Khó tiêu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Nguyên nhân - cách xử lý
Khó tiêu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xảy ra vô cùng phổ biến. Nguyên nhân.... read more
Hấp thu là quá trình cơ thể nhận được các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm để phát triển. Tuy nhiên khi bị kém hấp thu, cơ thể trẻ sẽ không nhận được đầy đủ dinh dưỡng, từ đó chậm tăng cân, chậm phát triển, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.
Tình trạng trẻ biếng ăn kém hấp thu có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Trong đó trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng dễ gặp tình trạng này nhất.
Làm sao biết trẻ hấp thu tốt hay không? Theo đó, phụ huynh hãy chú ý quan sát các biểu hiện của con. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu dưới đây thì có thể kết luận trẻ đang bị kém hấp thu:
>> Xem thêm: Nguyên nhân khiến bé lười uống sữa
Trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng có thể đến từ các nguyên nhân sau:
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, đồng thời khả năng miễn dịch kém, khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tình trạng dù ăn đủ bữa nhưng vẫn không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng.
Chế độ ăn thiếu cân bằng tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin - khoáng chất cũng là nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu, chậm tăng cân và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đối với trẻ đã hoặc đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh lý trong thời gian dài, điều này khiến hệ vi sinh đường ruột thay đổi, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và từ đó, gây ra tình trạng kém hấp thu ở trẻ.
Nhiễm trùng đường ruột, nhiễm giun sán, viêm loét dạ dày hoặc các bệnh về gan, túi mật và ống tiêu hóa, cũng là nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, dẫn đến chậm tăng trưởng.
Kém hấp thu là tình trạng trẻ em ăn uống đầy đủ nhưng hệ tiêu hóa không tiếp nhận dưỡng chất giống như bình thường. Về lâu dài, điều này khiến cơ thể thiếu hụt nguồn dinh dưỡng quan trọng (vitamin, khoáng chất, protein), dẫn đến suy giảm đề kháng, chậm phát triển và thậm chí gây ra biến chứng nguy hiểm như hệ cơ xương yếu, dễ mắc bệnh nhiễm trùng, đầy hơi hoặc tiêu chảy mãn tính ở trẻ.
Đối với bé kém hấp thu chậm tăng cân, cần bổ sung dinh dưỡng cân đối, đảm bảo khẩu phần ăn mỗi ngày có đầy đủ thực phẩm của 4 nhóm chất:
Chất đạm cung cấp hàm lượng acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối. Nhờ đó, cơ thể của trẻ dễ hấp thu dinh dưỡng, duy trì tốc độ phát triển ổn định. Thực phẩm giàu chất đạm bao gồm: sữa, lòng đỏ trứng, thịt, hải sản…
Chất béo giúp cơ thể tiếp nhận tốt các vitamin như A, D, E, K và acid béo, từ đó cải thiện khả năng hấp thu. Thực phẩm giàu chất béo gồm có bơ, các loại hạt, vừng, cá…
Tinh bột là vi chất tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, thúc đẩy cơ thể hấp thu dưỡng chất nhiều hơn. Thực phẩm giàu tinh bột bao gồm: gạo, khoai sắn, bột mì, bánh mì…
Nếu bố mẹ đang băn khoăn làm sao để trẻ hấp thu tốt thì đừng bỏ qua chất xơ hòa tan. Đây là vi chất hỗ trợ cải thiện tiêu hóa, tạo điều kiện cho trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan cho bé gồm có rau xanh, táo, chuối, cà rốt…
Sắt, Canxi, Lysine, Kẽm, Crom hoặc Selen là nhóm khoáng chất thiết yếu hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường hấp thu dưỡng chất và cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn uống ngon hơn. Thực phẩm giàu khoáng chất bao gồm quả hạch và hạt, rau họ cải, đậu, động vật có vỏ…
Vitamin có hiệu quả cải thiện tích cực đối với hội chứng kém hấp thu, nâng cao đề kháng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Thực phẩm giàu vitamin bao gồm súp lơ xanh, thịt, gia cầm, cá, sữa…
Ngoài chú ý trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì, bố mẹ nên hạn chế một số thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày của con, bao gồm: thức ăn chiên xào, thức ăn nhanh, chế biến sẵn và nhiều dầu mỡ, phụ gia thực phẩm, socola, nước ngọt có gas.
Khi trẻ có các triệu chứng kém hấp thu, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và xử trí phù hợp theo nguyên nhân. Song song, bố mẹ có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc dưới đây để góp phần cải thiện, giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Hệ tiêu hóa kém là nguyên nhân chính khiến trẻ hấp thu kém các chất dinh dưỡng. Do đó, để khắc phục tình trạng bé kém hấp thu, bố mẹ nên chọn sữa công thức dinh dưỡng khoa học có đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên, bởi phân tử đạm nhỏ sẽ giúp bé dễ dàng tiêu hóa, từ đó hấp thu dưỡng chất tối ưu, tạo tiền đề phát triển thể chất và trí não.
Với Friso Gold, trẻ tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh nhờ sữa được ứng dụng Quy Trình Xử Lý 1 Lần Nhiệt, giúp bảo toàn hơn 90% đạm mềm, nhỏ, tự nhiên, dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, sản phẩm còn hỗ trợ con êm bụng, êm giấc, từ đó đi phân đều và đẹp, ít táo bón, chướng bụng nhờ đạm sữa chất lượng từ bò thuần chủng châu Âu, cho ra đạm sữa có cấu trúc tự nhiên, dễ tiêu.
Với Friso Gold Pro, bên cạnh thừa hưởng các ưu điểm như dễ tiêu hóa, dễ hấp thu của Friso Gold, sữa còn có hệ dưỡng chất cải tiến BioPro+. Hệ dưỡng chất gồm Probiotics, HMO & GOS giúp gia tăng số lượng lợi khuẩn, từ đó tăng cường đề kháng đường ruột tự nhiên, cho trẻ phát triển khỏe mạnh từ bên trong.
Đặc biệt, cả hai loại sữa đều có vị thanh nhạt, tự nhiên do không chứa đường sucrose, từ đó giúp trẻ uống ngon miệng.
>> Mua ngay Friso Gold và Friso Gold Pro chính hãng cho con yêu mẹ nhé!
Thay vì cho trẻ nạp quá nhiều thức ăn trong mỗi bữa, khiến nhu động ruột hoạt động kém, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất, bố mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Như vậy, trẻ có thể ăn được nhiều lần với nhiều loại thực phẩm, qua đó tiếp nhận dinh dưỡng tốt, cải thiện tình trạng bé kém hấp thu chậm tăng cân.
Bé ăn không hấp thu phải làm sao? Đáp án là tập thói quen cho bé uống nước, tối đa 1,5 - 2 lít mỗi ngày. Theo đó, vai trò của nước là hòa tan vitamin - khoáng chất trong thực phẩm, chuyển hóa thành nguồn dinh dưỡng thiết yếu và sau đó, phân phối khắp cơ quan trong cơ thể, hỗ trợ duy trì hoạt động sống ổn định.
Giữ vệ sinh cá nhân là đáp án tiếp theo của thắc mắc kinh nghiệm trẻ kém hấp thụ nên chăm sóc như nào. Vì môi trường sống kém vệ sinh và bản thân của trẻ không có thói quen làm sạch thân thể là điều kiện hàng đầu cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây ra các vấn đề về tiêu hóa, trong đó có tình trạng kém hấp thu.
Để ngăn ngừa điều này, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ tự vệ sinh cá nhân và đánh răng hàng ngày; chú ý rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, sau khi làm sạch mũi, chơi đùa với vật nuôi và sử dụng nhà vệ sinh. Cùng với đó, hãy kiểm tra, cắt dũa móng tay của con thường xuyên để hạn chế tình trạng bụi bẩn bám dưới móng, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn.
Dành cho những ai đang thắc mắc bé kém hấp thu dinh dưỡng phải làm sao, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, phụ huynh nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần cho trẻ từ 24 tháng tuổi. Điều này để hạn chế nhiễm giun đường ruột, qua đó cải thiện khả năng hấp thu cho trẻ.
Luyện tập thể thao cũng là một trong những cách giúp bé hấp thụ thức ăn. Bởi vận động thể chất giúp thúc đẩy nhu động ruột, tăng khả năng hấp thu, cũng như cải thiện tiêu hóa của trẻ. Mỗi ngày, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ vận động, tham gia đi bộ, bơi lội, trượt băng, bóng bàn hoặc nhảy cao khoảng 30 phút, vừa tốt cho sức khỏe, vừa nâng cao tinh thần, giúp con yêu đời và tự tin khám phá thế giới.
Hy vọng qua những thông tin trên, bố mẹ đã có lời giải cho băn khoăn bé kém hấp thu chậm tăng cân phải làm sao. Nhìn chung, kém hấp thu dinh dưỡng không phải là một bệnh lý nguy hiểm, song đòi hỏi phải được điều trị đúng cách và kịp thời, nhằm ngăn ngừa nguy hại cho sức khỏe. Trong trường hợp cần thiết, bố mẹ hãy đưa bé đi đến cơ sở y tế uy tín, để tiếp nhận kiểm tra, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, hiệu quả.