Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi khỏe mạnh, đủ chất
Bé 9 tháng tuổi có thể tự cầm - nắm thức ăn và đặc biệt là bé đã mọc r.... read more
Một số phụ huynh ngày nay cho con ăn dặm vào tháng thứ 4 với mong muốn sẽ giúp con phát triển cứng cáp hơn. Tuy nhiên, điều này liệu có thật sự tốt?
Về cơ bản, thời điểm bắt đầu tập ăn dặm của mỗi trẻ là không giống nhau nhưng không được sớm hơn 4 tháng tuổi. Nếu ăn dặm trước 4 tháng tuổi, trẻ có nguy cơ cao bị béo phì và các vấn đề khác sau này. Nguy hiểm hơn, trẻ còn có thể bị nghẹn thức ăn do lúc này các cơ quan chưa sẵn sàng cho việc ăn dặm.
Thay vào đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, thời điểm thích hợp để bé ăn dặm là 6 tháng tuổi trở lên. Lý do là ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ có thể hấp thu thức ăn đặc và phức tạp hơn sữa mẹ. Đồng thời, nhu cầu dinh dưỡng của bé lúc này cũng cao hơn, cần phải hấp thu 700kcal/ngày trong khi sữa mẹ chỉ cung cấp 450 kcal/ngày. Vì thế, bé cần được ăn bổ sung các loại thực phẩm khác nhau để nạp đủ dưỡng chất và phát triển khỏe mạnh.
Như vậy, đối với câu hỏi bé 4 tháng ăn dặm được chưa, đáp án chính là chưa. Bố mẹ cần lưu ý cho con ăn dặm đúng thời điểm, để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Một số tác hại khi cho con ăn dặm quá sớm:
• Rối loạn tiêu hóa: Ở giai đoạn sơ sinh, cơ thể chưa sản xuất men amylase để tiêu hóa tinh bột. Vì thế, cho bé ăn dặm quá sớm khiến con dễ bị rối loạn tiêu hóa, với biểu hiện đầy bụng, tiêu chảy kéo dài, đi phân lổn nhổn và có mùi chua.
• Suy giảm miễn dịch: Bé ăn dặm sớm có thể ít bú sữa mẹ, từ đó không được hấp thu yếu tố miễn dịch trong sữa, dẫn đến sức đề kháng yếu hơn, dễ bị ốm vặt và nhiễm trùng.
• Bé dễ bị nghẹn thức ăn: Nhiều bé đã quen hấp thu thức ăn lỏng như sữa mẹ. Nếu đột ngột chuyển sang các loại thực phẩm rắn thì hoạt động của cơ hàm, lưỡi, hầu, họng không được phối hợp tốt, bé dễ bị nghẹn, gây ra ngạt đường thở rất nguy hiểm.
• Tổn thương dạ dày: Em bé sơ sinh có dạ dày yếu ớt, lớp niêm mạc và dịch nhầy bảo vệ mỏng manh. Nếu mẹ cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi thì thức ăn có thể cọ xát, làm tổn thương dạ dày của bé.
• Ảnh hưởng chức năng thận: Ngoài tổn thương dạ dày, ăn dặm quá sớm khiến cơ quan thận trở nên quá tải, dễ bị lắng cặn và suy giảm chức năng hoạt động.
Không chỉ quan tâm về thời điểm khi nào cho trẻ ăn dặm, bố mẹ cần quan sát bé đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa thông qua các biểu hiện phổ biến như sau:
• Bé tiếp nhận thức ăn được mẹ đút, bằng cách đưa môi dưới ra.
• Phản xạ lưỡi có thay đổi rõ rệt, không còn đẩy các vật lạ ra khỏi miệng.
• Bé bắt đầu kiểm soát tốt bộ phận như đầu, cổ và có thể tự ngồi thẳng để mẹ cho ăn dặm dễ hơn.
• Bé thể hiện sự hứng thú với các món được mẹ cho ăn.
Một vài nguyên tắc mà bố mẹ có thể tham khảo khi bắt đầu cho con ăn dặm (khi đã đủ tháng tuổi):
Nên cho trẻ ăn dặm khi nào và kết thúc vào tháng thứ mấy? Theo các chuyên gia, mẹ nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm vào tháng thứ 6 và kết thúc ở tháng thứ 24. Không nên kéo dài thời gian ăn dặm vì có thể khiến bé nhai chậm hoặc khó hòa nhập với chế độ ăn ở trường.
Dầu ăn có ưu điểm dễ tiêu hóa, cung cấp năng lượng, đồng thời hỗ trợ hấp thụ tốt các đa vi chất như Vitamin D và Canxi. Vì vậy, mẹ có thể bổ sung dầu oliu, dầu cá, dầu óc chó (khoảng 10ml/ngày) vào bữa ăn dặm của con bằng cách cho trực tiếp dầu vào bát bột/cháo. Ngoài ra, mẹ cũng cần sử dụng đa dạng nhiều loại dầu ăn để con hấp thụ nhiều dưỡng chất, tránh dùng 1 loại duy nhất trong thời gian dài.
Đây là bí quyết giúp mẹ nhận biết, liệu bé có dị ứng với loại thức ăn đó hay không. Nếu sau 3-5 ngày, bé không xuất hiện các phản ứng như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc phát ban thì mẹ có thể tập cho bé ăn thực phẩm khác.
Ở giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện. Vì thế, ăn dặm quá nhiều gây ra chứng đầy bụng và khó tiêu cho bé. Tốt nhất, mẹ nên cho con ăn nửa bát bột, với tần suất từ 1 - 2 lần/ngày là đủ.
Do vẫn còn quen với sữa mẹ nên khi bắt đầu ăn dặm, mẹ nên chế biến thức ăn loãng để bé dễ dàng hấp thu. Nếu mua bột ăn dặm có sẵn thì hãy pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đối với bột tự xay, mẹ nên pha bột theo tiêu chuẩn loãng, mịn và sánh.
Trong giai đoạn ăn dặm, mẹ nên xây dựng thực đơn ăn dặm đa dạng, kết hợp nhiều loại thực phẩm, cho ra các món ăn bắt mắt, không bị trùng lặp giữa các ngày để bé ăn ngon miệng và không cảm thấy chán. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý nấu chín và nghiền nhỏ thức ăn, để tránh bé bị hóc khi ăn.
Với tâm lý muốn con tăng cân, nhiều bố mẹ tạo áp lực, bắt con phải ăn hết chén bột. Tuy nhiên, điều này là không nên vì có thể khiến bé căng thẳng, dễ bị biếng ăn sau này. Thay vào đó, phụ huynh nên khéo léo chia một bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, giúp con dễ hấp thu và tiêu hóa tốt.
Khi cho bé ăn dặm, bố mẹ nên hạn chế nêm nếm gia vị như muối, đường. Ở giai đoạn sơ sinh, thận của bé vẫn còn hoạt động yếu. Nếu cho muối hoặc nước mắm vào bữa ăn, điều này khiến thận hoạt động quá tải, tăng nguy cơ suy thận. Đồng thời, nếu cho đường vào thực phẩm thì nguy cơ bé bị béo phì, sâu răng khi trưởng thành rất cao.
Ăn sát giờ đi ngủ kích thích dạ dày hoạt động nhiều hơn, tiết ra thêm dịch vị gây ra trào ngược thực quản, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Vì thế, cách tốt nhất là mẹ cho bé ăn trước giờ đi ngủ khoảng 2 tiếng, vừa êm dịu đường tiêu hóa, vừa cải thiện giấc ngủ ngon hơn.