng 13 giờ/ngày, chia thành 1 giấc ngủ sâu vào ban đêm từ 11-12 giờ và giấc ngủ trưa ngắn từ 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng. Để trẻ ngủ êm giấc, bố mẹ có thể cho trẻ tắm nước ấm thư giãn trước khi ngủ, tạo không gian ngủ yên tĩnh và ấm áp, đọc sách hoặc kể chuyện cho trẻ, tạo thói quen đi ngủ đúng giờ…

>> Tìm hiểu thêm: Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh mỗi ngày là bao nhiêu?

3.3. Cùng trẻ tham gia các hoạt động kỹ năng

Ngoài quan tâm chế độ ăn uống và nghỉ ngơi, dạy trẻ cách ứng xử hay chơi cùng con cũng rất quan trọng. Vì thông qua những tương tác này, bố mẹ có thể giúp con phát triển tư duy, trí thông minh và có thêm các kỹ năng bổ ích: 

   • Tập vẽ: Qua việc học vẽ, bố mẹ có thể dạy con nhận diện và phân biệt màu sắc, cũng như tập phát âm tên gọi các màu. Đồng thời, kích thích tư duy sáng tạo của con khi con tự mình pha trộn màu theo ý thích.

   • Chơi xếp khối: Các hành động cầm, nắm, rút và di chuyển các khối sẽ giúp bé rèn luyện khả năng điều khiển bàn tay và ngón tay linh hoạt.

   • Làm việc nhà: Là một hoạt động có rất nhiều ý nghĩa tuyệt vời như giúp con biết sống tự lập, biết san sẻ công việc cùng bố mẹ và thỏa mãn tính tò mò, hiếu động của con.

   • Đọc sách và trò chuyện cùng bé: Giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng lắng nghe, nói, ghi nhớ và tưởng tượng.

   • Dạy trẻ nói “cảm ơn” và “xin lỗi”: Dạy con cách cư xử chuẩn mực tạo nền tảng cho con trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn, vâng lời sau này.

   • Dạy trẻ tập đếm: Có rất nhiều cách giúp trẻ học đếm số như lặp lại từng con số theo bố mẹ, tập đếm thông qua số lượng đồ vật, nhận diện từng mặt số…

Trên đây là những thông tin giải đáp trẻ 20 tháng biết làm gì. Hy vọng qua đây, các bậc phụ huynh có thể nắm vững từng “nấc thang” trưởng thành của con, để hỗ trợ cho con yêu phát triển tốt nhất.

 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
bé 2 tháng tuổi bị táo bón

Nguyên nhân và cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Bé 2 tháng tuổi bị táo bón mặc dù không phải là tình trạng hiếm gặp nhưng vẫn khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Hãy cùng Friso tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi qua bài viết dưới đây nhé.