Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi khỏe mạnh, đủ chất
Bé 9 tháng tuổi có thể tự cầm - nắm thức ăn và đặc biệt là bé đã mọc r.... read more
Giai đoạn 7 tháng tuổi, trẻ đã có những chiếc răng sữa đầu tiên, nên ngoài việc tập cho con biết phản xạ nhai với độ cứng của thức ăn, thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi cần đảm bảo cân bằng ba nhóm dưỡng chất gồm đạm (23 - 25g), tinh bột (50 - 80g), vitamin và khoáng chất (20 - 30g)*.
*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Để đánh giá đúng, bố mẹ nên theo dõi và dựa vào sự phát triển của mỗi bé.
Trước tiên, mẹ cần nắm được đâu là loại thực phẩm trẻ 7 tháng tuổi ăn được và cần hạn chế. Điều này sẽ giúp mẹ dễ dàng trong việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi, giúp con ăn ngon miệng, hấp thu đa dạng dưỡng chất mà vẫn an toàn sức khỏe:
Sau đây là những thực phẩm tốt cho bé 7 tháng mà mẹ có thể bổ sung để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này:
• Bông cải xanh: Không chỉ chứa nhiều các loại dưỡng chất vitamin C, folate, sắt, canxi, protein mà súp lơ xanh còn rất giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
• Rau chân vịt: Rau chân vịt chứa nhiều dưỡng chất như protein, axit amin, canxi, sắt, vitamin và khoáng chất giúp hệ tuần hoàn của bé khỏe mạnh, xương chắc khỏe, tăng cường miễn dịch và cơ thể đủ nước.
• Cà rốt: Thành phần beta-carotene giúp tăng miễn dịch và có thể chuyển hóa thành vitamin A tốt cho thị giác của bé. Ngoài ra, cà rốt còn chứa chất xơ, canxi, kali, vitamin giúp răng trẻ chắc khỏe, tiêu hóa dễ dàng, ngừa táo bón.
• Bí ngô: Không chỉ có màu sắc đẹp, vị bùi, ngọt mềm, bí đỏ còn chứa các vi khoáng chất như magie, kẽm, photpho, omega-6, đồng… giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch và phát triển thị giác.
• Gạo lứt: Gạo lứt chứa nhiều loại vitamin, protein, canxi, magie, kali, chất xơ, chất béo,...giúp cung cấp năng lượng, tăng cường tiêu hóa, tránh táo bón và hỗ trợ bé phát triển cơ thể tốt hơn.
• Khoai tây: Khoai tây cung cấp tinh bột, vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng sinh lợi khuẩn tốt cho đường ruột, bảo vệ gan, tăng cường sức đề kháng phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả.
• Bắp: Đây là thực phẩm chứa nhiều chất xơ cho bé; ngoài ra vitamin, beta – carotene có tác dụng tăng cường hệ tiêu hóa, hạn chế táo bón, tăng khả năng ghi nhớ và giúp mắt bé trở nên sáng hơn.
• Yến mạch: Yến mạch chứa lượng khoáng chất và vitamin dồi dào hỗ trợ bé phát triển xương, não bộ, tiêu hóa dễ dàng. Từ đó mà bé tăng cân đều và khỏe mạnh hơn.
• Gà: Trẻ 7 tháng ăn được những gì? Thịt gà giàu protein, ít chất béo và chứa nhiều khoáng chất như canxi, sắt, kali, phốt pho giúp bé phát triển cơ bắp, tuần hoàn máu tốt hơn, tăng cường miễn dịch và xương cứng chắc.
• Bò: Thịt bò là thực phẩm chứa lượng lớn protein, vitamin và các khoáng chất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Ăn thịt bò thường xuyên giúp trẻ hấp thu sắt tối ưu, ngừa tình trạng thiếu máu.
• Heo: Thịt heo chứa nhiều thiamine, kẽm, vitamin B12, canxi, phốt pho…hỗ trợ phát triển trí não, hình thành máu, bổ sung năng lượng và phát triển xương cho trẻ.
• Trứng: Thành phần cholesterol, protein, chất béo, sắt, kẽm, đồng…có trong trứng giúp bé dễ tiêu hóa, tăng miễn dịch, tốt cho tim mạch, phát triển não bộ và xương.
• Bơ: Chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào trong bơ sẽ hỗ trợ tiêu hóa của bé hoạt động hiệu quả hơn, nhờ đó tránh được tình trạng táo bón, nóng trong người cho bé. Ngoài ra, quả bơ có mùi thơm, béo ngậy nên các bé rất thích.
• Táo: Bé 7 tháng ăn được gì? Táo chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa mà táo có thể giúp giảm cholesterol có hại, bảo vệ các tế bào não và tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại các tác nhân bên ngoài.
• Chuối: Đây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin C, kali,… giúp bé tiêu hóa tốt, giảm tình trạng táo bón, đầy hơi hay các vấn đề liên quan tiêu hóa khác. Hơn nữa, thành phần vitamin B6 còn giúp chuyển hoá axit amin và chức năng của hệ thần kinh, kích thích não bộ phát triển.
• Lê: Quả lê giàu chất xơ, fructose, kali, vitamin C lại có tính mát, vị thanh ngọt, nên vừa giúp bé dễ ăn, dễ nuốt lại vừa hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng.
>>> Tham khảo thêm: Top các thực phẩm dễ tiêu hóa mẹ nên bổ sung cho bé
• Trứng lòng đào: Trứng lòng đào có thể còn tồn tại 2 chất protein avidin và enzym antitrypsin gây khó khăn trong việc tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. Nếu cho bé ăn trứng lòng đào sẽ khiến đường ruột bị nhiễm khuẩn làm trẻ bị khó tiêu.
• Mật ong: Mật ong có thể chứa bào tử của vi khuẩn clostridium botulinum rất dễ gây ngộ độc, trong khi đó hệ tiêu hóa của trẻ 7 tháng còn quá non nớt, chưa đủ khả năng chống lại vi khuẩn này. Vì thế với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ không nên cho ăn mật ong.
• Thức ăn dặm đã nêm nếm gia vị: Mẹ không nên nêm gia vị như muối, đường, bột nêm hay bột ngọt vào thức ăn dặm của con. Bởi cơ thể của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, nếu nạp quá nhiều chất có thể làm tổn thương thận của trẻ.
• Cá có lượng thủy ngân cao: Các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ lớn, cá thu lớn, cá kình, cá lưỡi kiếm,...có thể gây hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Dưới đây là thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo:
Thực đơn 1
• Buổi sáng: Bú mẹ, cháo yến mạch.
• Buổi trưa: Cháo cà rốt, bú mẹ.
• Buổi tối: Bú mẹ.
Thực đơn 2
• Buổi sáng: Bú mẹ, súp gà ngô non.
• Buổi trưa: Bí đỏ nghiền rau chân vịt, bú mẹ.
• Buổi tối: Bú mẹ.
Thực đơn 3
• Buổi sáng: Bú mẹ, cháo đậu.
• Buổi trưa: Cháo trứng gà, bú mẹ.
• Buổi tối: Bú mẹ.
Để trẻ 7 tháng tuổi hình thành thói quen ăn dặm khoa học và lành mạnh, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bố mẹ nên “ghi nhớ” các nguyên tắc sau:
• Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, đảm bảo khử trùng bằng nước sôi. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.
• Chú ý duy trì việc cho trẻ bú sữa mẹ, khoảng 600 - 700ml/24 giờ.
• Tuyệt đối không cố gắng đút muỗng thức ăn quá sâu vào miệng bé. Điều này vừa dễ gây nôn, ói vừa khiến trẻ có cảm giác sợ hãi khi bị ép ăn.
• Để đảm bảo độ đặc của bột ăn dặm phù hợp, mẹ nên tuân theo tỉ lệ 1:7, tức là cứ 10g gạo thì cần đổ thêm 70ml nước.
• Cho trẻ ăn từ loãng tới đặc, từ ít tới nhiều, dành cho trẻ từ 3 - 5 ngày để tập làm quen với một loại thức ăn mới, sau đó tăng dần số lượng thức ăn và bữa ăn lên.
• Không cho trẻ ăn bánh ăn dặm, uống nước ngọt trước bữa ăn vì sẽ làm cho trẻ chán ăn, bỏ bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn.
• Nếu mẹ muốn biết bé 7 tháng ăn được gì hay thực phẩm đó bé có bị dị ứng không, hãy cho bé nếm thử 1 muỗng nhỏ vào bữa ăn đầu tiên trong ngày. Sau khi ăn xong, quan sát thấy trẻ có đi tiêu hơi lỏng, màu sắc có khác trước nhưng sức khỏe vẫn ổn định, bé vẫn chơi bình thường thì mẹ an tâm tiếp tục cho trẻ ăn theo dự định.
Trong quá trình xây dựng thực đơn cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm, có rất nhiều mẹ thắc mắc:
Với bé từ 6 - 7 tháng tuổi, mẹ nên tăng bữa ăn lên thành 2 bữa/ngày. Đồng thời, có thể pha bột loãng, sền sệt rồi đặc hoặc trộn cùng các thức ăn xay/nghiền với hàm lượng khoảng 100 - 200 ml thức ăn/bữa và bú mẹ cả ngày.
>>> Xem chi tiết: Trẻ ăn dặm mấy lần trong ngày thì hợp lý theo từng độ tuổi?
Khi cho trẻ ăn dặm, bố mẹ chú ý quan sát kỹ những dấu hiệu của trẻ. Nếu muốn ăn thêm, bé sẽ cố rướn người tới muỗng mẹ đang cầm hoặc há miệng to. Ngược lại, nếu trẻ quay, lắc đầu sang chỗ khác, ngậm chặt miệng hoặc quấy khóc khi mẹ cho ăn thì mẹ nên dừng lại ngay. Việc cố gắng ép trẻ ăn có thể hình thành tâm lý sợ ăn, lâu dài làm trẻ chán ăn, bỏ bữa.
Trên đây là những chia sẻ về việc bé 7 tháng ăn gì và không ăn được gì. Hy vọng điều này sẽ hữu ích cho các bậc phụ huynh khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi. Mặt khác, ở giai đoạn này, mặc dù trẻ có thể hấp thu đa dạng thực phẩm khác nhau nhưng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất với trẻ.