Trẻ bị kiết lỵ có uống sữa được không?
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phục hồi của trẻ bị k.... read more
Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Bệnh tiêu chảy ở trẻ em có thể xảy ra quanh năm, nhưng phổ biến nhất là vào mùa nóng do nhiễm khuẩn hoặc vào mùa lạnh do virus gây ra. Theo đó, các dạng tiêu chảy thường gặp ở trẻ bao gồm:
Để có cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phù hợp, phụ huynh cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây ra. Theo đó, nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, hay trẻ nhỏ gặp tình trạng này là:
Trẻ bị dị ứng thực phẩm hoặc mắc bệnh: Trẻ bị dị ứng thực phẩm có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, chóng mặt hoặc thậm chí khó thở. Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy còn là biểu hiện của các bệnh lý như Celiac (phân xám ở dạng lỏng, có bọt, có dầu và có mùi hôi) hay viêm ruột (tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu phân có máu).
Do trẻ hoặc người chăm sóc trẻ chưa vệ sinh kỹ càng: Ở giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, đây cũng là cơ hội để virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng tấn công, gây ra rối loạn tiêu hóa nếu trẻ và người chăm sóc trẻ không vệ sinh kỹ càng.
Chế độ ăn không phù hợp: Thức ăn không được chế biến đúng cách, vẫn còn tái sống là nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy. Ngoài ra, nhiều gia đình cho phép trẻ uống nhiều nước trái cây đóng hộp, nhưng không biết rằng loại nước này chứa Sorbitol - một loại đường khó tiêu, dẫn đến tiêu chảy ở trẻ em.
Để sớm có biện pháp khắc phục, cha mẹ nên nhận biết và theo dõi triệu chứng tiêu chảy ở trẻ em:
Đâu là cách nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
|
Mất nước là ảnh hưởng nghiêm trọng khi trẻ bị tiêu chảy. Có nhiều mức độ mất nước khác nhau, bao gồm:
Mất nước mức độ nhẹ: Trẻ bị khô miệng, khô mắt và đi tiểu ít hơn bình thường. Trẻ quấy khóc thường xuyên nhưng khóc ít chảy nước mắt hoặc không chảy nước mắt.
Mất nước mức độ vừa: Da khô, xuất hiện tình trạng trũng mắt và trẻ mệt mỏi, lờ đờ hoặc có thể ngủ li bì.
Mất nước mất độ nặng: Trẻ không đi tiểu trong vòng 6 giờ, đồng thời mạch đập nhanh, tụt huyết áp và có biểu hiện hôn mê.
Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy thường xuyên còn có nguy cơ sụt cân, suy dinh dưỡng. Lý do là khi mắc bệnh, hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, dẫn đến trẻ biếng ăn, giảm hấp thu dưỡng chất và phát triển chậm.
Bé bị tiêu chảy phải làm sao là băn khoăn của không ít phụ huynh. Đầu tiên, để loại trừ nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy do dị ứng hay bệnh lý, cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ. Nếu không phải do nguyên nhân này, đồng thời tình trạng của trẻ ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng những cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy sau:
Bù nước là giải đáp tiếp theo cho câu hỏi trẻ bị tiêu chảy nên làm gì. Mẹ có thể sử dụng Oresol để cân bằng điện giải cho trẻ, nhưng cần lưu ý pha đúng tỷ lệ và theo hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì.
Cách cho trẻ tiêu chảy uống Oresol:
Em bé bị tiêu chảy cần được vệ sinh cơ thể, tay chân sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên vệ sinh núm vú, đồ chơi của con và nhớ rửa tay khi chăm sóc bé. Để tránh lây lan cho anh, chị, em của bé, cha mẹ cần xử lý chất thải và vệ sinh môi trường xung quanh, đồ vật cẩn thận bằng cồn hoặc các dung dịch vệ sinh nhà cửa chuyên dụng.
Với trẻ lớn hơn, tiêu chảy có thể khiến con chán ăn, nhưng mẹ không nên quá lo lắng hay ép con ăn. Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy lúc này là hãy chia nhỏ bữa, cho con ăn ít với đồ ăn mềm, lỏng, dễ nuốt; đồng thời bổ sung thực phẩm tốt cho tiêu hóa như chuối, cam, xoài, đu đủ.
Vậy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh là mẹ hãy cố gắng cho con bú nhiều hơn, để bổ sung điện giải và chất dinh dưỡng, tránh tình trạng trẻ bị mất nước. Trường hợp không có sữa mẹ thì sữa công thức là một giải pháp thay thế phù hợp để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh tiêu chảy. Tuy nhiên, mẹ nên ưu tiên sản phẩm có đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên, giúp trẻ hấp thu tốt và dễ tiêu hóa.
Kết hợp từ nguồn sữa chất lượng cao cùng với công nghệ sản xuất hiện đại, sữa Friso Gold và Friso Gold Pro là dòng sản phẩm giàu dinh dưỡng, giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Dùng men tiêu hóa là một trong những cách điều trị tiêu chảy ở trẻ em được nhiều mẹ truyền tai nhau áp dụng. Theo đó, men tiêu hóa giúp cải thiện rối loạn đường ruột, từ đó giảm triệu chứng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, để xác định có nên cho trẻ uống men tiêu hóa không.
Lưu ý, khi chữa tiêu chảy cho bé mẹ không nên bắt bé nhịn ăn vì điều này khiến con bị hạ đường huyết, cơ thể suy nhược và suy dinh dưỡng. Đặc biệt không tự ý áp dụng những cách trị tiêu chảy cho bé theo dân gian truyền miệng mà chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Bệnh tiêu chảy ở trẻ em có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm. Để phòng tránh điều này, cha mẹ cần:
Mẹ không nên tự ý cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy uống thuốc. Tốt nhất, bên cạnh tiếp tục cho bé bú, mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt.
Dấu hiệu cho thấy trẻ 3 tháng tuổi bị tiêu chảy bao gồm đi ngoài nhiều lần, phân có mùi tanh, bỏ bú mẹ… Mẹ không nên áp dụng những cách trị tiêu chảy cho trẻ 3 tháng tuổi truyền miệng, chưa được kiểm chứng mà hãy đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ 4 tháng tuổi và cách trị tiêu chảy cho bé 4 tháng tuổi cũng tương tự như khi bé 3 tháng tuổi.
Trẻ 6 tháng tuổi đã bắt đầu ăn dặm. Vì thế khi con bị tiêu chảy, bên cạnh tiếp tục cho bé uống sữa để bù nước, mẹ còn có thể tăng cường những thực phẩm tốt cho tiêu hóa trong các bữa ăn hàng ngày của con như chuối, cam, xoài, đu đủ… Mẹ cũng có thể áp dụng cách này trong trường hợp trẻ 7 tháng bị tiêu chảy.
Trẻ 1 tuổi vô cùng hiếu động, thích khám phá thế giới. Vì thế đôi khi con hay cho mọi thứ vào miệng - điều này vô tình khiến các bụi bẩn và vi khuẩn có cơ hội thâm nhập và tấn công, làm con bị tiêu chảy.
Trong giai đoạn này, bé đã có thể ăn như người lớn nên mẹ có thể bổ sung những thực phẩm tốt cho tiêu hóa của con trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên tự ý dùng thuốc cho bé 1 tuổi bị tiêu chảy mà nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Tương tự với trường hợp với trường hợp trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy, tốt nhất nếu không thuyên giảm, mẹ nên đưa con đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Đầu tiên, mẹ hãy dùng miếng dán hạ sốt hoặc lau người bằng nước mát để hạ nhiệt cho bé. Tiếp theo, mẹ hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa nhi để được hướng dẫn chi tiết cách xử lý.
Qua thông tin trên đây, hy vọng đã giúp cha mẹ hiểu hơn về bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Ở giai đoạn đầu đời, bé dễ gặp phải vấn đề về tiêu hóa. Do đó, phụ huynh nên chăm sóc bé cẩn thận, đặc biệt là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, để bảo vệ tốt nhất cho hệ tiêu hóa non nớt của bé.