Cách xử lý loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là tình trạng thường gặ.... read more
Sữa là thực phẩm giàu dưỡng chất, tốt cho quá trình phát triển cả về thể chất lẫn trí não của trẻ. Tuy nhiên, khi bé gặp phải vấn đề đường ruột thì nên hay không nên uống sữa là điều phụ huynh cần phải cân nhắc.
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng cơ vòng trong hệ tiêu hóa co thắt bất thường, dẫn đến trẻ bị đau bụng, kèm theo triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn trớ, tiêu chảy, táo bón và đi ngoài phân sống. Nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, gây suy dinh dưỡng, thấp còi. Cùng với đó là hệ miễn dịch suy giảm, khiến bé thường xuyên mệt mỏi, uể oải, da xanh xao, nhợt nhạt.
Nguyên nhân được xác định là do chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá no, ăn không đúng giờ, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu. Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa còn liên quan đến các bệnh lý ở đường ruột, lạm dụng thuốc kháng sinh, môi trường sống ô nhiễm, đổi sữa mới cho bé hoặc sức đề kháng của trẻ suy giảm, tạo điều kiện cho virus và ký sinh trùng có cơ hội xâm nhập, tác động xấu đến hệ tiêu hóa.
Phụ huynh nên xem xét nguyên nhân khiến bé bị rối loạn tiêu hóa và tình trạng của con để quyết định có nên cho con uống sữa hay không.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có đủ năng lượng và dưỡng chất thiết yếu với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển của trẻ.
Nguồn sữa mẹ bị ảnh hưởng rất lớn bởi chế độ dinh dưỡng mỗi ngày. Nếu mẹ ăn các thực phẩm không phù hợp, có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa và dẫn đến một số vấn đề về tiêu hóa ở trẻ. Vì vậy, khi con có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, khá nhiều chị em băn khoăn không biết có nên cho bé tiếp tục bú sữa mẹ hay không.
>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bú mẹ bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì và kiêng gì?
Trong trường hợp này, khuyến cáo mẹ vẫn nên tiếp tục cho con bú với tần suất thường xuyên hơn. Điều này giúp giảm nguy cơ mất nước nếu trẻ bị tiêu chảy; còn nếu con bị táo bón, tăng cường bú mẹ giúp phân trưởng nở hơn và di chuyển trong ruột dễ dàng.
Đồng thời, cần phải thay đổi chế độ ăn uống của mẹ. Nên xây dựng chế độ ăn uống thanh đạm, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, ăn thực phẩm mát và nhuận tràng, uống nhiều nước. Ngoài ra, mẹ cũng nên kiêng ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên rán, để tránh tình trạng đầy hơi và chướng bụng.
Phụ huynh cần theo dõi tần suất đi ngoài của trẻ, để đảm bảo triệu chứng rối loạn tiêu hóa đã thuyên giảm sau khi mẹ thay đổi dinh dưỡng.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa công thức không? Sữa công thức thường được sử dụng khi mẹ không đủ sữa nuôi con. Nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa khi uống sữa công thức, điều quan trọng mẹ cần làm là tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này. Rất có thể bé yêu đang bị dị ứng đạm sữa bò, không dung nạp đường lactose hoặc do mẹ đổi sữa mới nên hệ tiêu hóa của trẻ chưa làm quen được.
• Với nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa do dị ứng đạm sữa bò hoặc không dung nạp đường lactose, nếu muốn cho con dùng sữa công thức, bố mẹ nên ưu tiên sản phẩm không có những thành phần này.
Đối với trẻ em, khi hệ tiêu hóa trở nên “suôn sẻ”, đồng nghĩa con có thể khỏe mạnh toàn diện từ bên trong, qua đó thỏa sức khám phá và phát triển tự nhiên theo cách riêng của mình.
Lưu ý: Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa do bệnh lý hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh, bố mẹ nên đưa con thăm khám với bác sĩ chuyên khoa sớm để chữa trị và hướng dẫn chi tiết chế độ dinh dưỡng cho con.
Ngoài hiểu rõ trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không để bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho con, với trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên (bắt đầu ăn dặm), bố mẹ cũng nên lưu ý chế độ ăn uống của bé. Điều này có thể góp phần cải thiện và phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ tiếp diễn.
• Đối với trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi: Ngoài bú mẹ hoặc uống sữa công thức, mẹ có thể cho bé ăn thêm bột loãng rồi đến bột đặc có thêm chất xơ, rau củ quả dễ tiêu hóa. Cần hạn chế cho bé sử dụng thực phẩm nhiều đường và chất béo vì có thể làm cho tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng hơn.
• Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên: Bố mẹ nên tăng cường cho bé uống nước, bổ sung thực phẩm tốt cho tiêu hóa như rau xanh, trái xây, ngũ cốc, chuối, sữa chua và thịt gà. Lưu ý, đồ ăn phải được nấu chín sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh và cho bé dùng ngay sau khi chế biến để giữ trọn dưỡng chất bên trong. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để con yêu vừa hấp thụ tốt, vừa tiêu hóa dễ dàng, tránh được tình trạng đầy hơi hoặc chướng bụng.
Ngoài ra, bố mẹ phải tránh cho trẻ sử dụng thực phẩm chiên rán, đồ ăn chứa nhiều chất béo, chất axit hoặc chế biến sẵn. Bởi đây chính là tác nhân kích thích niêm mạc dạ dày, làm trầm trọng vấn đề liên quan đến tiêu hóa.
Như vậy, với câu hỏi trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không, phụ huynh nên xem xét thể trạng và tình trạng của bé để có quyết định phù hợp. Thông thường, nếu vấn đề ở đường ruột không quá nghiêm trọng, trẻ có thể tiếp tục uống sữa nhưng phải pha loãng và sử dụng từng ít một.
Đối với trẻ rối loạn tiêu hóa khi nào nên thăm khám bác sĩ, điều này đòi hỏi bố mẹ phải quan sát, theo dõi phản ứng cơ thể của con. Nếu bé vẫn còn đi ngoài nhiều lần trong ngày, kèm theo nôn ói, đau bụng, quấy khóc nhiều, sốt cao liên tục (trên 38,5 độ C) hoặc đại tiện lẫn máu thì bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục kịp thời.