Nhảy đến nội dung
trẻ bị táo bón nặng

Trẻ bị táo bón nặng do 7 cách chăm sóc sai lầm, phải làm sao?

Táo bón là bệnh lý thường gặp ở trẻ em và có thể cải thiện dễ dàng. Tuy nhiên, những sai lầm trong cách chăm sóc của bố mẹ có thể làm trẻ bị táo bón nặng hơn, thậm chí là xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 7 nhầm lẫn cần tránh và cách khắc phục tình trạng trẻ táo bón nặng, giúp trẻ đi ngoài dễ dàng. Cùng Friso tìm hiểu ngay nhé!

1. Trẻ bị táo bón nặng là như thế nào?

Trước tiên, bố mẹ cần hiểu rằng táo bón ở trẻ em là tình trạng đi ngoài ít hơn bình thường (dưới 3 lần/tuần), với hình thái phân to, cứng và thường phải dùng lực mạnh để rặn gây đau rát. Theo đó, trẻ được xem là táo bón nặng khi tình trạng trên tái phát liên tục, không cải thiện hoặc trị mãi không dứt. Ngoài ra, táo bón lâu ngày còn khiến trẻ cảm thấy khó chịu, thay đổi hành vi, hay cáu gắt do thường xuyên bị đau vùng bụng, mệt mỏi và buồn nôn.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài 1 ngày bao nhiêu lần là bình thường?

2. Điểm danh 7 sai lầm khi chăm sóc khiến trẻ táo bón nặng

Trẻ bị táo bón thường hay khóc quấy khó chịu, tiêu hóa kém, không hấp thu dinh dưỡng dẫn đến tình trạng chậm tăng trưởng. Chính vì những lý do này nên chỉ cần thấy con 5-7 ngày mới đi tiêu, nhiều bà mẹ đã cuống cuồng lo lắng và tự ý dùng nhiều biện pháp kích thích không đúng cách khiến tình trạng của bé ngày càng nặng hơn.

Dưới đây là các nhầm lẫn tai hại về cách chăm sóc trẻ táo bón có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bố mẹ nên lưu ý:

2.1. Cho uống quá nhiều nước khi bé bị táo bón

Đây là một trong những sai lầm khiến trẻ bị táo bón nặng vô cùng phổ biến. Theo đó có rất nhiều mẹ quan niệm, trẻ táo bón uống nước nhiều có thể giúp phân mềm ra và dễ đi hơn. Song trên thực tế, khi uống quá nhiều nước sẽ làm bé no bụng, lười ăn nên không có đủ dưỡng chất để chuyển hóa. Kết quả là phân khó mềm và trẻ cũng không thể đi ngoài được.

2.2. Bổ sung chất xơ sai cách

Tăng cường chất xơ đột ngột không phải là cách giải quyết tình trạng táo bón ở trẻ như nhiều người vẫn nghĩ. Ngược lại, việc trẻ táo bón ăn dồn dập quá nhiều rau, hoa quả sẽ khiến khối phân lớn nhưng rất cứng, dẫn đến khó đi ngoài hơn. Vì vậy, bố mẹ nên lưu ý là chỉ nên tăng dần lượng chất xơ cho trẻ, đồng thời cho con uống đủ nước, bổ sung chất lỏng (canh) để giúp đẩy chất xơ qua ruột dễ dàng hơn. 

2.3. Lạm dụng thuốc thụt hậu môn, men vi sinh cho trẻ

Một số phụ huynh cho rằng, cách xử trí khi bé bị táo bón khó đi ngoài là sử dụng thuốc thụt hậu môn hoặc bổ sung men vi sinh. Theo đó, thuốc thụt có tác dụng kích thích phân ra dễ dàng, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời và cần theo chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng có thể gây trầy xước, chảy máu hậu môn khiến trẻ đau rát và sợ đi ngoài hơn. 

Còn với men vi sinh trị táo bón, nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể tác động xấu đến khả năng cân bằng đường ruột của cơ thể, dẫn đến trẻ dễ mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa hơn.

2.4. Tự ý dùng các mẹo dân gian để kích thích bé đi tiêu

Việc tự ý sử dụng các biện pháp kích thích như bơm, thụt hậu môn cho bé theo các phương pháp dân gian (dùng mật ong, đọt mồng tơi,…) có thể làm ảnh hưởng đến phản xạ đi ngoài tự nhiên. Tình trạng này kéo dài sẽ làm trẻ bị táo bón nặng hơn và mất dần khả năng tự đi tiêu.

Xem thêm: Trị táo bón cho bé bằng các mẹo dân gian, mẹ dã thử chưa?

2.5. Không tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ

Táo bón ở trẻ em là bệnh lý cần được điều trị lâu dài. Tuy vậy, nhiều bố mẹ sau khi nhận thấy tình trạng táo bón của con có cải thiện thì ngưng dùng thuốc hoặc không tuân theo chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt mà bác sĩ hướng dẫn khiến bệnh khó chữa hơn.

2.6. Nghĩ con đang không thoải mái vì vấn đề khác chứ không phải đang “nín nhịn”

Trẻ 2 tuổi trở lên là đối tượng dễ bị táo bón vì thói quen không ăn nhiều rau, ít vận động và bắt đầu xuất hiện những biểu hiện căng thẳng, nhịn đi vệ sinh nếu con mải chơi. Chưa kể, nhiều mẹ không chú ý đến biểu hiện của con khi đi vệ sinh, không phát hiện con đang cố ý nín nhịn khiến tình trạng táo bón của bé càng thêm nặng.

3. Táo bón nặng nguy hiểm như thế nào với trẻ?

Có thể nói, những nhầm lẫn khi chăm trẻ táo bón kể trên không chỉ làm tình trạng trầm trọng hơn, mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng quát của bé như: Nứt/ chảy máu hậu môn do phải dùng lực rặn mạnh mỗi khi đi đại tiện, tắc ruột do khối phân lớn, thậm chí là sa trực tràng - triệu chứng cảnh báo trẻ bị táo bón nặng và cần đưa đến bác sĩ điều trị sớm để tránh nhiễm trùng.

Chưa kể, việc đi ngoài khó khăn khiến bé thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu sẽ làm trẻ trở nên biếng ăn, không tiêu hóa và hấp thụ được dinh dưỡng… Từ đó dẫn đến chậm phát triển về thể chất và trí tuệ. Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị táo bón hoặc tần suất đi tiêu thất thường, bố mẹ cần tìm cách giải quyết dứt điểm càng sớm càng tốt.

Có thể mẹ quan tâm: Cẩn trọng với 10 hậu quả của táo bón ở trẻ em 

4. [Giải đáp] Trẻ bị táo bón nặng phải làm sao?

Để cải thiện táo bón đúng cách, bố mẹ cần kiên trì dùng thuốc cho con theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời kết hợp thay đổi chế độ dinh dưỡng và điều chỉnh lối sống ở trẻ. Cụ thể:

4.1. Cho trẻ uống nước vừa đủ

Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, mẹ không cần bổ sung thêm nước, do con đã được bổ sung nước thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trẻ lớn hơn cần cho uống thêm nước ép hoa quả, nước luộc rau củ hoặc canh để đảm bảo đủ nước. Tránh sử dụng những loại nước ngọt có gas có thể làm chứng táo bón ở trẻ nặng hơn.

4.2. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ hòa tan chữa táo bón

Để trẻ bị táo bón nặng dễ dàng đi ngoài, mẹ nên bổ sung nhóm thực phẩm chứa chất xơ hòa tan có khả năng hấp thụ nước, giúp làm mềm phân. Loại chất xơ này thường có nhiều trong yến mạch, các loại hạt, rau xanh (như mồng tơi, rau đay, quả đậu bắp), các loại trái cây mọng nước (như thanh long, dưa hấu, bưởi, táo). Ngoài cách chế biến thông thường, mẹ có thể trình bày món ăn theo những hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu để thu hút sự chú ý, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

4.3. Chọn sữa công thức cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ

Nếu trẻ đang uống sữa công thức, mẹ cần xem xét đổi loại sữa mới. Ưu tiên chọn sữa có cấu trúc đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên, giàu chất xơ để giúp hệ tiêu hóa của trẻ dễ dàng hấp thu. 

Xem thêm: Các loại sữa dành cho trẻ bị táo bón

4.4. Tập thói quen đi tiêu đúng giờ

Nếu không biết làm sao để khắc phục tình trạng trẻ bị táo bón khó đi ngoài, mẹ hãy tập cho con thói quen đi tiêu mỗi ngày vào buổi sáng hoặc sau khi ăn tối 30 phút. Trong quá trình đó, bạn có thể xoa nhẹ bụng con theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột. Ngoài ra, thi thoảng ở một vài thời điểm trong ngày, mẹ có thể hỏi xem liệu bé có muốn đi vệ sinh không. Nhưng lưu ý chỉ nên nhắc nhở nhẹ nhàng để tránh tạo ra áp lực cho trẻ.

4.5. Trẻ bị táo bón nặng phải làm sao? Hãy massage bụng cho con thường xuyên

Massage bụng là cách giúp trẻ tăng nhu động ruột, kích thích phân đào thải ra ngoài dễ dàng hơn. Theo đó, mẹ chỉ cần chụm 3 ngón tay giữa, đặt lên vùng bụng xung quanh rốn và xoa nhẹ theo chuyển động tròn quanh rốn khoảng 3 phút. Thực hiện khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày.

4.6. Dùng thuốc làm mềm phân đúng cách

Bên cạnh những cách trị táo bón kể trên, bố mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho con dùng thuốc làm mềm phân. Thuốc làm mềm phân được nhận định là an toàn cho trẻ em, nhưng trẻ nên sử dụng đúng liều lượng chỉ định, không tự ý ngưng thuốc nếu không có sự đồng ý của bác sĩ.

5. Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện? 

Trong trường hợp đã áp dụng những cách chữa táo bón mà tình trạng của trẻ vẫn không cải thiện; đồng thời xuất hiện kèm các dấu hiệu dưới đây, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để được chữa trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Bé nhỏ hơn 6 tháng đi tiêu ra phân cứng thay vì mềm hoặc sệt, không đi tiêu sau hơn 24 giờ so với bình thường (ví dụ bình thường bé đi tiêu 2 ngày/lần, nhưng đã 3 ngày vẫn chưa đi tiêu).

Trên đây là những nhầm lẫn khi chăm sóc làm trẻ bị táo bón nặng hơn mà phụ huynh cần lưu ý. Do còn nhỏ nên bé chưa biết cách biểu đạt tình trạng khó chịu của mình. Vì thế, bố mẹ hãy lắng nghe và chú ý đến từng biểu hiện của con để cải thiện sức khỏe trẻ một cách tốt nhất nhé!

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

Cách xử lý loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là tình trạng thường gặp, có thể nhiều nguyên nhân như lạm dụng kháng sinh, ăn dặm quá sớm,... Tìm hiểu ngay!