Cách nuôi dạy bé từ 1 tuổi trở lên ngoan ngoãn và lanh lợi
Nuôi dạy bé từ 1 tuổi trở lên như thế nào là vấn đề được nhiều cha mẹ .... read more
Khò khè ở trẻ là hiện tượng phát ra âm thanh lạ mỗi lần hít thở, thường xuyên xảy ra khi trẻ đang say giấc. Tình trạng này sẽ xuất hiện nếu phế quản bị co thắt đột ngột (hoặc sưng, phù nề…) khiến cơ thể tiết dịch nhiều bất thường, gây ứ đọng và tắc nghẽn cuống phổi hay phế quản.
Có rất nhiều tác nhân làm cho trẻ bị khò khè ở cổ họng như:
Khi vô tình tiếp xúc với những tác nhân dễ gây dị ứng (như bụi bẩn, lông thú cưng, phấn hoa…), cơ thể tăng cường tiết ra nhiều dịch nhầy hơn bình thường nhằm đẩy chúng ra khỏi đường thở. Tuy nhiên, cơ thể trẻ chưa có cơ chế tự làm sạch cổ họng hiệu quả như người lớn, nên dịch nhầy liên tục tích tụ lại, lâu ngày dẫn đến tắc nghẽn khiến trẻ sổ mũi khò khè.
Hệ hô hấp của trẻ nhỏ khá non nớt nên vào thời điểm chuyển mùa, vi khuẩn/virus gây cảm cúm hoặc cảm lạnh dễ dàng tấn công. Từ đó dẫn đến tình trạng sưng viêm và kích thích tiết nhiều đờm hơn nên trẻ có khả năng thở khò khè, có đờm rất cao.
Nhiễm trùng đường hô hấp là tình trạng viêm nhiễm lớp niêm mạc cơ quan hô hấp trên (*) do vi khuẩn, virus được giữ lại tại lông nhỏ, lông mao hoặc dịch nhầy ở mũi trong lúc hít thở gây ra. Các biểu hiện rõ nhất của bệnh là hắt hơi, thở khụt khịt, sổ mũi, nóng sốt…
(*) Cơ quan hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản.
Nếu có một lượng chất dịch dạ dày đi ngược trở lại thực quản (thường do uống quá nhiều sữa trong một bữa) và trẻ hít phải thì có thể gây kích ứng, sưng phù đường hô hấp. Điều này sẽ khiến trẻ khò khè có đờm.
Trẻ bị ho sổ mũi thở khò khè còn đến từ nhiều nguyên nhân khác như có dị vật trong đường hô hấp, viêm amidan cấp tính, có khối u ở phổi, mắc bệnh lý tim mạch, xuất hiện mạch máu bất thường…
Cha mẹ cần biết cách phân biệt tiếng khò khè với tiếng thở do tắc mũi để biết hướng khắc phục phù hợp.
Trong đó, khò khè là tiếng hít thở có âm sắc hơi trầm, tương tự như tiếng ngáy và nghe rõ hơn khi trẻ thở ra. Còn tiếng thở vì tắc mũi giống như tiếng khụt khịt, không liên tục, gây ra bởi dịch mũi bịt kín cơ quan hô hấp trên. Khi ấy, phụ huynh có thể hỗ trợ làm thông thoáng đường thở cho con tại nhà bằng cách nhỏ 2 - 3 giọt nước muối. Nếu trẻ thực sự chỉ bị cảm vặt, nghẹt mũi thông thường thì tiếng thở sau khi làm sạch thì tình trạng sẽ được cải thiện.
Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan vì tình trạng con thở khò khè nếu không được chăm sóc đúng cách và kéo dài nhiều ngày thì vẫn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tùy theo tình trạng sức khỏe và âm thanh phát ra khi trẻ thở mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Do đó, cha mẹ nên theo dõi để đưa trẻ đi thăm khám và phát hiện kịp thời các vấn đề sức khỏe nếu có.
> Xem thêm: Trẻ bị ọc sữa và thở khò khè: Nguyên nhân và cách khắc phục.
Khi nhận thấy trẻ bị sổ mũi thở khò khè thì cha mẹ nên thực hiện những điều sau giúp con cảm thấy thoải mái hơn:
Thứ nhất, theo dõi sát sao và lắng nghe nhịp thở của trẻ:
Phụ huynh cần áp sát tai vào mũi, miệng trẻ để lắng nghe cách hít thở và phát hiện sớm tình trạng gắng thở, ngưng thở (nếu có). Kèm theo đó, cha mẹ đừng quên quan sát màu sắc da, theo dõi cân nặng và chiều cao để nhận định mức độ nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu trẻ mũi khò khè và có thêm các triệu chứng thở nhanh, rút lõm lồng ngực, sốt, bỏ bú… thì cha mẹ nên ngay lập tức đưa con đến bác sĩ để thăm khám, tìm cách trị khò khè cho trẻ phù hợp thay vì tự ý xử trí tại nhà.
Thứ hai, vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý:
Nếu nguyên nhân trẻ thở khụt khịt hay khò khè không phải vì bệnh lý, phụ huynh có thể giúp con hít thở thoải mái, ngủ ngon hơn bằng cách vệ sinh mũi. Cụ thể, cha/mẹ đặt trẻ nằm ngửa, hơi nghiêng đầu trẻ sang một bên, rồi lấy bình nước muối xịt mũi chuyên dụng, giữ song song với mũi và ấn xịt vài giọt vào mỗi bên lỗ mũi. Sau cùng, cha/mẹ nâng cao đầu của trẻ lên để dịch nhầy chảy ra ngoài dễ dàng và lau sạch lại bằng khăn giấy mềm.
> Hướng dẫn phụ huynh 5 cách rửa mũi cho trẻ tại nhà an toàn.
Thứ ba, bù nước cho trẻ đầy đủ:
Cách chữa khò khè có đờm ở trẻ hiệu quả là tiếp tục cho con uống sữa như bình thường. Điều này không chỉ giúp bù nước, bù chất điện giải mà còn cung cấp thêm chất lỏng để làm loãng dịch nhầy tích tụ ở đường thở nhanh chóng. Hơn nữa, các khoáng chất, vitamin trong sữa sẽ hỗ trợ tăng cường sức đề kháng của trẻ trước vi khuẩn, virus gây hại.
70% các cơ quan tạo miễn dịch cho trẻ nằm ở đường ruột (hay hệ tiêu hóa). Vậy nên, tiêu hóa khỏe là nền tảng quan trọng giúp bé cải thiện đề kháng tự nhiên, nhờ vậy bảo vệ cơ thể trước những tác nhân ảnh hưởng đến hô hấp gây ra hiện tượng khò khè, cảm vặt…
Với trẻ, sữa là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng chính yếu cho trẻ. Do đó, nếu con đang dùng thêm sữa công thức, phụ huynh nên lưu ý chọn sản phẩm chứa đạm mềm nhỏ giúp trẻ dễ tiêu hóa. Kết hợp cùng bảng thành phần giàu dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa như HMO, Probiotics và GOS giúp gia tăng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và gia tăng đề kháng tự nhiên cho bé yêu.
Thấu hiểu nỗi lo chưa biết chọn sữa nào tốt cho trẻ, giới thiệu đến mẹ phiên bản Friso Gold Pro mới. Không chỉ kế thừa nguồn sữa cao cấp; thành phần đạm sữa nhỏ, mềm, tự nhiên nhờ quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần để trẻ tiêu hóa dễ dàng, hấp thu dưỡng chất nhanh chóng từ Friso Gold, mà sản phẩm còn có thêm nhiều dưỡng chất tăng đề kháng đường ruột.
Điển hình là BioPro+ bao gồm Probiotic, GOS và HMO, tạo điều kiện tăng lợi khuẩn đường ruột, từ đó tăng đề kháng tự nhiên và phòng ngừa bệnh vặt. Ngoài ra, sản phẩm được nhập khẩu 100% nguyên đai nguyên kiện từ Hà Lan, có thể truy xuất nguồn gốc nhanh chóng khi cần thiết nên cha mẹ có thể an tâm về chất lượng.
> Xem thêm: 9 cách tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giảm ốm vặt hiệu quả.
Không tự ý cho trẻ uống thuốc:
Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Vì điều ấy có thể dẫn đến những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.
Phụ huynh đừng quên nắm rõ cách chăm sóc trẻ bị đờm khò khè cẩn thận giúp cải thiện tình trạng hiệu quả hơn:
Giữ ấm cho trẻ kỹ càng nhất là vùng cổ, ngực và mũi vào mùa lạnh.
Hạn chế để trẻ vui chơi ở nơi công cộng, đông người.
Giữ không gian sống sạch sẽ, thoải mái.
Tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như khói bụi, khói thuốc lá, lông chó mèo, ẩm mốc…
Vệ sinh, sát trùng những đồ dùng hàng ngày của trẻ định kỳ.
Bên cạnh trẻ bị khò khè có đờm, khi thấy những dấu hiệu khác lạ bên dưới thì phụ huynh nên đưa con tới bác sĩ để thăm khám sớm để đảm bảo an toàn:
Tình trạng thở khò khè kéo dài 3 - 4 tuần.
Nôn ói, nôn trớ.
Sốt cao.
Khó thở.
Có hiện tượng co rút lồng ngực khi hít thở.
Da tím tái.
Nhịp thở không đều.
Bị ngưng thở đột ngột.
Thở dốc.
Xoay quanh vấn đề em bé thở khò khè, còn có một số thắc mắc liên quan khác như:
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, hỗ trợ sát khuẩn nên được nhiều người cho là mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ càng trước khi áp dụng và lưu ý rằng không được dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi để tránh gây ngộ độc.
Dầu khuynh diệp được nhiều người tin dùng mỗi khi đường thở bị tắc nghẽn nhờ đặc tính thông mũi hiệu quả. Mặc dù vậy, nhằm đảm bảo an toàn, cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cách chữa khò khè bằng loại dầu này.
Phụ huynh tuyệt đối không nên tự ý điều trị tình trạng khò khè có đờm ở trẻ bằng thuốc long đờm, kháng viêm… mua ở nhà thuốc, mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Vì điều ấy có thể làm bệnh trở nặng hơn. Đặc biệt, khi trẻ thở khò khè kèm theo sốt hoặc ho, cha mẹ nên đưa con đi khám sớm.
Nhìn chung, trẻ bị khò khè là hiện tượng không quá hiếm gặp trong quá trình lớn khôn nhưng nếu không khắc phục triệt để, tái đi tái lại nhiều lần thì có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển ổn định sau này. Do vậy, cha mẹ nên theo dõi sát sao mọi điều khác lạ của trẻ hàng ngày để kịp thời đưa con đi khám, xác định tình trạng sức khỏe và có hướng điều trị phù hợp, an toàn.