Mách bạn sữa cho trẻ táo bón tốt nhất hiện nay
Khi chọn sữa cho trẻ táo bón, bố mẹ nên ưu tiên sản phẩm có nhiều chất.... read more
Khi bước sang tháng thứ 3, mẹ có thể cảm nhận rõ rệt sự tăng trưởng về cân nặng và chiều cao của bé. Quần áo sơ sinh có thể không còn mặc vừa nữa và mẹ phải chuyển sang cho bé mặc cỡ lớn hơn.
Theo đó, trong giai đoạn này, cân nặng và chiều dài trung bình của trẻ 3 tháng tuổi dao động khoảng:
• Bé trai nặng khoảng 6,4 kg; dài 61,4 cm.
• Bé gái nặng khoảng 5,9 kg; dài 59,8 cm.
Nếu trẻ không đạt tiêu chuẩn về tăng trưởng, bố mẹ nên cho trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.
Bên cạnh sự tăng trưởng cơ thể, mẹ sẽ thấy con ngày càng “mạnh dạn” hơn với các hoạt động tương tác xã hội. Cùng khám phá xem trẻ 3 - 4 tháng tuổi biết làm gì nào:
Các cơ của của trẻ 3 tháng tuổi đã phát triển tương đối khỏe và dần trở nên cứng cáp hơn, đặc biệt là cơ cổ. Bạn có thể nhận thấy giờ đây đầu của trẻ đã giữ ổn định hơn mà không còn lắc lư như trước. Đặc biệt, khi được đặt nằm sấp hay lật, bé sẽ nâng đầu lên cao một góc 45 độ hoặc dùng sự hỗ trợ của tay để đẩy người lên cao một chút.
Một cột mốc đáng nhớ của sự phát triển ở trẻ 3 tháng tuổi đó là có thể thay đổi tư thế, quay đầu hướng về phía có âm thanh như nơi có tiếng nhạc, tiếng chuông điện thoại reo hay khi bố mẹ đang nói chuyện,…
Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì? Kết quả cuộc nghiên cứu của tiến sĩ Michael Lewis (thuộc Viện nghiên cứu về giáo dục New Jersey) cho biết, vào giai đoạn này trẻ đã biết ghi nhớ và nhận biết sự khác nhau giữa các khuôn mặt.
Trẻ sẽ mỉm cười và “ê a” khi thấy gương mặt của bố mẹ, ông bà hay những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Ngược lại, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, sợ hãi và bật khóc khi tiếp xúc với người lạ.
Càng lớn, cảm xúc của trẻ 3 tháng tuổi sẽ càng bộc lộ đa dạng hơn. Khi nhìn thấy mẹ hoặc vật gì đó yêu thích, bé sẽ thể hiện sự phấn khích qua ánh mắt tràn ngập niềm vui. Khi không vừa ý thì sẽ “giả vờ” nhăn mặt, mếu máo để được mẹ ôm ấp, vỗ về và khi sợ hãi sẽ lập tức đòi mẹ chứ không nằm một mình như trước.
Cùng với sự thay đổi biểu cảm trên khuôn mặt, trẻ còn biết mỉm cười đáp lại khi trò chuyện hoặc chơi đùa cùng bố mẹ. Do đó, trong khi chơi với con, bạn nên tạo ra nhiều âm thanh và nét mặt khác nhau để tăng sự tương tác, giúp bé thêm vui vẻ.
Biết giao lưu với người thân bằng cách phát ra một vài tiếng thì thầm như gahs, ohs, guhs và oos hoặc búng tay chân liên tục, thậm chí bật cười thành tiếng… là giải đáp cho thắc mắc trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì. Trong thời gian này, bố mẹ nên tích cực “hóng chuyện”, giao tiếp cùng bé để góp phần tăng khả năng lắng nghe và quan sát của con.
Nếu như trước kia, trẻ gặp nhiều khó khăn để xác định vị trí, kích thước và hình dạng của vật thì bây giờ trẻ 3 tháng tuổi đã bắt đầu có thể nhận biết các vật thể cách xa từ 20 - 38cm rõ ràng. Không chỉ vậy, con cũng có thể nhìn theo các đồ vật chuyển động, hoặc quan sát xung quanh mà không phải đảo mắt qua lại.
Trẻ 3 tháng tuổi cũng bắt đầu học được cách phối hợp tay - mắt. Cụ thể là bé có thể phối hợp chuyển động của tay với thứ mà chúng nhìn thấy, ví dụ nhìn thấy một món đồ chơi và với lấy nó. Mặt khác, bé sẽ nắm lấy mọi thứ trong tầm mắt nên bố mẹ đừng ngạc nhiên hay khó chịu khi con liên tục nắm tóc, nhổ râu, kéo áo của mình nhé.
Cuối cùng, đáp án cho câu hỏi trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì là trẻ đã biết điều khiển đôi tay của mình để với lấy đồ vật, cầm nắm đồ chơi, vỗ tay, đập tay xuống sàn… để thu hút sự chú ý của mọi người.
Bằng một số hoạt động đơn giản dưới đây, mẹ có thể kích thích con phát triển mọi giác quan:
• Gọi tên trẻ thường xuyên: Hãy gọi tên trẻ trong khi nói chuyện, chơi đùa hoặc lồng ghép vào bài hát với giai điệu vui tươi để giúp bé nhận biết tốt hơn.
• Thực hành tư thế hỗ trợ đầu: Đặt bé ngồi vào lòng, lưng bé dựa vào đùi bạn là tư thế giúp hỗ trợ cho vùng lưng và cổ còn non nớt của trẻ phát triển cứng cáp hơn.
• Cho con với lấy đồ chơi khi nằm sấp: Đây là cách giúp tăng cường sức mạnh cho phần thân trên của bé. Bạn chỉ việc đặt bé nằm sấp và để vài món đồ chơi, đồ vật có màu sắc rực rỡ để khuyến khích bé đưa tay ra nắm lấy chúng.
• Hướng dẫn trẻ quan sát vật chuyển động: Bằng cách lăn quả bóng, đẩy ô tô đồ chơi trước mặt để bé tập quan sát và theo dõi vật chuyển động.
>> Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi để trẻ phát triển khỏe mạnh.
Để em bé 3 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh và an toàn, mẹ đừng quên tham khảo một số lưu ý sau:
Thời kỳ tăng trưởng nhảy vọt của bé thường rơi vào thời điểm 3 - 6 tháng tuổi, với sự phát triển có thể diễn ra ngay cả khi bé đang ngủ. Thế nên, mẹ nên lưu ý đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé.
Mẹ nên tăng cường ăn các thực phẩm kích sữa như chân giò, đu đủ, thịt bò, tăng cường các loại rau xanh (rau ngót, rau đay) và trái cây (cam, quýt, chuối). Đồng thời nghỉ ngơi hợp lý để tạo nguồn sữa mẹ dồi dào, chất lượng cho con.
Giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Do đó, mẹ nên tập thói quen ngủ ngoan cho bé từ sớm, bằng cách đặt bé vào nôi hay giường ngay khi xuất hiện dấu hiệu buồn ngủ: Chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp hay quầng dưới mắt thâm lại. Đồng thời, phòng ngủ của trẻ nên đảm bảo yên tĩnh, có lượng ánh sáng phân bổ phù hợp để giấc ngủ được sâu và chất lượng hơn.
>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh mỗi ngày ngủ bao nhiêu tiếng?
Mẹ có thể hỗ trợ sự phát triển não bộ của trẻ bằng những cách đơn giản như chơi các trò ú òa, làm các cử chỉ hay biểu cảm thú vị để bé cười. Hoặc có thể hát và trò chuyện với trẻ bằng nhiều tông giọng cao thấp. Trong quá trình kể chuyện, có thể gán tên trẻ vào nhân vật bất kỳ để trẻ có thể nghe thấy cái tên đó với nhiều tình huống khác nhau.
Những đồ vật sắc nhọn như dao, kéo thuốc, nước nóng… nên đặt ngoài tầm với của trẻ. Bởi ở 3 tháng tuổi, trẻ có thể cho tất cả những gì mà con nắm được đưa vào miệng, hoặc quăng vứt lung tung rất nguy hiểm.
Dưới đây giải đáp một số thắc mắc cho mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi:
Câu trả lời là rồi, nhiều trẻ vào khoảng 2 - 3 tháng sau khi chào đời đã có khả năng lật người từ ngửa thành úp.
>>> Tham khảo thêm: Bé mấy tháng biết lật và những lưu ý dành cho mẹ
Cách bế trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi chuẩn nhất là bế theo hướng nghiêng hoặc thẳng đứng (bế vác), bằng cách dùng một tay đỡ phần đầu và cổ, tay còn lại giữ mông, áp sát ngực bé vào vai mẹ.
Lưu ý: Cổ và các cơ ở lưng của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, vì thế mẹ hạn chế tư thế bế thẳng đứng quá lâu.
Ở mốc 3 tháng tuổi, tổng thời gian ngủ trong ngày của trẻ cần đạt khoảng 14 - 16 giờ mỗi ngày. Trong đó, số giờ ngủ chia thành 10 giờ vào ban đêm và 6 giờ vào ban ngày (thường là ba giấc ngủ cách quãng).
Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã nắm được trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì rồi. Đây là giai đoạn trẻ có nhiều sự thay đổi lớn trong nhận thức và nhu cầu vận động. Chính vì thế, bố mẹ hãy nghiên cứu và kiên trì thực hiện các hoạt động hỗ trợ tốt nhất về cả thể chất lẫn tinh thần, cũng như xây dựng giờ giấc sinh hoạt khoa học cho trẻ nhé!