Nhảy đến nội dung
cách massage cho trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ 3 tháng bị táo bón: Mẹ cần làm gì để con hết bị táo bón?

Tình trạng trẻ 3 tháng bị táo bón kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, còi xương, biếng ăn,... Vậy cha mẹ cần làm gì để con hết bị táo bón? Hãy cùng Friso tìm các giải pháp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa cho con trong bài viết sau đây nhé!

1. Trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón do đâu?

Trẻ 3 tháng tuổi gặp phải tình trạng táo bón có thể do các nguyên nhân sau đây:

1.1. Trẻ bú ít, lười bú

Với trẻ sơ sinh, lượng nước trong cơ thể chủ yếu được đáp ứng từ nguồn sữa mẹ. Vì thế, trẻ bú ít, lười bú làm cơ thể bị mất nước, khiến phân bị vón cứng lại. Từ đó dẫn đến quá trình đào thải phân trở nên khó khăn và gây ra táo bón.

1.2. Chế độ dinh dưỡng của mẹ không đảm bảo

Với trẻ bú sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của con yêu. Đây cũng là lý do nếu mẹ có thói quen ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng, ít rau xanh, trái cây, uống ít nước,... thì trẻ sẽ bị táo bón. 

1.3. Sữa công thức khó tiêu, đã qua xử lý nhiệt nhiều lần

Nguyên nhân trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón có thể do sữa công thức trẻ uống có thành phần đạm biến tính, khó tiêu hóa. Trong khi hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu, gặp khó khăn khi xử lý đạm khó tiêu, khiến con bị táo bón thường xuyên.

Xem thêm: Nguyên nhân trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị táo bón

1.4. Trẻ có vấn đề sức khỏ

Trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón cũng có thể xuất phát từ lý do con mắc các bệnh lý như suy giáp trạng, phình đại tràng, hoặc hệ tiêu hóa bị tổn thương,...

2. Dấu hiệu trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón

Mẹ cần lưu ý nếu con có dấu hiệu này thì trẻ đang mắc chứng táo bón:

  • Tần suất đi ngoài ít đi, trung bình 3-5 ngày mới đi 1 lần.
  • Phân khô cứng, vón cục, rời rạc, xuất hiện vết nứt, rãnh sần sùi trên bề mặt.
  • Trẻ có biểu hiện đỏ mặt, gồng mình, rặn mạnh khi đi tiêu.
  • Khi sờ lên bụng trẻ, mẹ thấy bụng căng cứng do tình trạng đầy hơi, chướng bụng.

3. Trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón phải làm sao?

Để khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ 3 tháng tuổi, mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

3.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ

Nếu trẻ 3 tháng bị táo bón do bú mẹ thì mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng. Vậy trẻ bị táo bón, mẹ nên ăn gì để con dễ đi ngoài? Mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, tốt cho nhuận tràng như như rau xanh (rau cải, bông cải xanh, xà lách,..), trái cây (cà rốt, bí đỏ,...), trứng, dầu thực vật,...

3.2. Tăng cường các cữ bú cho con

Nếu thấy con bị táo bón, mẹ nên tăng cường cữ bú cho trẻ. Theo đó, trẻ 3 tháng tuổi cần được đáp ứng đủ lượng sữa theo nhu cầu là khoảng 60 – 120ml, tương đương 5 – 6 cữ bú.

3.4. Cho trẻ vận động nhẹ nhàng kết hợp massage bụng

Mẹ nên khuyến khích trẻ vận động nhẹ nhàng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng massage bụng cho con nhiều lần trong ngày, trong khoảng 3 phút/lần. Cụ thể, mẹ sử dụng 3 ngón tay của mình thực hiện xoa xung quanh phần rốn của con với lực nhẹ vừa đủ. Hoạt động này sẽ giúp phần thức ăn khó tiêu trong bụng trẻ dần mềm ra và dễ dàng thải phân ra ngoài.

3.5. Sử dụng men vi sinh hoặc thuốc trị táo bón theo chỉ định của bác sĩ

Mẹ có thể cho con sử dụng thuốc hoặc men vi sinh trị táo bón. Nhưng với điều kiện tất cả đều phải được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhi.

4. Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Mẹ nên đưa bé 3 tháng tuổi bị táo bón đi gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu như: diễn biến bệnh lâu ngày, đã thay đổi sữa công thức, chế độ ăn uống của mẹ mà không cải thiện, trẻ bỏ bú, quấy khóc liên tục,...

Trẻ 3 tháng bị táo bón là nỗi băn khoăn của nhiều cha mẹ. Vì thế, nếu con yêu gặp tình trạng này, phụ huynh nên theo dõi tìm ra nguyên nhân để có hướng khắc phục giúp con thoải mái hơn. Ngoài ra, nếu con có các dấu hiệu kể trên thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị kịp thời.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao

Bé bị tiêu chảy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Trẻ bị tiêu chảy có dấu hiệu mất nước và điện giải. Nếu không được chữa bệnh kịp thời, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó, khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị phù hợp, giúp con được phục hồi nhanh chóng.