Nhảy đến nội dung
bà bầu đau lưng 3 tháng đầu

Nguyên nhân mẹ bầu đau lưng 3 tháng đầu và cách khắc phục hiệu quả

Mẹ bầu đau lưng 3 tháng đầu là một tình trạng phổ biến. Có người bị đau lưng thoáng qua trong thời gian ngắn, song có nhiều trường hợp đau dai dẳng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm trạng của mẹ bầu. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bà bầu đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ và cách khắc phục hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về triệu chứng đau lưng khi mang thai 

Giai đoạn mang thai ba tháng đầu, ngoài tăng cân, ốm nghén, rạn da và tâm lý nhạy cảm, cơ thể của mẹ bầu còn sản sinh nhiều loại hormone, làm mềm dây chằng xương chậu, kéo giãn liên hợp xương mu và khớp xương cùng, dẫn đến tình trạng đau lưng, đau nhức xương khớp dữ dội. 

Theo đó, triệu chứng thường gặp khi mẹ bầu đau lưng 3 tháng đầu bao gồm:

  • Xuất hiện cơn đau thắt lưng khi mang thai 3 tháng đầu và mức độ đau nhiều hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Cơn đau buốt khu trú ở vùng mông, dần dần lan xuống sau đùi, khiến chị em gặp khó khăn khi di chuyển và vận động.
  • Đau khớp nối giữa xương cùng và xương chậu trong suốt thời gian mang thai.
  • Cảm giác đốt sống ngang thắng lưng, đặc biệt là lưng dưới bị mỏi hoặc đau nhức.
  • Đau lưng trở nặng về đêm.
  • Đau lưng đi kèm ốm nghén, ợ chua và nhức đầu.
bầu 3 tháng đầu bị đau lưng

 

2. Vì sao bà bầu đau lưng 3 tháng đầu?

Nhìn chung, đau lưng khi mang thai chủ yếu liên quan đến tư thế, bệnh lý hoặc sức chịu lực của cơ lưng, cơ bụng. Dưới đây là 7 nguyên nhân phổ biến:

2.1. Thừa cân khi mang thai 

Mẹ bầu bị thừa cân có nguy cơ đau lưng nhiều hơn so với người có cân nặng chuẩn. Lý do là cột sống của mẹ không chỉ chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể, mà còn bao gồm sức nặng của thai nhi đang lớn lên từng ngày.

Xem thêm: Cân nặng chuẩn của bà bầu theo từng tháng

2.2. Cơ bụng yếu

Cơ bụng yếu là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến bà bầu đau lưng 3 tháng đầu. Theo đó, cơ bụng hỗ trợ cột sống của mỗi người. Khi cơ bụng yếu đi, điều này gia tăng áp lực cột sống, cơ, khớp, dây chằng ở lưng và dẫn đến tình trạng đau nhức.

2.3. Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, cơ thể của mẹ tự động tiết ra hormone relaxin, giúp cổ tử cung và cơ xương chậu thư giãn, hỗ trợ quá trình chuyển dạ suôn sẻ. Tuy nhiên, tác động của hormone relaxin đồng thời khiến dây chằng và khớp giãn ra, dẫn đến mẹ bầu bị đau lưng, mệt mỏi trong 3 tháng đầu.

2.4. Stress thai kỳ

Căng thẳng, áp lực trong thai kỳ là nguyên nhân khiến vùng lưng bị căng, co thắt và đau nhức dữ dội. Ngoài ra, khi mức độ căng thẳng gia tăng, điều này khiến bó cơ không được phục hồi, từ đó làm trầm trọng tình trạng đau lưng.

đau lưng mang thai 3 tháng đầu

 

2.5. Do thay đổi trọng tâm cơ thể

Thai nhi càng phát triển thì trọng tâm cơ thể của mẹ càng nghiêng về phía trước và dễ bị té ngã. Để duy trì cân bằng, cột sống và một số bộ phận khác cố gắng tự điều chỉnh. Song, điều này tạo áp lực cho lưng và khu vực xương khớp lân cận, dẫn đến bà bầu đau lưng 3 tháng đầu. 

2.6. Cột sống thắt lưng bị thu hẹp

Bụng của mẹ bầu phát triển càng to, cột sống thắt lưng càng bị uốn cong và ống thần kinh trở nên thu hẹp. Lúc này, dây thần kinh chạy qua cột sống thắt lưng dễ bị chèn ép, gây ra triệu chứng đau lưng, nhức mỏi khó chịu. 

2.7. Nguyên nhân khác

Hiện tượng mẹ bầu đau lưng 3 tháng đầu còn có liên quan đến nguyên nhân khác, bao gồm:

  • Đứng, ngồi hoặc nằm sai tư thế trong thời gian dài khiến mẹ bầu bị đau lưng trong thai kỳ. 
  • Triệu chứng đau lưng có thể xuất hiện ở phụ nữ mang đa thai hoặc có cơ bụng yếu.
  • Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu và sinh hoạt không lành mạnh, tiền sử mắc bệnh cột sống, xương chậu, khớp xương đùi hoặc lưng khiến tình trạng đau lưng trở nên nghiêm trọng.

Xem thêm: Hướng dẫn tư thế ngủ tốt cho bà bầu

3. Bà bầu đau lưng 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Đau lưng khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường và trong 3 tháng đầu, cơn đau không diễn ra nghiêm trọng nên mẹ bầu không phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu đau lưng dữ dội, đi kèm một số dấu hiệu bất thường dưới đây thì chị em nên đi khám sớm để được hỗ trợ kịp thời. 

  • Sốt cao.
  • Xuất hiện đau lưng đột ngột hoặc mức độ ngày càng nghiêm trọng.
  • Khó tiểu, nóng rát khi đi tiểu.
  • Chảy máu âm đạo.
  • Đau nhức tứ chi dữ dội. 

4. Cách trị đau lưng cho mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu 

Để giảm tình trạng đau lưng trong 3 tháng đầu và trong suốt thai kỳ, mẹ bầu có thể áp dụng những cách sau:

4.1. Massage

Massage là một trong những giải pháp hữu hiệu để làm giảm những cơn đau lưng trong suốt giai đoạn thai kỳ. Theo đó, mẹ bầu có thể nằm nghiêng hoặc ngồi, sau đó nhờ người thân thực hiện các động tác massage sau: xoa nóng 2 bàn tay và các đầu ngón tay, bắt đầu massage từ gáy và xoa bóp nhẹ nhàng xuống phần hông, sau đó xoa bóp ngược trở lại vùng vai, kéo dọc cơ thể và tỏa ra 2 bên sườn.

Xem thêm: Cách massage cho bà bầu giảm căng thẳng mệt mỏi

4.2. Chườm ấm

Những thai phụ bị đau lưng dữ dội có thể sử dụng túi nước nóng, chườm lên thắt lưng 20 phút để giảm tình trạng đau nhức. Nếu triệu chứng quá nghiêm trọng, mẹ bầu nên đi khám ngay, để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân và tiến hành điều trị cụ thể.

4.3. Luyện tập thể thao nhẹ nhàng

Theo khuyến nghị của chuyên gia, mẹ bầu nên thiết lập thói quen vận động mỗi ngày, ưu tiên bài tập thể thao nhẹ nhàng, như: bơi lội, đi bộ, pilate hoặc yoga, để tăng sức co giãn cho cơ lưng và cơ xương chậu, kích thích tuần hoàn máu ở lưng, từ đó hỗ trợ giảm đau lưng hiệu quả.

Xem thêm:

nguyên nhân bà bầu đau lưng 3 tháng đầu

 

5. Phòng ngừa chứng đau lưng ở mẹ bầu 3 tháng đầu như thế nào?

Để phòng ngừa và hạn chế chứng đau lưng, mẹ bầu có thể áp dụng những cách sau:

5.1. Duy trì tư thế đúng

Thói quen sinh hoạt đúng tư thế giúp hạn chế tình trạng đau lưng ở mẹ bầu, cụ thể:

  • Tư thế đứng: Hãy đứng thẳng như khi đo chiều cao, tức là đứng dựa sát vào tường, sao cho lưng và đầu thẳng hàng, căng cơ hông và cơ bụng để vùng lưng dễ chịu hơn.
  • Tư thế ngồi: Đảm bảo vùng lưng được nâng đỡ, bằng cách kê một chiếc gối nhỏ sau lưng hoặc ngồi trên gối lõm hình chữ D.
  • Tư thế nằm: Mẹ bầu nên nằm giường có nệm bằng và chắc, không nên nằm giường có nệm quá mềm vì điều này khiến tình trạng đau lưng nặng hơn. Khi mang thai tuần thứ 17, chị em hãy nằm nghiêng khi ngủ, đặt gối giữa hai đầu gối hoặc kê một chiếc dưới bụng, để giảm áp lực cho cột sống và tránh đau lưng khi ngủ dậy.

5.2. Không đi giày cao gót

Đi giày cao gót khi mang thai khiến toàn bộ sức nặng cơ thể dồn vào ngón chân, ảnh hưởng đến thần kinh hai bên hông. Đồng thời, làm cho cơ thể hướng về phía trước, gia tăng triệu chứng đau thắt lưng. Để khắc phục, mẹ bầu nên lựa chọn giày dép với phần mặt đế có vòm cong, chất liệu mềm mại và độ rộng vừa phải, giúp nâng đỡ xương bàn chân tốt hơn.

5.3. Tránh cúi, khom, nâng vật nặng

Dây chằng khớp dễ bị lỏng lẻo trong thai kỳ. Do đó, mẹ bầu phải hạn chế cúi, khom hoặc nâng vật nặng để hạn chế xảy ra rủi ro. Nếu bắt buộc phải mang vác, hãy chùng đầu gối thay vì khom người xuống, không vặn người và đưa vật sát về phía cơ thể.

5.4. Lựa chọn ghế ngồi thích hợp

Thay vì ngồi ghế mềm hoặc ghế sofa, mẹ bầu nên lựa chọn các loại ghế tựa lưng để nâng đỡ cột sống tốt. Sau 10 - 15 phút ngồi, hãy đứng dậy đi lại và vận động nhẹ nhàng. Nếu quá đau thắt lưng, chị em hãy thử tập động tác nghiêng hông 5 - 10 lần.

5.5. Không ăn quá nhiều

Tăng cân quá mức khiến cột sống chịu áp lực nặng nề và dẫn đến tình trạng đau lưng. Để khắc phục hiệu quả, mẹ bầu nên kiểm soát khẩu phần ăn hợp lý, chia nhỏ bữa ăn thành 5 - 6 bữa nhỏ, thay vì ăn quá nhiều trong một ngày. 

5.6. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ 

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ trong thai kỳ. Cụ thể, trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm giàu Magie và các vitamin nhóm B, không chỉ giúp mẹ dễ tiêu hóa, giảm táo bón mà còn giảm mệt mỏi ở mẹ bầu.

Xem thêm: Dấu hiệu bà bầu thiếu dinh dưỡng thai kỳ

Hiện nay, Frisomum Gold là dòng sữa giàu dinh dưỡng, dễ uống, dễ hấp thu, giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt. Sản phẩm bổ sung Magie và các vitamin nhóm B giúp mẹ bầu có thêm năng lượng. Ngoài ra, sản phẩm còn có nhiều ưu điểm khác như:

  • Chỉ số đường huyết thấp (GI = 25), giúp mẹ hạn chế tiểu đường thai kỳ, kiểm soát cân nặng ổn định và cải thiện vóc dáng đẹp sau sinh. 
  • Bổ sung hệ vitamin và khoáng chất thiết yếu, bao gồm: DHA, Canxi, Axit Folic, giúp bé phát triển tối ưu. 
  • Vị sữa đa dạng với hương VANI THANH NHẠT và CAM TỰ NHIÊN để mẹ tự do lựa chọn. 

vì sao bà bầu đau lưng trong 3 tháng đầu mang thai

Nhìn chung, bà bầu đau lưng 3 tháng đầu là hiện tượng sinh lý thường gặp nhưng không được chủ quan, xem nhẹ. Thay vào đó, thai phụ cần lưu ý sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học, có kết hợp dùng sữa bầu mỗi ngày và thường xuyên khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe tốt cho mẹ và bé.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
vì sao thực phẩm có GI thấp tốt cho mẹ bầu

Ăn gì nhiều sữa mẹ: 12 thực phẩm cực lợi sữa ít người biết

Sau khi sinh con, không ít chị em thắc mắc ăn gì nhiều sữa mẹ và có đủ các dưỡng chất để hỗ trợ trẻ phát triển tốt. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ cách xây dựng chế độ ăn khoa học, từ đó cải thiện chất lượng nguồn sữa tốt nhất!