Nhảy đến nội dung
tuần khủng hoảng của trẻ

Wonder week là gì? Cách vượt qua các tuần khủng hoảng của trẻ

Nếu như một ngày, trẻ bỗng dưng mệt mỏi, khó chịu và bực bội với mọi thứ xung quanh thì có thể con đã bước vào tuần khủng hoảng của trẻ (wonder week). Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu trải qua nhiều thay đổi về thể chất lẫn tâm lý. Do đó, để chăm sóc con tốt hơn, cũng như theo dõi sự phát triển của bé qua các tuần khủng hoảng, bố mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây!

1. Wonder week - Tuần khủng hoảng của trẻ là gì? 

Wonder week (hay còn gọi tuần khủng hoảng) là giai đoạn trẻ xuất hiện các bước phát triển mạnh mẽ thể chất và trí tuệ trong hai năm đầu đời.

Sau khi bước qua giai đoạn này, bố mẹ sẽ nhận thấy trẻ có nhiều sự thay đổi về nhận thức và các kỹ năng vận động. Con sẽ hiểu và làm được nhiều điều mới mẻ hơn. Tuy nhiên, do thay đổi đột ngột, chưa kịp thích nghi về mặt thể chất, tinh thần nên trẻ thường xuyên có biểu hiện “khó ở”. Lúc này, bố mẹ cần lưu ý theo dõi để có biện pháp chăm sóc phù hợp, giúp trẻ giảm bớt các biểu hiện khó chịu, vượt qua wonder week dễ dàng.

Lịch sử ra đời của Wonder week

Wonder week là gì được biết đến rộng rãi vào năm 1992, sau khi sách có tựa đề “The Wonder Weeks” ra đời. Quyển sách này được viết bởi nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục nhận thức và hành vi người Hà Lan; tiến sĩ Frans Plooij và vợ ông tiến sĩ Hetty Van De Rijt.

Xem thêm: Giai đoạn VÀNG phát triển trí não ở trẻ mẹ nên biết

2. Dấu hiệu tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh 

Dưới đây là 5 dấu hiệu giúp mẹ nhận biết các tuần wonder week của trẻ:

Tin xem nhiều: Nguyên nhân trẻ biếng ăn và giải pháp khắc phục

3. Lịch tuần khủng hoảng của bé mà mẹ cần lưu ý

Các tuần wonder week là giai đoạn bình thường cho thấy trẻ đang thích nghi với thay đổi của cơ thể và trí não. Theo đó, có tổng cộng 10 bước phát triển nhảy vọt trong 2 năm đầu đời, tương đương với 10 tuần khủng hoảng của trẻ. Sau đây là các mốc wonder week mà bố mẹ cần lưu ý:

Wonder week 1 (Giữa tuần thứ 4 đến giữa tuần 5)

Đây là giai đoạn trẻ có chuyển biến mạnh mẽ về giác quan. Cụ thể là trẻ nhìn mọi vật chăm chú và thường xuyên hơn, muốn chạm vào mọi vật, biết phản ứng lại khi bố mẹ trêu đùa và nhạy cảm với mùi hương.

Wonder week 2 (Giữa tuần 7 đến tuần 9)

Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu sử dụng các chi của cơ thể, biết quay đầu về nơi có âm thanh, cũng như tạo ra tiếng gầm gừ nho nhỏ. Đặc biệt là trẻ thích khám phá, quan sát mọi thứ xung quanh, quan tâm đến đồ chơi và có dấu hiệu muốn cầm nắm.

Xem ngay: Trẻ mấy tháng biết lật? Làm sao để an toàn cho bé?

các tuần khủng hoảng của bé

 

Wonder week 3 (Giữa tuần 11 đến giữa tuần 12)

Trẻ có những bước chuyển quan trọng đầu đời như biết lẫy, lật sấp, lật ngửa, ngóc đầu hoặc xoay người theo nhiều hướng. Bên cạnh đó, trẻ cũng cười nhiều hơn và thích nghe âm thanh với tần số khác nhau.

Wonder week 4 (Giữa tuần 14 đến giữa tuần 19)

Tay chân của trẻ có thể cử động linh hoạt, cầm nắm tốt hơn, thích cho tay hoặc bất cứ thứ gì cầm trong tay vào miệng mút. Ngoài ra, giai đoạn này, trẻ đã biết đưa mắt tìm kiếm bố mẹ, nhận ra tên mình và ngưng uống sữa khi đã no.

Wonder week 5 (Giữa tuần 22 đến giữa tuần 26)

Trẻ có thể di chuyển tốt hơn, bắt đầu tự đứng lên khi được hỗ trợ và cảm thấy cô đơn, thiếu an toàn khi rời xa bố mẹ. Đây là cột mốc giúp bé quan tâm đến cảm nhận của người khác và ném mọi thứ trên tay ra xa..

Wonder week 6 (Giữa tuần 33 đến giữa tuần 37)

Trẻ có thể nhận ra các thứ đã được phân loại, phân biệt được đặc điểm của sự vật và muốn khám phá. Đặc biệt là lúc này, trẻ thích bắt chước người khác, thích chơi trò chơi như ú òa, hát và bắt đầu tập bò.

Wonder week 7 (Giữa tuần 41 đến giữa tuần 46)

Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu hiểu về trình tự, cũng như các bước để làm một việc gì đó. Ngoài ra, trẻ có thể nói được từ đơn, biết trả lời câu hỏi và chỉ vào đồ vật mình muốn.

Tìm hiểu: Trẻ mấy tháng biết nói? Những lưu ý khi dạy con tập nói

Wonder week 8 (Giữa tuần 51 đến giữa tuần 54)

Ở tuần khủng hoảng thứ 8, trẻ có thể đi vịn hoặc đi vững. Đồng thời, trẻ bắt đầu thể hiện hứng thú với những điều muốn làm, thích cầm đồ vật đưa ra xa, tập vẽ hoặc cố gắng tự mặc quần áo. 

các tuần khủng hoảng của trẻ

 

Wonder week 9 (Giữa tuần 59 đến giữa tuần 61)

Trẻ đã có thể đi vững và phát triển kỹ năng về thể chất. Ở tuần này, trẻ cũng hiểu hơn về sự hài hước, thích pha trò, làm nũng, biết thương lượng, sử dụng ngôn ngữ để diễn tả cảm xúc và thu hút mọi người.

Wonder week 10 (Giữa tuần 70 đến giữa tuần 76)

Đây là cột mốc khủng hoảng cuối cùng khi trẻ được 20 tháng tuổi. Lúc này, trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh, có khả năng hiểu được từ ngữ và có thể tự sửa đổi hành vi. Bên cạnh đó, trẻ cũng phát triển sự đồng cảm, chia sẻ và sử dụng kỹ năng ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc. 

4. Tuần khủng hoảng của trẻ kéo dài bao lâu?

Các tuần wonder week của trẻ có thể kéo dài từ 1 - 4 tuần với biểu hiện khó chịu, bức bối và dễ cáu gắt. Tuy nhiên, sau khi trải qua các tuần đầy “bão tố”, trẻ còn có một tuần đầy nắng - sunny week. Đây là giai đoạn trẻ tỏ ra dễ chịu và dễ thương hơn khi ở gần, đồng thời trẻ ngủ ngon, uống sữa nhiều hơn, ít quấy khóc và không còn bám mẹ.

5. Mẹ nên làm gì để giúp trẻ vượt qua tuần khủng hoảng?

Hầu hết mọi đứa trẻ đều trải qua các tuần khủng hoảng đầy khó khăn, mới phát triển vượt bậc về thể chất lẫn trí tuệ. Vì vậy, trong cột mốc wonder week của trẻ, bố mẹ cần chú ý những việc làm dưới đây, để giúp con vượt qua khủng hoảng dễ dàng:

  • Kiên nhẫn với trẻ.
  • Thường xuyên trò chuyện với con.
  • Cố gắng cho trẻ uống sữa nhiều hơn.
  • Hạn chế giờ ngủ trưa để buổi tối trẻ được ngủ ngon hơn.
  • Đưa trẻ đi dạo.
  • Tắm nước ấm cho trẻ.
  • Đừng đặt kỳ vọng quá cao đối với con.
  • Cho trẻ thử nghiệm với các loại trò chơi, âm thanh mới mẻ. 

wonder week của trẻ

 

Ngoài ra, không ép trẻ ăn hoặc bú sữa, hãy để con ăn uống thoải mái. Nhưng bố mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng của con cân đối nhu cầu 4 nhóm chất (protein, tinh bột, chất béo, vitamin và chất khoáng), đồng thời tránh các thực phẩm khó tiêu. Bởi các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, đau bụng, đầy hơi hay trẻ bị nóng trong… là những tác nhân khiến trẻ càng thêm khó chịu, quấy khóc và trải qua tuần khủng hoảng nghiêm trọng hơn. 

Đối với trẻ uống sữa công thức, bố mẹ nên ưu tiên các sản phẩm có đạm mềm nhỏ tự nhiên và không bị biến tính trong quá trình xử lý. Nhờ đó mà trẻ dễ dàng tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất có trong sữa để tạo nền tảng phát triển tối ưu.

6. Các câu hỏi thường gặp

Sau đây là những câu hỏi về các giai đoạn khủng hoảng của trẻ và lời giải:

6.1 Làm thế nào để biết được chính xác lịch tuần khủng hoảng của bé?

Để biết được các mốc wonder week, bố mẹ cần tính tuổi của con theo ngày dự sinh. Chẳng hạn, nếu con dự sinh vào 16/12 nhưng sinh vào 20/12, ngày để bắt đầu tính wonder week là 16/12.

Để thuận tiện, bố mẹ có thể tải các ứng dụng (app) hỗ trợ tính wonder week cho con.

6.2 Có phải các tuần wonder week là nguyên nhân khiến trẻ hay khóc và khó chịu không?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên quấy khóc như con đang bị táo bón, chướng bụng, cảm thấy ngứa,... hay chỉ đơn giản là con muốn được bố mẹ chú ý. Vì thế, khi thấy trẻ có dấu hiệu khó chịu, bố mẹ không nên vội “đổ lỗi” cho wonder week mà nên quan sát xem con có những biểu hiện bất thường khác không. 


Trên đây là toàn bộ thông tin về các tuần khủng hoảng của trẻ trong hai năm đầu đời. Bố mẹ nên tham khảo để đón nhận thay đổi của con, đồng thời có giải pháp chăm sóc phù hợp, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và não bộ sau này. Chúc bé nhà mình luôn vui khỏe mỗi ngày!

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Những cách đơn giản giúp bố bận rộn có thêm thời gian trải nghiệm cùng con

Những cách đơn giản giúp bố bận rộn có thêm thời gian trải nghiệm cùng con

Không phải ngẫu nhiên mà mọi người thường cho rằng “Thiên tài được tạo ra từ bàn tay của người cha”. Vì theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường Đại học Harvard, trẻ sẽ thông minh hơn nếu được nhận sự quan tâm đặc biệt của bố. Trong một công trình nghiên cứu khác, các chuyên gia tâm lý học cũng cho biết rằng, những đứa trẻ được bố quan tâm, dành nhiều thời gian cùng vui chơi, trải nghiệm sẽ sớm phát hiện được năng khiếu, được nuôi dưỡng và phát triển tiềm năng bản thân từ bé. Từ đó có thế thấy, bố đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành “bệ phóng” giúp bé mạnh dạn, tự tin hơn trong tương lai.