7 cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị chướng bụng, đầy hơi hiệu quả
Trẻ sơ sinh bị chướng bụng kèm theo biểu hiện khó chịu, bú ít đi, kém .... read more
Những dấu hiệu và nguyên nhân khiến bé đang bị khó tiêu gồm:
Do hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên bé rất hay bị trớ ra sữa. Tuy nhiên, nếu bé hay ho, kèm theo thở khò khè sau khi nôn trớ thì nguyên nhân có thể do trẻ không có khả năng tiêu hóa được các dưỡng chất phức tạp. Nguyên nhân khác khiến bé gặp tình trạng này là do sữa mà bé bú có những dưỡng chất bị biến tính do xử lý nhiệt nhiều lần.
Ít đi ngoài là dấu hiệu thường thấy của khó tiêu ở trẻ sơ sinh. Lúc này, phân mà bé đi ra sẽ rất cứng hoặc bé đi ngoài kèm theo máu.
Tình trạng này khiến bé quấy khóc và cong lưng khi đi ngoài. Điều này khiến trẻ khó chịu và trở nên sợ đi ngoài, số lần đi ngoài sẽ ngày càng giảm theo thời gian. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do hệ tiêu hóa của trẻ đang hoạt động không tốt.
Nếu bé đi ngoài phân lỏng thường xuyên trong 1 tuần hoặc nhiều hơn thì có thể do virus gây ra. Đôi khi tình trạng này cũng xuất hiện khi các chất dinh dưỡng trong bé không thể được tiêu hóa một cách tự nhiên bởi những nguyên nhân khác. Lúc này bé sẽ bị mất nước nhanh chóng với các triệu chứng như mắt khô, mắt sâu và trông lờ đờ.
Một dấu hiệu khác của chứng khó tiêu ở trẻ sơ sinh cũng gây ra bởi virus và không tiêu hóa được dưỡng chất chính là nôn mửa. Theo đó, bé có thể liên tục nôn sau mỗi bữa ăn. Với tình trạng này, bố mẹ cần theo dõi bé tối thiểu trong 1 - 2 ngày và đưa bé đến bác sĩ ngay nếu có xuất hiện các dấu hiệu khác (ví dụ như sốt).
Trong hầu hết các trường hợp, chứng khó tiêu không gây nguy hiểm đến tính mạng của bé. Tuy nhiên việc trẻ cứ quấy khóc ngày một nhiều khi bị khó tiêu sẽ khiến trẻ biếng ăn, từ đó dẫn đến việc hấp thụ dưỡng chất kém và không phát triển chuẩn so với các bạn đồng trang lứa.
Nếu bé yêu của bạn đang mắc chứng khó tiêu, hãy thử các mẹo sau đây để giúp bé thấy thoải mái hơn:
Nếu bé đang cảm thấy khó chịu do chứng khó tiêu gây ra, bạn hãy ôm và đung đưa bé trong vòng tay. Hành động lặp đi lặp lại này sẽ giúp bé dễ dàng “xì hơi”, từ đó cảm thấy dễ chịu hơn và không còn quấy khóc.
Phương pháp nhiệt cũng rất có ích cho chứng khó tiêu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo đó, bạn có thể áp dụng phương pháp này thông qua việc cho bé tắm nước ấm. Lưu ý, bạn cần kiểm tra nhiệt độ nước để tránh bé bỏng khi tắm.
Nằm nghiêng sang phải (khi còn thức) sau khi bú hoặc ăn giúp quá trình chuyển hóa thức ăn từ ruột non sang ruột già của bé diễn ra thuận lợi. Nhờ đó mà tình trạng nôn trớ của bé sẽ được giảm đáng kể.
Một cách phổ biến để xử lý chứng khó tiêu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chính là massage bụng cho bé. Bạn hãy dùng 2 bàn tay và nhẹ nhàng chuyển động theo chiều kim đồng hồ khi xoa bụng cho bé, từ đó giúp thúc đẩy nhu động ruột tự nhiên của bé. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với chườm ấm (lấy khăn ấm chườm lên bụng bé) để nâng cao hiệu quả.
Nếu trẻ ăn dặm, hãy chọn thực phẩm giàu chất xơ cho bé như lê, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt và rau bina. Ngoài ra, hãy thử tăng cường uống nước để bé có thể đi ngoài dễ dàng hơn.
Tía tô đất tự nhiên và các loại thực phẩm giàu axit béo omega 3 (dầu cá, cá hồi) có thể giúp giảm viêm đường ruột và làm dịu cơn đau bụng. Do đó nếu bé đã có thể ăn được, mẹ hãy sử dụng các nguyên liệu trên để chế biến thành các món ăn cho bé nhé.
Trên đây là những cách khắc phục chứng khó tiêu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù không gây quá nhiều nguy hiểm nhưng tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vì thế sau khi đã áp dụng các mẹo trên mà bé vẫn không khá hơn, bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.