Nhảy đến nội dung
loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

Cách xử lý loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là tình trạng thường gặp, có thể nhiều nguyên nhân như lạm dụng kháng sinh, ăn dặm quá sớm,... Tìm hiểu ngay!

1. Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ là gì?

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là tình trạng mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột.

Trong đường ruột của con người luôn có một hệ vi sinh vật đa dạng, khoảng 500 - 1.000 loài khác nhau sống cộng sinh. Trong đó có đến 85% là lợi khuẩn và 15% là hại khuẩn. Hầu hết những vi khuẩn này ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và giúp duy trì đường ruột ở trạng thái cân bằng.

Khi một trong các vi khuẩn bị mất cân bằng có thể dẫn đến trình trạng loạn khuẩn, nhất là ở trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn yếu. Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em gây ra nhiều nghiêm trọng như tiêu chảy, phân sống lẫn chất nhầy, đi ngoài ra máu… Hệ quả, trẻ có thể bị mất nước trầm trọng, kiệt sức, suy dinh dưỡng và chậm phát triển.

trẻ sơ sinh bị loạn khuẩn đường ruột

 

 2. Dấu hiệu bé bị loạn khuẩn đường ruột

Khi xảy ra tình trạng rối loạn vi khuẩn đường ruột, trẻ sẽ có các biểu hiện như:

Triệu chứng loạn khuẩn đường ruột nhẹ

Trẻ đầy bụng quấy khóc, có biểu hiện chán ăn dẫn đến bỏ bú. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị sốt nhẹ và đi ngoài phân lỏng, phân sống, phân lẫn chất nhầy và máu kèm theo mót rặn.

Triệu chứng loạn khuẩn đường ruột nặng

Trẻ sẽ tiêu chảy kéo dài, nhiều lần trong ngày làm rối loạn điện giải, mất nước trầm trọng. Nếu không điều trị đúng cách dễ gây nguy hiểm đến sức khoẻ của bé.

Những triệu chứng loạn khuẩn nếu xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài nhiều ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Cụ thể là trẻ sẽ chậm phát triển thể chất, suy dinh dưỡng, còi xương, gầy yếu, giảm miễn dịch và thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.

3. Nguyên nhân gây ra loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trong vòng 12-24 giờ sau sinh, ống tiêu hóa của trẻ hoàn toàn không có vi khuẩn. Sau khi trẻ tiếp xúc với môi trường, ăn uống, các vi khuẩn sẽ xâm nhập qua đường miệng, đường hô hấp, trực tràng và hình thành hệ thống vi khuẩn trong đường ruột, gồm các lợi khuẩn và hại khuẩn.

Hệ vi sinh đường ruột của trẻ cân bằng sẽ giúp trẻ có một tiêu hóa khỏe mạnh và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, do một vài nguyên nhân sau, trẻ có thể bị loạn khuẩn đường ruột: 

  • Trẻ dùng thuốc kháng sinh kéo dài và không đúng chỉ định của bác sĩ. Vì thuốc kháng sinh có thể loại bỏ cả lợi khuẩn và hại khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh. 
  • Các bệnh lý về tiêu hóa không được điều trị triệt để, chẳng hạn như bệnh liên quan đến nhiễm trùng cũng có thể khiến trẻ bị loạn khuẩn đường ruột. 
  • Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc chế độ ăn uống không hợp lý khiến trẻ gặp khó khăn trong tiêu hóa, về lâu dài có thể dẫn đến các bệnh lý tiêu hóa như loạn khuẩn đường ruột. 
  • Pha sai cách các loại sữa công thức, sữa quá loãng hay quá đặc cũng đều không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. 
  • Trẻ không được vệ sinh cá nhân sạch sẽ rất dễ bị vi khuẩn bên ngoài xâm nhập, gây nên tình trạng loạn khuẩn đường ruột.
  • Thay đổi thời tiết thất thường cũng là điều kiện khiến trẻ dễ mắc bệnh rối loạn vi khuẩn đường ruột. 

trẻ bị loạn khuẩn đường ruột phải làm sao

 

4. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi? Có nguy hiểm không?

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu được chăm sóc đúng cách sẽ khỏi trong vòng 1 tuần. Trong thời gian này, mẹ cần theo dõi con sát sao để phát hiện các dấu hiệu bất thường, thăm khám kịp thời để chữa trị sớm nhất.

Tuy nhiên mẹ cũng không nên chủ quan, tránh để tình trạng rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột tiến triển nghiêm trọng vì có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Điển hình như khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cơ thể kém hấp thu chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu chất để phát triển toàn diện. Lâu dài, trẻ dần biếng ăn, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng làm cơ thể thấp còi nhẹ cân.

5. Cách xử lý loạn khuẩn đường ruột ở trẻ tại nhà

Dưới đây là một vài cách điều trị loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại nhà cực kỳ hữu ích mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo: 

5.1. Sử dụng các chế phẩm vi sinh 

Các chế phẩm vi sinh như sữa chua, men vi sinh… chứa nhiều Probiotic có lợi cho sức khỏe đường ruột. Chúng giúp cơ thể tăng số lượng lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột, xây dựng hệ miễn dịch cân bằng và hỗ trợ khắc phục loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Các mẹ nên chọn các loại men vi sinh mùi vị hấp dẫn, dễ uống và đa dạng các chủng lợi khuẩn như Lactobacillus, Bacillus subtilis, Bacillus clausii, Antibio, Lactomin Plus, Biolactin... Tuy nhiên, khi sử dụng, cần tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

5.2. Tăng cường các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa

Khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột, mẹ nên loại bỏ những thực phẩm có thể là nguyên nhân gây bệnh như các món ăn ngọt, các món nhiều dầu mỡ, những loại thức ăn khó tiêu… Đồng thời, tăng cường những nhóm thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ như thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, bí đỏ, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm, các loại rau xanh…

Ngoài ra, cần chú ý, các mẹ không nên cho trẻ ăn kiêng quá mức. Bữa ăn của trẻ cần đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất như: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.

trẻ bị loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì

 

5.3. Không nên cho trẻ ăn dặm sớm

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, vì vậy không nên cho bé ăn dặm quá sớm. Bởi vì điều này sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa, khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về đường ruột.

Vì vậy, chỉ nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi với những thức ăn gần giống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Cho trẻ ăn từ thức ăn loãng đến đặc, từ ít đến nhiều và không nên ép con ăn. 

5.4. Vệ sinh thân thể trẻ và những đồ vật xung quanh trẻ kỹ lưỡng

Trẻ nhỏ trong lúc chơi đùa, tiếp xúc với nhiều người, đồ vật hay vật nuôi dễ dàng mang theo nhiều vi khuẩn. Các mẹ nên vệ sinh cá nhân thân thể trẻ thường xuyên cũng như khi ẵm bồng nên rửa tay thật sạch để hạn chế không cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của trẻ.

Ngoài ra, trẻ em còn có xu hướng hay đưa tay vào miệng, dụi mắt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Do đó, để phòng tránh, các mẹ nên chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh chén bát, ghế ngồi của trẻ thật kỹ. Ngay cả đồ chơi và những vật dụng xung trẻ cũng cần được làm sạch thường xuyên.

6. Cách phòng tránh loạn khuẩn đường ruột ở trẻ

Bảo vệ đường ruột khỏe mạnh đóng một vai trò quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ. Cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau để phòng tránh tình trạng rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột: 

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, ăn các thực phẩm tươi ngon, dễ tiêu hóa, tăng cường rau củ quả. Đồng thời hạn chế những thực phẩm có nhiều chất đạm, chất béo. 
  • Đảm bảo vệ sinh từ khâu chọn mua thực phẩm đến khi chế biến. Lựa chọn thực phẩm tươi sạch, không bị hư hỏng; rửa sạch trước khi chế biến; vệ sinh sạch dụng cụ nấu nướng. 
  • Cho trẻ ăn uống đúng giờ, đúng bữa với các món ăn đầy đủ dưỡng chất và được nấu chín kỹ. 
  • Không cho trẻ ăn các thức ăn để lâu ngày, có dấu hiệu ôi thiu, hư hỏng. 
  • Tuyệt đối không cho con sử dụng thuốc kháng sinh, khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. 
  • Nên tập cho con thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 
  • Với trẻ dùng sữa công thức, mẹ nên chọn loại sữa giàu chất xơ, chứa các dưỡng chất thiết yếu cùng đạm mềm nhỏ, giúp trẻ dễ tiêu hóa và hạn chế các vấn đề tiêu hóa. 

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hy vọng các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để sớm phát hiện, ngăn ngừa bệnh và chăm sóc con yêu tốt hơn. 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột: Triệu chứng và giải pháp

Nhiễm trùng đường ruột trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vậy, trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột do đâu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ nhận biết biểu hiện và cách chữa trị cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột.