Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Mỹ cho bé giàu dinh dưỡng
Bên cạnh ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật hay ăn dặm tự chỉ huy, .... read more
Sau khi chào đời được 5 tuần, em bé của mẹ đạt một số cột mốc tăng trưởng như sau:
Trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi nặng bao nhiêu là thắc mắc được nhiều bố mẹ quan tâm. Theo đó, trẻ đã tăng cân khoảng 0,7 - 1kg so với khi chào đời, đồng thời chiều cao cũng được tăng thêm 2,5cm và chu vi vòng đầu được phát triển thêm 2cm nữa.
>> Dành cho mẹ: Bảng chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ em chi tiết nhất
Ở giai đoạn 5 tuần tuổi, em bé của mẹ đã có phản xạ tốt hơn với âm thanh. Bằng chứng là khi phụ huynh nói chuyện với trẻ, trẻ có thể cử động miệng để cố gắng bắt chước theo lời nói. Hoặc, nếu âm thanh của bố mẹ vọng lại từ xa thì trẻ cũng biết đưa mắt nhìn theo hướng âm thanh phát ra và bập bẹ vài tiếng ê a như một cách để đáp lại.
Trẻ được 5 tuần tuổi rất thích hành động theo ý muốn để thu hút chú ý từ mọi người xung quanh. Chẳng hạn như, con thường xuyên quấy khóc, ngọ nguậy để được bố mẹ quan tâm và dỗ dành. Bên cạnh đó, não bộ của trẻ ở giai đoạn này phát triển tốt hơn, cho phép con tập trung theo dõi đồ vật đang chuyển động, nhất là khi mẹ cầm đồ chơi trên tay và di chuyển từ bên này sang bên khác.
Trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi biết làm gì cũng là câu hỏi được các mẹ quan tâm thêm. Theo đó, vào tuần đầu tiên của tháng thứ 2, trẻ đã có khả năng ngẩng được đầu lên trong thời gian ngắn khi mẹ đặt con nằm úp hoặc nằm sấp trên mặt phẳng. Điều này còn có nghĩa là nếu bố mẹ ôm con vào ngực, trẻ có thể cố gắng quay đầu về phía sau để nhìn. Mặc dù vậy, phần cổ của trẻ lúc này chưa cứng cáp nên khi phát hiện con muốn xoay người, hãy hỗ trợ tư thế phù hợp và an toàn với con.
“Thiên thần nhỏ” 5 tuần tuổi cũng biết lắc lư đồ chơi khi được mẹ đặt trong tay. Ngoài ra, trẻ còn có thể nghiêng đầu nhìn sang hai bên hoặc nhìn xung quanh để khám phá mọi thứ. Những gì phụ huynh cần làm lúc này là hãy để con tự do phát triển kỹ năng vận động, song đừng quên theo dõi, trợ giúp con ở tư thế tốt, để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Ở giai đoạn 5 tuần tuổi, phụ huynh bắt đầu nhìn thấy con mỉm cười nhiều hơn. Đa phần nụ cười “móm mém” của trẻ xuất hiện khi vừa ngủ dậy vào buổi sáng hoặc sau khi đã bú no. Cùng với nụ cười đáng yêu, trẻ đã biết bập bẹ, ậm ừ hoặc ngân nga vài tiếng trong miệng để giao tiếp với bố mẹ. Khi phấn khích, mẹ cũng thấy được trẻ hò hét và cười đùa rất nhiều.
Nhưng, mẹ ơi, một điều khó khăn cho mẹ là thời điểm này, tiếng khóc của con có nhiều chủ đích hơn, chẳng hạn như khóc khi đói bụng, buồn ngủ hoặc khó chịu. Thậm chí, nhiều trường hợp trẻ sơ sinh khóc dai dẳng đến tuần thứ 12. Vì vậy, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ khóc nhiều, để sớm có biện pháp can thiệp và đừng quên dỗ dành, ôm ấp để con cảm thấy an tâm, nhờ vậy giảm quấy khóc nhé.
>> Xem thêm: Quan sát những giai đoạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Nhiều phụ huynh còn thắc mắc trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi ngủ bao nhiêu tiếng là đủ. Nhìn chung, so với thời kỳ sơ sinh thì thời gian ngủ của con đã giảm đi đôi chút. Mỗi ngày, trung bình trẻ ngủ được 15 - 16 giờ, chia ra 7 giờ vào ban ngày và khoảng 8 - 9 giờ vào ban đêm.
>> Xem thêm: Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh mỗi ngày là bao nhiêu?
Khi được 5 tuần tuổi, ngoài một số thay đổi về thể chất, não bộ thì trẻ có thể gặp phải vấn đề sức khỏe như sau:
Nôn trớ
Vì động tác bú của trẻ đã thành thạo hơn, nhất là khi đói trẻ có thể bú nhanh và vội nên không thể tránh tình trạng nôn trớ. Mặc dù đây cũng là một điều bình thường nhưng để đảm bảo an toàn, mẹ nên quan sát biểu hiện của con khi bú, đồng thời vỗ ợ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái, tránh ọc sữa hoặc nôn trớ. Trường hợp trẻ bị nôn đi kèm ho nghiêm trọng, nhẹ cân hoặc dịch nôn có màu xanh và vàng thì hãy liên hệ với bác sĩ để có can thiệp y tế nhanh chóng.
Bất thường ở tiêu hoá
Giai đoạn đầu đời, do hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên nguy cơ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công, gây ra rối loạn là rất cao. Một số tình trạng thường gặp là tiêu chảy với phân ở dạng lỏng, có mùi, đi kèm là trẻ bị mất nước, sốt hoặc sụt cân. Ngoài ra, còn có táo bón khiến trẻ đi phân cứng, khô, có máu, bụng chướng to và trở nên chán ăn.
Đối với mỗi vấn đề tiêu hóa khác nhau, yêu cầu phải có giải pháp xử lý phù hợp. Do đó, nếu phát hiện con gặp phải bất kỳ rối loạn tiêu hóa nào trên đây thì bố mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có giải pháp cải thiện tốt nhất.
Mụn trứng cá
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh bao gồm mụn nhỏ màu đỏ hoặc mụn vàng, chủ yếu xuất hiện sau tháng đầu tiên chào đời. Mặc dù tình trạng này vô hại, có thể tự biến mất khi trẻ được 6 tháng tuổi, nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan, mà cần áp dụng cách chăm sóc kịp thời, để tránh nốt mụn to hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Sau đây là bí quyết chăm sóc trẻ được 5 tuần tuổi khoẻ mạnh, phát triển tốt:
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất đối với trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu đời. Trong sữa của mẹ có tất cả dưỡng chất như IgG - IgA (kháng thể tự nhiên), HMO, đạm Whey, chất béo, vitamin A, C, E, Kẽm, Canxi, DHA, Folate giúp trẻ tăng cường miễn dịch, đồng thời tăng trưởng tối ưu về cân nặng, chiều cao và não bộ.
Bên cạnh đó, sữa mẹ còn có hương vị thơm ngon, thanh, mát, êm dịu với tiêu hóa non nớt của con. Nhờ vậy trẻ khi được bú mẹ dễ hấp thu, đi ngoài dễ dàng và bắt kịp đà phát triển ổn định. Cũng như Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đã khuyến cáo, mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời.
Trong đó, đối với trẻ 5 tuần tuổi, mẹ phải đảm bảo trẻ được bú 120ml sữa một ngày, chia thành 6 - 7 cữ và mỗi cữ cách nhau khoảng 3 tiếng. Mẹ không nên sợ mình ít sữa vì trẻ bú mẹ càng nhiều thì sữa càng tiết ra dồi dào. Chỉ là cần chú ý cho con bú đều cả hai bên ngực để tránh một bên lớn một bên nhỏ nhé.
Ngoài nguyên nhân bệnh lý thì đôi khi, trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi khó ngủ là do trẻ bị giật mình, tỉnh giấc từ tác động của môi trường xung quanh. Vì vậy, để đảm bảo giấc ngủ ngon và thẳng giấc cho trẻ, mẹ nên chuẩn bị không gian yên tĩnh, ấm áp, có ánh sáng mờ, đồng thời giảm thiểu tiếng động (tivi, điện thoại, tiếng nói) tối đa.
Một lưu ý quan trọng nữa là bố mẹ không nên sử dụng điện thoại di động quá gần với trẻ sơ sinh, ví dụ như nằm xem điện thoại bên cạnh trẻ khi con đang ngủ. Lý do là từ 5 tuần tuổi, trẻ đã bắt đầu phát triển não bộ nhanh hơn. Do đó, việc dùng điện thoại gần con có thể kìm hãm quá trình này, đồng thời gây ra khó ngủ, khiến trẻ mệt mỏi và thường xuyên quấy khóc.
>> Có thể mẹ chưa biết: Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thế nào?
Trẻ 5 tuần tuổi có xu hướng quấy khóc nhiều hơn do lúc này hệ thần kinh trung ương của trẻ đang hoàn thiện và tập thích nghi với kích thích từ môi trường xung quanh. Hoặc, có thể là do vấn đề ở tiêu hóa khiến trẻ khó chịu, không thể đi vào giấc ngủ và từ đó, dẫn đến quấy khóc.
Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên trấn an con yêu bằng cách âu yếm, bế hoặc ôm trẻ vào lòng. Khi cảm nhận được hơi ấm từ người thân, trẻ có thể thoải mái, an tâm và nhờ đó, bớt quấy khóc hơn.
Ngoài ra, phụ huynh có thể giảm tác động từ môi trường đến trẻ thông qua ru con bằng tiếng ồn trắng (là âm thanh đặc biệt dễ chịu giúp khắc phục tạp âm). Đồng thời, đừng quên kiểm tra và thay bỉm thường xuyên cho trẻ, cũng như tăng cường cữ bú với sữa tốt cho hệ tiêu hóa, giúp con êm bụng, giảm quấy khóc và có giấc ngủ ngon hơn.
Đối với trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi, do làn da còn yếu ớt nên khuyến khích mẹ hãy tắm cho trẻ mỗi ngày bằng sữa tắm dịu nhẹ để hạn chế gây kích ứng hoặc khô da. Ngoài ra, sau khi tắm mẹ cũng phải dùng khăn quấn trẻ lại cẩn thận, tránh tình trạng gặp phải hơi gió khiến trẻ dễ bị lạnh, cảm cúm.
Massage không chỉ là một hình thức thư giãn đối với trẻ sơ sinh mà còn cải thiện mọi vấn đề từ đầy hơi, đau bụng hoặc vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Thông thường, mẹ được khuyến khích massage cho trẻ sau khi tắm để nhận được hiệu quả tốt nhất.
Em bé 5 tuần tuổi rất thích được bố mẹ quan tâm đến. Vì thế, hãy thường xuyên giao tiếp và tương tác cùng con. Chẳng hạn, mẹ có thể cho trẻ tiếp xúc da kề da, trò chuyện về sinh hoạt hằng ngày của cả nhà, đọc nội dung trong quyển sách yêu thích hoặc chơi ú òa cùng với trẻ. Các hoạt động này không chỉ phát triển ngôn ngữ, nhận thức của con về thế giới xung quanh, mà còn là cách gia tăng sự gần gũi, tình mẫu tử giữa mẹ và bé.
>> Có thể mẹ chưa biết: Cách chơi với trẻ sơ sinh giúp con phát triển trí não tốt
Phụ huynh nên đảm bảo môi trường sống xung quanh trẻ được sạch sẽ, không có bụi bẩn, côn trùng và đặc biệt là khói thuốc lá. Khi trẻ hít phải khói thuốc lá thụ động, điều này khiến con dễ mắc bệnh hen suyễn, viêm phổi hoặc suy hô hấp mãn tính, từ đó ảnh hưởng đến khả năng phát triển về lâu dài.
Khi trẻ được 5 tuần tuổi, mẹ đã có thể đưa con đi tiêm phòng nhiều căn bệnh nguy hiểm như ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, các bệnh do Hib, tiêu chảy do Rota virus, các bệnh do phế cầu khuẩn như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn. Mục đích là để tăng cường miễn dịch đặc hiệu, tạo cơ hội cho con phát triển khỏe mạnh, đạt chuẩn và tránh nguy cơ mắc bệnh về sau.
Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển của trẻ dưới đây, bố mẹ nên đưa con đi khám sớm để bác sĩ can thiệp kịp thời, đảm bảo trẻ được tăng trưởng ổn định:
• Không đưa tay lên miệng theo phản xạ như các đứa trẻ khác;
• Không có phản ứng với tiếng ồn lớn;
• Trẻ không theo dõi người và đồ vật đang chuyển động;
• Không thể ngẩng đầu lên khi được mẹ đặt cho nằm sấp.
Sau đây là một số thắc mắc liên quan đến quá trình phát triển của em bé 5 tuần tuổi:
Nhiều phụ huynh muốn gần gũi với con hơn nên đã lựa chọn ngủ cùng giường với trẻ. Tuy nhiên, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ không khuyến khích điều này vì có thể khiến trẻ ngạt thở, bị kẹt trong đệm hoặc tử vong do hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Tốt nhất, bố mẹ nên cho con ngủ trong nôi và nằm gần giường để dễ dàng quan sát trẻ mọi lúc mọi nơi.
Ở giai đoạn 5 tuần tuổi, tầm nhìn của trẻ còn khá mờ, chưa nhìn xa được mà chỉ có thể nhìn mọi thứ trong khoảng cách vài cm.
Để gia tăng tương tác với trẻ, mẹ có thể bắt đầu với trò chơi kinh điển như ú òa hoặc tạo ra âm thanh, khuôn mặt vui nhộn để kích thích niềm vui ở trẻ.
Bố mẹ vừa cùng với Friso khám phá trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi phát triển như thế nào và cách chăm sóc con khỏe mạnh. Giai đoạn này, mặc dù trẻ chưa có nhiều cột mốc tăng trưởng nổi bật nhưng vẫn đủ để phụ huynh bất ngờ, hạnh phúc với thay đổi của con. Nếu đã chú ý trẻ từng ngày khôn lớn thế nào thì đừng quên theo dõi, quan sát biểu hiện bất thường xảy ra ở trẻ, để kịp thời đưa con đi khám và có biện pháp can thiệp sớm nhé!