Trẻ mấy tháng ăn được váng sữa và cách sử dụng cho hiệu quả?
Váng sữa cung cấp nguồn năng lượng cao hỗ trợ trẻ suy dinh dưỡng tăng .... read more
Trước khi tìm hiểu những hoạt động của con, cha mẹ cần biết được bé 2 tháng tuổi phát triển như thế nào về chiều cao và cân nặng. Theo đó, trong tháng thứ hai, cân nặng của bé tăng lên 150 – 200 gram mỗi tuần. Đối với bé trai thì cân nặng trung bình là 5,5 kg, chiều cao là 58,4 cm; đối với bé gái 2 tháng tuổi thì chiều cao và cân nặng lần lượt là 5,1 kg và 57,1 cm.
>> Xem thêm: Tăng cân ở trẻ sơ sinh như thế nào là chuẩn?
Trong đó, sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi chủ yếu nhờ vào nguồn sữa mẹ. Đặc biệt, về nhận thức và hành vi của trẻ không còn gói gọn trong việc ăn, ngủ mà dần bộc lộ rõ rệt như biết cười, đưa tay vào miệng, thể hiện cảm xúc khác nhau và vô vàn điều thú vị khác. Để khám phá trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi biết làm gì, bố mẹ hãy tiếp tục tham khảo ở phần sau nhé!
2 tháng tuổi là mốc đầu tiên mà bé bắt đầu biết khám phá những điều mới mẻ, tò mò hơn về thế giới xung quanh. Do đó, ở giai đoạn này, bố mẹ cần quan tâm em bé 2 tháng tuổi biết làm gì, để tạo nền tảng giúp con phát triển tốt hơn trong tương lai.
Tròn 2 tháng tuổi, cha mẹ có thể nhận thấy bé thường xuyên thực hiện động tác đơn giản như: quơ tay, duỗi chân, đá mạnh hai chân… Lúc này, phụ huynh nên tạo cho con nhiều không gian để thoải mái hoạt động bằng cách đặt bé nằm trên thảm, nệm mỗi khi thức. Việc được vận động tự do sẽ giúp trẻ từ 1 đến 2 tháng tuổi tăng sức mạnh cơ bắp và trở nên cứng cáp hơn.
Ở giai đoạn 2 tháng tuổi, cha mẹ sẽ bất ngờ khi bé có khả năng tiếp thu và bắt chước vô cùng nhanh. Một số bé khi được đặt nằm sấp thường nghiêng đầu sang hai bên, hoặc tìm cách lật, cố gắng đẩy người lên cao bằng cách đạp chân và biết cười thành tiếng như người lớn. Do đó, việc trẻ 2 tháng tuổi biết những gì sẽ phụ thuộc vào người thường xuyên tiếp xúc, chăm sóc và chơi đùa với bé.
Nhận diện được khuôn mặt và dần dần biết quan sát mọi thứ xung quanh là đáp án trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì. So với giai đoạn mới chào đời, mắt của bé lúc này mở to hơn và có thể nhìn rõ mọi vật, thậm chí là theo dõi hoạt động của cha mẹ. Để giúp con phát triển tốt, hãy tận dụng tối đa các đồ vật có màu sắc tương phản, đồ vật có màu sáng, hoặc treo những hình vẽ trên đầu giường hay dán lên tường nhằm luyện tập thị lực cho bé.
Giải đáp tiếp theo cho câu hỏi bé 2 tháng tuổi biết làm gì là con đã có phản ứng tốt với âm thanh. Không chỉ chăm chú nhìn theo cử động miệng của bạn, bé còn biết chóp chép miệng và phát ra một vài âm thanh như “ê ê, a a, ou ou”. Vì vậy, ở giai đoạn này bố mẹ hãy thường xuyên nói chuyện, kể những mẩu truyện ngắn hay hát cho bé nghe. Qua đó, bạn có thể xúc động khi nhìn thấy khuôn mặt rạng rỡ và nụ cười hồn nhiên của con.
Để biết được trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi biết làm gì, bố mẹ hãy mua những món đồ chơi phát ra âm thanh như trống lắc, hộp âm nhạc, lục lạc… Bởi lúc này, hầu hết bé có thể nghe rõ hơn, biết phản ứng với giọng nói của cha mẹ và hướng về nơi phát ra tiếng ồn.
Bé 2 tháng tuổi biết làm gì? Ở giai đoạn này, bé có khuynh hướng phun nước bọt nhiều hơn. Không chỉ là một sở thích “đời thường” của bé, đây cũng là một trong những cột mốc phát triển về ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp xã hội. Khi bé phun nước bọt phì phì, nghĩa là bé đang có chuyển động cơ miệng và cố gắng kiểm soát với âm thanh trong cổ họng. Điều này tạo nền tảng cho bé học được cách mô phỏng âm thanh khác nhau sau này.
Khi trẻ bước sang tuần 11, nhiều bố mẹ cũng tò mò trẻ 2 tháng rưỡi biết làm gì. Đáp án là lúc này con sẽ thích đưa tay vào miệng hoặc ngậm bất cứ món đồ chơi nào mà mình nắm được, sau đó mút như một trò tiêu khiển. Chưa kể, trẻ còn có thể ngẩng và giữ đầu ổn định hơn trước nếu được cha mẹ bế kiểu vác vai hay tư thế đứng.
Ngoài quan tâm vấn đề 2 tháng tuổi bé biết làm gì, bố mẹ nên lưu ý vấn đề sức khỏe mà bé có thể gặp phải ở giai đoạn này, từ đó tìm kiếm cách xử trí phù hợp.
• Hắt hơi: Đường hô hấp của bé sơ sinh 2 tháng tuổi rất dễ nhạy cảm với chất kích ứng trong không khí như lông của vật nuôi hoặc khói thuốc lá. Do đó, để rửa trôi các chất kích ứng giúp bé dễ chịu hơn, bố mẹ nên thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý.
• Tưa miệng: Nếu quan sát thấy trẻ sơ sinh sang tháng thứ 2 có mảng trắng bên trong má và lưỡi, không thể làm sạch dễ dàng thì đây là dấu hiệu của tưa miệng - một căn bệnh nhiễm trùng nấm men nhẹ. Mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ, để khám và kê toa thuốc rơ miệng.
• Mụn trứng cá: Em bé của bạn có thể bị mụn trứng cá, phát ban và bong tróc da. Do đó, bạn nên sử dụng xà phòng hoặc kem dưỡng ẩm dịu nhẹ cho bé. Trường hợp bé chảy nước miếng và phát ban ở vùng da gần đó, hãy đặt một chiếc yếm giúp nước miếng không tiếp xúc với làn da của con.
• Trào ngược dạ dày: Bé 2 tháng tuổi dễ bị ọc sữa nếu bú quá no hoặc do cấu trúc van đóng dầu trên của dạ dày chưa hoàn thiện. Để ngăn ngừa điều này, mẹ nên cho bé ăn với lượng sữa ít hơn, chia thành nhiều cữ bú sữa và vỗ ợ hơi sau khi bú.
• Tắc tuyến lệ: Nhiều bé sơ sinh tháng thứ 2 bị chảy nước mắt do tắc tuyến lệ. Điều này không đáng lo ngại trừ khi mắt bị nhiễm trùng. Nếu mẹ thấy mắt của con sưng đỏ và tiết dịch vàng, hãy đưa con đi gặp bác sĩ để được cho thuốc nhỏ mắt kháng sinh.
• Hăm tã: Hăm tã là tình trạng phổ biến ở em bé dưới 6 tháng. Đa phần tự khỏi sau 3 - 4 ngày nếu mẹ dùng kem dưỡng ẩm cho bé. Ngoài ra, mẹ có thể ngăn ngừa hăm tã, bằng cách thay tã thường xuyên hoặc hạn chế mặc tã cho bé càng ít càng tốt.
• Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Em bé 2 tháng tuổi có sức đề kháng yếu ớt nên dễ bị vi khuẩn hoặc virus tấn công, gây ra nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm cúm, nghẹt mũi. Ở giai đoạn này, dùng thuốc không tốt cho sức khỏe của bé. Vì vậy, để giúp con dễ chịu, cách tốt nhất là nhỏ nước muối sinh lý hoặc sử dụng dụng cụ hút mũi, giúp cho mũi của bé thông thoáng, giảm tình trạng nghẹt mũi.
Sau khi nắm rõ em bé 2 tháng tuổi biết làm gì, bố mẹ cần có cách chăm sóc phù hợp để bé yêu phát triển tốt hơn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, mẹ nên cho con bú trong 6 tháng đầu đời vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển và sức khỏe của bé.
Trong quá trình tìm hiểu bé 2 tháng biết làm gì, cha mẹ cũng có thể nhận thấy giấc ngủ trung bình của con dao động khoảng từ 14 - 16 tiếng/ngày. Trong đó, ban ngày bé ngủ 4 - 8 tiếng và ban đêm ngủ được 8 - 10 tiếng.
Ở giai đoạn này, cha mẹ có thể bắt đầu dạy con tự ngủ, bằng cách đặt bé vào nôi hay giường ngay khi có dấu hiệu buồn ngủ. Để giúp con ngủ ngon hơn, bố mẹ nên lựa chọn hát ru, nghe nhạc, vỗ nhẹ mông hoặc gãi nhẹ đầu của con. Quan trọng hơn, mẹ cũng phải cho bé ăn sữa thật no, chuẩn bị không gian ngủ yên tĩnh, thoáng mát với ánh sáng nhẹ, giúp bé yêu có giấc ngủ ngon và sâu.
Tiêm chủng vacxin là việc làm cần thiết đối với trẻ sơ sinh vì đây là giai đoạn sức đề kháng của con yếu ớt. Theo đó, bé 2 tháng được khuyến khích tiêm chủng phòng ngừa một số bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B và viêm não do Hib (6 trong 1). Bố mẹ nên nắm rõ lịch tiêm chủng vacxin để đưa con đi chủng ngừa đầy đủ nhé. Ngoài ra, khi đưa trẻ đi thăm khám, phụ huynh nên chủ động hỏi thăm bác sĩ về những thông tin liên quan đến việc bé 2 tháng tuổi biết làm những gì, nhằm biết được con có đang phát triển khỏe mạnh hay không.
Hãy nhẹ nhàng massage cho bé ở bàn chân, cánh tay và bụng. Điều này không chỉ giúp máu lưu thông, cho bé thư giãn mà còn có tác động tích cực đến cơ thể như tăng cường hệ bài tiết, tăng khả năng hoạt động của cơ bắp và phát triển giao tiếp.
Quấy khóc do đói bụng, tã ướt hoặc ảnh hưởng của bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, hội chứng colic có lẽ là hình ảnh bé 2 tháng tuổi phụ huynh rất hay bắt gặp. Song, cha mẹ đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh và vỗ về trẻ bằng cách sử dụng đồ chơi, hát, mở nhạc, cho bé da kề da hoặc đặt con vào xe đẩy và đi dạo bộ ở ngoài.
Để kích thích sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi, bố mẹ hãy thử hoạt động tương tác với con sau đây:
• Hát cho bé nghe: Điều này giúp bé phát triển khả năng nghe và hiểu ngôn ngữ. Bạn hãy quan sát bé liệu có chú ý đến giọng hát của bạn hay không bằng cách thường xuyên thay đổi giọng điệu.
• Tập cho bé chơi đồ chơi: Hãy thu hút bé bằng món đồ chơi nhiều màu sắc hoặc thú nhồi bông. Ngoài ra, mẹ có thể lúc lắc đồ chơi trong tầm mắt của bé để giúp con nhìn tốt hơn, tăng khả năng quan sát.
• Đọc sách: Bố mẹ nên lựa chọn sách có nhiều màu sắc, hình ảnh để vừa đọc vừa chỉ cho bé. Điều này giúp bé tăng khả năng tập trung, quan sát cũng như phát triển nhận thức.
Qua những hoạt động trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì, có thể thấy con khá năng động và tinh nghịch so với trước. Vì thế, bố mẹ phải giữ đồ vật nhỏ và đồ chơi khỏi tầm với của bé, không cho con ở gần bề mặt có nhiều góc cạnh để tránh nguy hiểm. Nếu nhà có nuôi thú cưng thì hãy hạn chế cho bé tiếp xúc. Lý do là hệ thống miễn dịch của con chưa phát triển hoàn thiện nên con dễ bị dị ứng, nhiễm ký sinh trùng.
Mẹ nên thay tã thường xuyên mỗi 1 hoặc 2 tiếng để ngăn ngừa hăm tã cho bé. Khi vệ sinh vùng mặc tã, hãy sử dụng nước ấm và dùng khăn lau nhẹ nhàng, nhằm hạn chế kích ứng cho con. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé “thả rông” vào một khoảng thời gian trong ngày, điều này giúp bé cảm thấy dễ chịu, ít xảy ra hăm tã.
Nếu lần đầu làm bố mẹ, bạn có thể cảm thấy thú vị khi cẩn thận quan sát, theo dõi bé 2 tháng tuổi biết làm gì. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý sự phát triển của mỗi bé là khác nhau. Đôi khi, em bé của bạn không đạt được cột mốc phát triển quan trọng hoặc xuất hiện dấu hiệu bất thường dưới đây, tốt nhất bạn nên đưa con đi khám với bác sĩ, để tìm ra cách xử trí kịp thời:
• Tần suất bú giảm hoặc bé không tăng cân.
• Nếu thử đối chiếu các hoạt động bé 2 tháng tuổi biết làm gì, cha mẹ thấy con không có biểu hiện phấn khích, vui mừng hoặc không nhận ra khuôn mặt của người thân thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
• Bé không theo dõi hay tìm kiếm chuyển động của âm thanh, hoặc nhìn theo ngón tay khi mẹ di chuyển qua lại trước mặt bé.
• Bé không thể nhấc đầu lên khi mẹ đang ôm vào ngực hoặc trên vai.
Như vậy, việc bé 2 tháng tuổi biết làm gì có lẽ không còn là câu hỏi quá khó với thông tin giải đáp trên đây. Hi vọng bố mẹ có thể nắm rõ sự phát triển và nhu cầu của con ở giai đoạn này, từ đó chủ động dành thời gian tương tác, trò chuyện với con nhiều hơn, để hỗ trợ bé yêu phát triển tốt nhất.