Nhảy đến nội dung
mẹ ăn gì tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh

Bật mí mẹ ăn gì tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh vẫn có thể bị rối loạn tiêu hóa ngay khi bú sữa mẹ hoàn toàn. Do đó, mẹ nên bổ sung thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bé vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Vậy mẹ ăn gì tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh?

Nôn trớ, đầy bụng, bú kém, tiêu phân sống… là những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của bé còn khá non yếu nên dễ bị ảnh hưởng nếu chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không hợp lý. Vì vậy, mẹ cần chú ý xây dựng thực đơn ăn uống khoa học với các loại thức ăn giúp tăng cường chất lượng sữa mẹ, từ đó bổ sung đề kháng hiệu quả cho bé từ bên trong.

1. Mẹ ăn gì tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh? Danh sách các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bé mà mẹ nên ăn

Mẹ có thể tham khảo các loại thực phẩm giúp tăng chất lượng sữa, hỗ trợ bé tiêu hóa dễ dàng sau đây:

1.1. Chuối

Thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa đầu tiên dành cho bé yêu chính là chuối. Đây là loại trái cây có nhiều chất xơ và kali, giúp ngăn ngừa táo bón và cải thiện hoạt động của cơ ruột. Đặc biệt, pectin có trong chuối là thành phần hỗ trợ các chức năng của dạ dày, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

>> Tham khảo thêm: Bà bầu bị táo bón nên ăn và kiêng gì để nhanh khỏi?

Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, chuối còn giúp bổ sung 11 loại khoáng chất, 6 loại vitamin thiết yếu và cung cấp năng lượng khi trẻ đang mệt mỏi. 

1.2. Thức ăn từ gạo

Cơm trắng, cháo xay hoặc cháo hạt…là các loại thức ăn dễ tiêu. Bên cạnh đó, các dưỡng chất từ gạo còn được đánh giá không gây áp lực lên hệ tiêu hóa của bé cũng như giúp kiểm soát tốt tình trạng rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy ở bé.

mẹ ăn gì tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh

 

1.3. Sữa chua

Sữa chua là nguồn dồi dào các vi khuẩn có lợi lên men, giúp hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện rối loạn đường ruột. Đồng thời sữa chua cũng bổ sung canxi cho mẹ, giúp mẹ tăng cường sức khỏe trong giai đoạn cho con bú. 

1.4. Thịt gà

Thịt gà cũng là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh mà mẹ không nên bỏ qua. Thịt gà giàu đạm, các loại vitamin A, E, B1, B1, PP, C và canxi, photpho, sắt nhưng lại có hàm lượng chất béo bão hòa thấp. Vì vậy, khi được chế biến đúng cách, thịt gà sẽ là nguồn thực phẩm dễ tiêu hóa và bổ dưỡng cho cả mẹ và bé. 

>> Tin liên quan: Mách mẹ top những thực phẩm giàu đạm cực hiệu quả cho sự phát triển của con

1.5. Ngũ cốc nguyên hạt

Mẹ ăn gì tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh? Đó là các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, yến mạch, mè đen, vừng đen… Những thực phẩm này có hàm lượng chất xơ cao và gần như không chứa chất béo nên rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Ngoài ra, nguồn thực phẩm này còn giúp chống táo bón cho bé, tăng cường hấp thu dưỡng chất và chứa các loại dầu thực vật tự nhiên giúp hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh.

1.6. Quả bơ

Với nhiều chất béo lành mạnh, kali, sắt, chất xơ cùng vitamin D, quả bơ được rất nhiều mẹ bỉm sữa tin chọn là thực phẩm tốt mẹ nên ăn để hệ tiêu hóa của bé tốt khi bú mẹ. Đặc biệt, cách chế biến quả bơ rất đơn giản, mẹ có thể nghiền nát hay cắt nhỏ trộn với sữa chua hoặc làm sinh tố để giải nhiệt vào mùa hè. 

>> Xem ngay: Top thực phẩm giàu vitamin D mẹ nên biết

1.7. Các loại rau củ

Rau lá và rau củ là những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ cùng một lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết tốt cho hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, bổ sung rau củ vào chế độ ăn uống mỗi ngày sẽ giúp tăng chất lượng sữa mẹ và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, táo bón hiệu quả cho bé.

mẹ ăn gì thì tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh

 

1.8. Nước sốt táo

Khi nói đến danh sách thực phẩm tốt mẹ nên ăn khi cho con bé để hệ tiêu hóa bé khỏe, chắc chắn mẹ không thể quên nước sốt táo. Tương tự như chuối, táo cũng rất giàu pectin giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Ngoài ra, táo khi nấu chín sẽ dễ tiêu hóa hơn và có nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón rất tốt. 

>> Có thể bạn quan tâm: Những loại trái cây trẻ bị táo bón nên bổ sung

2. Những biện pháp tự nhiên giúp cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh

Ngoài ăn những thực phẩm tốt nên ăn để tốt cho hệ tiêu hóa trẻ sơ sinh mẹ còn có thể áp dụng những biện pháp khác để cải thiện hệ tiêu hóa của bé một cách tự nhiên:

2.1. Chườm ấm bụng bé

Nếu bé bị “lạnh bụng” sẽ sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa của bé. Vì thế, mẹ nên thường xuyên giữ ấm vùng bụng cho bé nhé, đặc biệt là khi trời trở lạnh. 

2.2. Vỗ ợ hơi cho bé

Trong quá trình bú bé cũng có thể nuốt vào một lượng không khí. Nếu không được ợ hơi, không khí tồn đọng có thể gây đầy bụng, khó chịu, thậm chí là trào ngược, nôn trớ cho bé…

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

2.3. Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

Bên cạnh dễ tiêu, sữa mẹ còn cung cấp nhiều dưỡng chất giúp tăng cường đề kháng tự nhiên cho bé. Do đó, các chuyên gia khuyến khích nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. 

2.4. Cho bé bú đúng tư thế

Tư thế phổ biến, giúp cho mẹ thoải mái và hạn chế tình trạng trớ sữa ở bé là bế bé nằm ôm vào lòng, 2 tay tạo thành vòng cung vững chắc sao cho:

   • 3 điểm: Đầu – lưng – mông bé nằm trên một đường thẳng.

   • Bé nằm nghiêng mình đối diện với bầu ngực của mẹ.

   • Bụng bé chạm bụng mẹ, mặt bé chạm ngực mẹ.

 

Với danh sách thực phẩm gợi ý mẹ ăn gì tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh, mẹ có thể dễ dàng chế biến và “biến tấu” các món ăn tăng cường chất lượng sữa tại nhà. Tuy nhiên cần lưu ý, phải đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến. Chỉ chọn các nguyên liệu tươi mới và dùng ngay. Đặc biệt, tránh hâm lại thức ăn nhiều lần vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng và dễ ảnh hưởng tới chất lượng sữa.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì là thắc mắc chung của nhiều bố mẹ. Bởi một chế độ dinh dưỡng tốt góp phần giúp bé sớm phục hồi sức khỏe và mau khỏi bệnh hơn. Hiểu được điều này, bài viết dưới đây sẽ gợi ý những thực phẩm nên thêm vào thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Đừng bỏ lỡ nhé!