Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa và cách xử trí hiệu quả
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là hiện tượng thường gặp trong những năm tháng đ.... read more
Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến, thường gặp ở trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi. Hiện tượng vàng da ban đầu sẽ xuất hiện ở vùng da mặt và kết mạc mắt, sau đó lan dần xuống toàn thân.
Theo đó, những trẻ sinh non khi chưa đủ 37 tuần tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh vàng da sinh lý cao hơn những trẻ đủ tháng. Nguyên nhân xuất phát từ việc gan của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên không thể loại bỏ Bilirubin một cách hiệu quả.
Trẻ sơ sinh bị vàng da có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân dưới đây:
Đây là nguyên nhân chính gây bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Theo đó, Bilirubin là một sắc tố màu vàng cam, được sinh ra trong quá trình thoái giáng hồng cầu, nguyên nhân là do:
• Trẻ mắc các bệnh lý như thiếu men G6PD, bệnh màng hồng cầu, Thalassemia tại hồng cầu làm cho hồng cầu dễ vỡ.
• Bất đồng nhóm máu mẹ con hệ ABO (mẹ nhóm O, con sinh ra nhóm A hoặc B) và nhóm máu hệ RH (mẹ nhóm Rh- sinh con Rh+) khiến hệ thống miễn dịch của mẹ có thể phá hủy hồng cầu của con.
• Trẻ khi sinh ra có các vết bầm tụ máu to trên người.
Trẻ sinh non, thiếu hụt hoocmon hoặc bị mắc các bệnh lý như hội chứng Gilbert, hội chứng Crigler-Najjar, bệnh lý chuyển hóa di truyền (Galactosemia, rối loạn chuyển hóa Tyrosin…) rất dễ bị suy giảm chức năng chuyển hóa. Đồng thời, chứng đái tháo đường thai kỳ của mẹ cũng ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa Bilirubin của trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh bị hẹp môn vị, tắc ruột phân su, phình đại tràng bẩm sinh, tắc ruột non đều có nguy cơ tăng tái hấp thu Bilirubin từ ruột gây vàng da.
Trẻ sơ sinh không bú đủ sữa mẹ dễ bị mất nước, thiếu năng lượng khiến các cơ quan không hoạt động tốt, nhất là gan. Từ đó làm giảm quá trình đào thải và tăng tái hấp thu Bilirubin từ ruột gây vàng da.
Để nhận biết trẻ sơ sinh có bị vàng da hay không có 2 cách:
• Cách 1: Để trẻ ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên và dùng ngón tay ấn vào da trẻ khoảng 5 giây. Sau khi buông ra, nếu vùng da đó chuyển sang màu vàng, tức là trẻ đã bị vàng da.
• Cách 2: Nếu nghi ngờ trẻ sơ sinh bị vàng da, bác sĩ sẽ sử dụng máy đo Bilirubin qua da (BILI Check) để kiểm tra mức độ bệnh, từ đó xác định nguyên nhân rõ ràng hơn.
Có 2 loại vàng da ở trẻ sơ sinh là vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý. Tùy vào từng dấu hiệu, bố mẹ có thể xác định trường hợp mắc bệnh của trẻ, cụ thể:
Đây là tên gọi tình trạng vàng da ở mức độ nhẹ, xảy ra do số lượng hồng cầu trong máu lớn, hồng cầu chứa HbF hoặc chức năng gan kém. Thông thường, vàng da sinh lý chỉ đổi màu vùng da cổ, mặt, ngực và vùng bụng phía trên rốn. Tình trạng này có thể xuất hiện từ ngày thứ 3 sau sinh và tự biến mất trong vòng 7 - 10 ngày.
Vàng da được coi là bệnh lý khi xuất hiện sớm (trong vòng 1 - 2 ngày sau khi sinh) và không tự hết sau 2 tuần (với trẻ sinh đủ tháng) hoặc 3 tuần (với trẻ sinh non). Đồng thời, loại bệnh này có mức độ nguy hiểm cao, tốc độ lây lan toàn thân nhanh, độ vàng nhiều, kèm theo đó là các dấu hiệu bất thường khác như nôn trớ, sốt, phân bạc màu, bỏ bú, quấy khóc…
Vậy trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không?
Nếu trẻ chỉ bị vàng da sinh lý thì mẹ không cần quá lo lắng, tình trạng này sớm biến mất trong 7 - 10 ngày. Thế nhưng, nếu trẻ bị vàng da bệnh lý, mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị, hạn chế tối đa các biến chứng nghiêm trọng như bại não, suy giảm trí tuệ, mất thính lực.
Bệnh vàng da nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ không để lại các biến chứng sau này. Vì vậy, bố mẹ nên nắm rõ các cách xử lý sau:
- Đối với vàng da sinh lý:
Nếu trẻ được chẩn đoán vàng da sinh lý mức độ nhẹ, mẹ chỉ cần cho con tắm nắng khoảng 5 - 20 phút trước 7 giờ sáng mỗi ngày. Nhờ vitamin D từ ánh nắng mặt trời, tình trạng vàng da sẽ nhanh chóng được khắc phục trong 1 - 2 tuần.
- Đối với vàng da bệnh lý:
Nếu được bác sĩ chẩn đoán mắc vàng da bệnh lý, trẻ cần được chữa trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bởi nếu chậm trễ, Bilirubin gián tiếp có thể thấm vào não gây nhiễm độc thần kinh dẫn đến tử vong hoặc bại não suốt đời.
Hiện nay có 3 phương pháp điều trị vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh:
• Chiếu đèn: Đây là cách điều trị vàng da phổ biến, an toàn và chi phí không quá cao. Theo đó, phương pháp này sử dụng ánh sáng xanh để chiếu vào cơ thể trẻ, nhờ đó phá vỡ Bilirubin gián tiếp thành Photobilirubin có khả năng tan trong nước rồi đào thải qua gan hoặc thận.
• Cung cấp nước và năng lượng: Trẻ sẽ được cung cấp đủ nước thông qua việc bú hoặc truyền dịch để làm tăng tốc độ chuyển hóa Bilirubin, đồng thời giảm nồng độ chất này trong máu.
• Thay máu: Phương pháp này chỉ áp dụng cho những trường hợp vàng da bệnh lý nặng nhưng phát hiện muộn và có nguy cơ cao bị nhiễm độc thần kinh. Vì vậy, việc thay máu sẽ làm giảm nhanh lượng Bilirubin, giúp trẻ thoát khỏi nguy hiểm, sau đó tiếp tục chiếu đèn để giảm dần Bilirubin về bình thường.
Để phòng ngừa bệnh vàng da cho con yêu nhà mình, mẹ nên:
• Trong giai đoạn mang thai, mẹ tuân thủ lịch khám thai định kỳ và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế nguy cơ sinh non.
• Đừng quên theo dõi cơ thể trẻ trong vòng 7 - 10 ngày sau sinh. Nếu có dấu hiệu vàng da, mẹ cần đưa con đi khám ngay lập tức.
• Giữ ấm trẻ khi vừa lọt lòng để giúp ổn định thân nhiệt, hạn chế hạ đường huyết và đi phân su sớm.
• Ngay khi chào đời, trẻ cần bú sữa non sớm. Những ngày sau đó, mẹ cho trẻ bú 8 - 12 cữ mỗi ngày để cung cấp đủ nước, giúp đào thải nhanh Bilirubin qua đường tiêu hóa.
Dưới đây là giải đáp cho những thắc mắc xoay quanh bệnh vàng da của trẻ sơ sinh:
Nhờ tác dụng của ánh sáng xanh, Bilirubin sẽ chuyển từ dạng không hòa tan thành hoà tan trong nước, sau đó được đào thải qua gan và thận. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc thời gian chiếu đèn khác nhau. Nếu Bilirubin tăng quá cao, trẻ sẽ được chiếu đèn hai mặt để tăng hiệu quả đào thải, hạn chế nguy cơ gây ra biến chứng.
Chiếu đèn hiện đang là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất trong chữa bệnh vàng da. Tuy nhiên đôi khi biện pháp này cũng gây ra một vài tác dụng phụ như thay đổi thân nhiệt, mất nước, đi tiêu lỏng, sạm da, tổn thương võng mạc.
Tuy nhiên, những tác dụng phụ này có thể được hạn chế bằng cách cho bé bú thường xuyên, truyền dịch, lựa chọn đèn có cường độ ánh sáng phù hợp và che mắt trẻ kỹ lưỡng trong lúc chiếu đèn.
Vitamin D có trong ánh mặt trời có thể hỗ trợ đẩy lùi tình trạng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về da, trẻ cần được tắm nắng đúng cách:
• Lần đầu, chỉ nên cho trẻ tắm nắng khoảng 5 - 10 phút và tăng dần lên sau đó, tuy nhiên không được quá 20 phút.
• Tắm nắng càng sớm càng tốt, tuyệt đối không cho trẻ tắm nắng sau 7 giờ.
• Che chắn mắt trẻ kỹ lưỡng để tránh để ánh nắng mặt trời làm tổn thương võng mạc.
• Hạn chế để ánh nắng chiếu trực tiếp vào vùng mặt và đầu trẻ.
• Lựa chọn nơi tắm nắng yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, không có nhiều gió và khói bụi.
• Ngừng tắm nắng khi trẻ bị ốm hoặc khi trời lạnh.
Nếu trẻ có 1 trong các dấu hiệu dưới đây, bố mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám ngay lập tức:
• Trẻ bị vàng da hơn nửa tháng chưa khỏi.
• Hiện tượng vàng da xuất hiện trong 24 giờ sau sinh.
• Mức độ vàng da nghiêm trọng, có tốc độ lây lan nhanh.
• Tần suất trẻ đi tiểu ít, nước tiểu trong.
Trên đây là những dấu hiệu và cách điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Có thể thấy, tủy vào tình trạng vàng da mà sẽ có cách xử lý phù hợp. Mẹ nên theo dõi những sự thay đổi trên cơ thể con sau khi sinh để nhanh chóng phát hiện và khắc phục kịp thời nhé.