Trẻ bị sôi bụng đi ngoài: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Trẻ bị sôi bụng đi ngoài khiến không ít mẹ lo lắng vì không biết có ản.... read more
Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần, phân lỏng kèm theo bọt li ti có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như bất dung nạp với đường lactose, loạn khuẩn đường ruột, sốt vi-rút… Nhưng cũng có thể là hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể:
Sữa mẹ thường gồm sữa trước và sữa sau. Sữa trước thường chứa nhiều đường, ít chất dinh dưỡng. Nếu dùng loại sữa này sẽ gây ra tình trạng trẻ đi ngoài có bọt nhưng hoàn toàn không gây nguy hiểm. Vì vậy, trước khi cho con bú, mẹ nên vắt bỏ sữa đầu và cho con dùng sữa sau.
Lactose có chức năng cung cấp đường rồi chuyển hóa thành năng lượng cho sự hoạt động của não và cơ thể. Trẻ bất dung nạp với đường lactose thường bị chướng bụng, tiêu chảy, phân có vị chua và xuất hiện bọt.
Từ 6 tháng là giai đoạn trẻ bắt đầu tập ăn dặm các loại thức ăn như bột, cháo, rau củ,... nghiền nhuyễn. Vì hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện rất dễ xuất hiện hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt trong giai đoạn đầu tập ăn dặm.
Đây là phản ứng khá tự nhiên vì các chuyên gia cho rằng, sau thời gian thích ứng với việc tiêu hóa sữa mẹ và sữa công thức, hệ tiêu hóa tiếp cận các loại thức ăn ăn dặm sẽ gây ra một số phản ứng khiến trẻ bị tiêu chảy.
Tình trạng này có thể là do trong quá trình chăm sóc, cha mẹ chưa cẩn thận trong việc tiệt trùng các dụng cụ bé dùng như ti, bình sữa,... hoặc do trẻ sơ sinh có thói quen mút tay, tạo điều kiện cho vi rút, ký sinh trùng tấn công vào đường ruột, gây nên loạn khuẩn.
Ngoài ra, còn một vài nguyên nhân khác cũng dẫn đến tình trạng phân trẻ sơ sinh có bọt như viêm tai giữa, nhiễm trùng đường hô hấp, mắc hội chứng kém hấp thụ, suy dinh dưỡng, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh…
Làm sao kiểm tra tình trạng phân của bé yêu nhanh chóng? Giờ đây, mẹ đã có thể kiểm tra tình trạng phân của con nhanh chóng tại nhà với “BÁCH PHÂN TỪ ĐIỂN”. Đây là công cụ hỗ trợ mẹ phân loại, so sánh và đánh giá phân của con nhanh chóng tại nhà. Sau khi nhận được kết quả, tùy theo kết quả mà mẹ sẽ có cách xử lý phù hợp. |
Xem thêm: Vì sao trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy?
Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng mất nước nhanh, cơ thể mệt mỏi và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, suy tạng,... Vì vậy, mẹ không nên chủ quan. Tốt nhất khi thấy trẻ bị tiêu chảy, kèm theo hiện tượng sủi bọt, mẹ nên nên đưa con đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có cách điều trị phù hợp.
Xem thêm: Em bé sơ sinh đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng, đen
Khi thấy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt, mẹ có thể áp dụng những cách khắc phục sau:
Với trẻ đang bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh hơn. Mẹ nên bổ sung dinh dưỡng từ các loại rau củ, sữa chua, nước dừa… và hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, không đảm bảo vệ sinh.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì và tránh ăn gì?
Tiêu chảy sẽ làm cơ thể trẻ bị mất nước nghiêm trọng. Do đó, mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn trong ngày để bù lượng nước mất đi. Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ để cho trẻ uống các loại nước giúp bù nước khác.
Mẹ nên đảm bảo con tiếp xúc với các vật dụng đã được vệ sinh sạch sẽ để tránh gây nhiễm khuẩn qua đường hô hấp hay hệ tiêu hóa. Các bình sữa, núm ti, chén ăn, muỗng cần được vệ sinh và tiệt trùng qua nước sôi hoặc máy tiệt trùng chuyên dụng.
Mẹ cần kiểm tra thành phần sữa công thức để đảm bảo phù hợp với cơ địa của con. Nếu trẻ dùng sữa mới có dấu hiệu tiêu chảy sủi bọt thì nên dừng lại ngay và tham khảo bác sĩ để đổi sữa khác.
Theo đó, mẹ nên ưu tiên những sản phẩm ứng dụng công nghệ Xử Lý 1 Lần Nhiệt để bảo toàn đạm sữa tự nhiên, mềm nhỏ, giúp con dễ hấp thu và tiêu hóa. Ngoài ra, hương vị thanh nhạt cũng là điểm cộng bởi điều này sẽ giúp con dễ dàng hợp tác hơn.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tăng đề kháng cho trẻ để con có thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Bật mí, ngoài yếu tố đạm sữa dễ tiêu hóa, mẹ đừng nên bỏ qua những sản phẩm có các thành phần giúp nuôi dưỡng và gia tăng lợi khuẩn đường ruột như Probiotic, GOS, HMO,... Nguyên nhân là bởi tiêu hóa tốt sẽ giúp bé yêu hấp thu hiệu quả và tăng cường đề kháng tự nhiên.
Một điều mẹ cần chú ý nữa là hệ tiêu hóa của trẻ cần thời gian để thích nghi với thành phần của sữa nên sẽ có tình trạng đi ngoài sủi bọt. Trong khoảng thời gian đó, mẹ nên bình tĩnh theo dõi tình trạng sức khỏe của con và xử lý kịp thời.
Nếu trẻ sơ sinh xảy ra hiện tượng đi ngoài có bọt, cha mẹ không nên tùy tiện cho bé sử dụng các loại thuốc hay chữa theo bất kỳ mẹo dân gian nào khi chưa được chỉ định của bác sĩ, để tránh làm tình trạng của bé nặng thêm.
Xem thêm: Biểu hiện trẻ không hợp sữa công thức và biện pháp cho mẹ
Khi bé có các triệu chứng sau, cha mẹ cần phải đưa bé đi khám ngay:
Xem thêm: Hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy và cách khắc phục
Để phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt, cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
• Cha mẹ cần tiệt trùng sạch sẽ các vật dụng như núm sữa, dụng cụ ăn uống, đồ chơi của trẻ. Ngoài ra, cũng đừng quên rửa tay với xà phòng trước khi tiếp xúc với bé.
• Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, nhất là sau khi trẻ đi ngoài.
• Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho mẹ, để có nguồn sữa chất lượng cho bé bú.
• Vệ sinh dụng cụ và tay trước khi pha sữa cho bé bú.
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt màu vàng và lời giải:
Bé sơ sinh đi phân có bọt là bình thường nếu không kèm theo các triệu chứng như sốt, li bì, quấy khóc,... Ngược lại, nếu trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt kèm theo các triệu chứng bất thường thì đây có thể là dấu hiệu bệnh lý, cần được can thiệp y tế.
Trường hợp đang bú mẹ, nếu trẻ sơ sinh đi phân sủi bọt thì mẹ nên ăn gạo, bánh mì, táo, chuối,... Nguyên nhân là bởi các món ăn này ít đạm, ít béo nên giúp con dễ tiêu hóa. Đồng thời, lượng chất xơ có trong các thực phẩm trên cũng giúp con đi phân đẹp hơn.
Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài phân có bọt không phải do bệnh lý, tình trạng này sẽ dần được cải thiện sau 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần theo dõi bé sát sao để phát hiện những dấu hiệu bất thường kịp thời.
Trên đây là những vấn đề xoay quanh hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và cách khắc phục. Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ sẽ có thêm kiến thức về chăm sóc cho trẻ, đồng thời đừng quên “lắng nghe” các dấu hiệu từ cơ thể bé và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo con yêu luôn trong tình trạng khỏe mạnh nhé!