Nhảy đến nội dung
trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài

Trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài: Do táo bón hay giãn ruột?

Khi trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài, nhiều cha mẹ lo lắng không biết trẻ liệu có gặp phải táo bón không. Trên thực tế, tình trạng trẻ không đi ngoài nhiều ngày còn có thể là do giãn ruột. Để phân biệt tình trạng giãn ruột ở trẻ sơ sinh khác gì với táo bón, cha mẹ hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

1. Tần suất đi ngoài của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Thông thường, trẻ sơ sinh có thể đi ngoài nhiều lần trong ngày, trung bình 4 - 5 lần/ngày. Tuy nhiên, tần suất này có thể thay đổi theo loại sữa mà bé bú. Chẳng hạn, những bé bú mẹ sẽ có tần suất đi ngoài nhiều hơn các bé dùng sữa công thức.

Cách giúp mẹ kiểm tra tình trạng phân của trẻ nhanh chóng

Để có thể đánh giá được sức khỏe tiêu hóa của con thông qua tình trạng phân nhanh chóng, mẹ có thể sử dụng “BÁCH PHÂN TỪ ĐIỂN”. Đây là công cụ hỗ trợ mẹ phân loại, so sánh và đánh giá phân của con mà không cần mất quá nhiều thời gian.

Truy cập https://loyalty.friso.com.vn/poop-scanned/home.html để trải nghiệm BÁCH “PHÂN” TỪ ĐIỂN ngay hôm nay mẹ nhé.

Bách phân từ điển

 

2. Trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài - có thể là do giãn ruột

Khi được 2 tháng tuổi trở lên, trẻ có thể không đi ngoài thường xuyên nữa, thậm chí là 8 ngày không đi ngoài. Dù vậy, đây là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, được gọi là giai đoạn giãn ruột.

Giãn ruột là tình trạng thể tích ruột của trẻ tăng lên so với bình thường. Điều này làm cho ruột có khả năng chứa nhiều chất thải. Vì vậy, thời gian làm đầy ruột và đào thải ra ngoài kéo dài hơn, dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài.

Tình trạng giãn ruột có thể xuất hiện khi trẻ được 2 tháng tuổi và kéo dài trong vòng 2 đến 3 tháng. Lúc này, nhiều cha mẹ thắc mắc giãn ruột liệu có nguy hiểm đến trẻ không. Trên thực tế đây là một hiện tượng sinh lý bình thường, dù không đi ngoài nhiều ngày nhưng sức khỏe của trẻ vẫn ổn định.

Do đó, cha mẹ không nên quá lo lắng và nhầm lẫn giãn ruột với táo bón. Cả 2 tình trạng đều khác nhau, cũng như dễ dàng phân biệt thông qua một số dấu hiệu đặc trưng. Cụ thể cách nhận biết như thế nào, hãy tiếp tục tham khảo ở phần tiếp theo!

nguyên nhân trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài

 

3. Giãn ruột có gì khác với táo bón?

Để phân biệt giãn ruột với táo bón, cha mẹ có thể dựa vào 5 dấu hiệu sau đây: 

3.1. Trẻ không đi ngoài nhiều ngày

Giãn ruột và táo bón đều làm cho trẻ không đi ngoài trong nhiều ngày. Nhưng, so với táo bón, giãn ruột khiến thời gian trẻ không đi ngoài kéo dài hơn. Cụ thể:

  • Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, nếu gặp phải táo bón thì khoảng 7 ngày trẻ không đi vệ sinh. Nhưng, nếu là giãn ruột thì thời gian trẻ không đi ngoài kéo dài đến 10 ngày, thậm chí từ 13 - 15 ngày.
  • Đối với trẻ uống sữa công thức, nếu gặp phải táo bón thì khoảng 3 ngày trẻ không đi vệ sinh. Nhưng, nếu là giãn ruột thì thời gian không đi ngoài kéo dài đến 5 ngày.

Mặc dù vậy, thời gian đi ngoài chỉ là con số tham khảo. Để phân biệt rõ hơn về táo bón và giãn ruột thì mẹ phải dựa vào thêm màu sắc, kết cấu phân, cũng như biểu hiện của trẻ.

Xem thêm: Những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón

3.2. Phân mềm ướt, màu sắc tốt

Giãn ruột không ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa nên phân được thải ra hoàn toàn bình thường. Biểu hiện là phân mềm, có màu vàng nâu, hoặc vàng nhạt nếu trẻ bú sữa công thức; đối với trẻ bú sữa mẹ thì tiêu phân có màu vàng tươi.

Với tình trạng táo bón, phân sẽ vón cục, cứng, có màu xanh hoặc đen. Đôi khi, mẹ có thể nhìn thấy máu trên bề mặt phân.

3.3. Trẻ rặn và gồng mình nhẹ 

Hành động rặn và gồng mình là một dấu hiệu bình thường cho thấy trẻ đang tập thói quen thải phân ra ngoài. Cùng với đó, trẻ có thể đỏ mặt, xì hơi nhiều hơn khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, mức độ không quá nghiêm trọng, đau khi đi đại tiện so với táo bón. 

3.4. Trẻ ăn và ngủ tốt hơn 

Nếu như táo bón khiến trẻ sơ sinh bỏ ăn, bỏ bú và quấy khóc thường xuyên thì trẻ giãn ruột ăn tốt hơn. Điều này là do kích thước ruột tăng lên, khiến dạ dày rỗng nhanh hơn. Nhờ vậy, trẻ có thể bú sữa nhiều hơn.

trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài

 

3.5. Trẻ vui chơi bình thường 

Giãn ruột làm cho thể tích ruột tăng lên, đến khi tích tụ phân đủ nhiều thì nhu động ruột tự động thải phân ra ngoài. Do đó, dù trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài nhưng trẻ vẫn sinh hoạt, vui chơi bình thường. Trẻ không có biểu hiện đau bụng, cáu gắt hay mệt mỏi như táo bón gây ra. 

Như vậy, dấu hiệu của giãn ruột hoàn toàn khác với táo bón. Giãn ruột không đáng lo và làm cho trẻ khó chịu như táo bón. Nhưng để an tâm hơn, cha mẹ nên tham khảo, áp dụng một số biện pháp bên dưới giúp kích thích hệ tiêu hóa, tăng tần suất đi ngoài cho trẻ. 

4. Bật mí 6 cách giúp trẻ sơ sinh tăng cường hệ tiêu hóa, đi ngoài dễ dàng

Dưới đây là bí quyết giúp cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ trẻ sơ sinh đi ngoài dễ dàng: 

4.1. Massage bụng cho trẻ

Massage bụng giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, đồng thời kích thích nhu động ruột để trẻ đi ngoài dễ dàng. Cha mẹ hãy cho trẻ nằm ở trên giường, sau đó tiến hành bài tập massage bụng như sau:

  • Massage theo vòng tròn: Đặt tay lên bụng của trẻ, massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 - 15 giây. 
  • Massage theo chiều dọc: Dùng hai tay massage từ ngực dọc xuống bụng của trẻ khoảng 10 lần. 
  • Massage hai chiều ngược nhau: Đặt hai tay lên bụng của trẻ, một tay vuốt từ trên xuống và một tay vuốt từ dưới lên khoảng 20 lần.

Lưu ý: Cha mẹ nên massage bụng khi trẻ không quá no và thực hiện tối đa 1 - 2 lần/ngày.

4.2. Tắm nước ấm cho trẻ

Cho trẻ tắm với nước ấm giúp kích thích tuần hoàn máu, làm ấm bụng và cải thiện tình trạng khó tiêu. Theo đó, mẹ nên pha nước ấm với nhiệt độ 35 độ C, kiểm tra bằng cách sử dụng khuỷu tay hoặc nhiệt kế. Khi tắm cho trẻ, mẹ cũng phải giữ phòng tắm ấm áp, không có gió lùa để đảm bảo an toàn cho con.

làm gì khi trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài

 

4.3. Tăng các cữ bú

Trong giai đoạn giãn ruột, dạ dày bị rỗng nhanh hơn nên trẻ phải được cho bú nhiều hơn. Mẹ nên tăng các cữ bú, mỗi lần bú cách nhau 90 phút. Đặc biệt là hãy cho con bú sữa mẹ vì đây là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ càng nhiều thì càng được tăng cường đề kháng, cũng như rút ngắn thời gian đi ngoài.

4.4. Mẹ ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ 

Khi nuôi con bằng sữa mẹ, chị em cần lưu ý xây dựng chế độ ăn khoa học. Trong đó, hãy bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như khoai lang, chuối, lê, bơ, táo, rau lang, rau mồng tơi hoặc rau chân vịt, để tăng cường chất lượng sữa mẹ, giúp sữa “mát” hơn và từ đó, hỗ trợ trẻ đi ngoài dễ dàng.

trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài phải làm sao

 

4.5. Lựa chọn sữa công thức giàu chất xơ, đạm mềm dễ tiêu hóa

Trong trường hợp sữa mẹ ít hoặc không có cho con bú, một giải pháp thay thế tốt hơn là cho trẻ uống sữa công thức. Với tình trạng trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài do giãn ruột, cha mẹ nên lựa chọn sản phẩm giàu chất xơ, có đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên giúp con dễ dàng tiêu hóa, tăng tần suất đi ngoài.

Như vậy, chắc hẳn phụ huynh đã hiểu rõ nguyên nhân trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài đa phần là do giãn ruột gây ra. Để giúp trẻ cảm thấy thoải mái, đi ngoài nhanh hơn cũng như tránh gặp phải táo bón, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp cải thiện hệ tiêu hóa được chia sẻ trong bài viết nhé!
 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
cách massage cho trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì, kiêng gì để con dễ đi tiêu?

Thông thường, sữa mẹ khá dễ tiêu nên bé thường ít khi bị táo bón khi bú mẹ hoàn toàn. Thế nhưng do “chất” và “lượng” sữa có vấn đề nên dù đang bú mẹ thì trẻ vẫn có nguy cơ bị táo bón. Vậy trẻ bú mẹ bị táo bón, mẹ nên ăn gì để “mát” sữa và giúp con dễ đi ngoài hơn?