Nhảy đến nội dung
bé 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày

Bé 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày: Bố mẹ nên làm gì?

8 tháng tuổi là thời điểm mà bé yêu đã làm quen với chế độ ăn dặm được 2 tháng. Tuy nhiên, lúc này hệ tiêu hóa vẫn còn khá non nớt, vẫn có thể chưa thích nghi với việc tiêu hóa thức ăn nên dễ rối loạn và mắc các vấn đề về đường ruột, điển hình là tiêu chảy khiến bé đi ngoài liên tục. Vậy phải làm gì khi bé 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày? Cùng Friso tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu tần suất đi ngoài của bé 8 tháng tuổi

Thông thường, bé sơ sinh bú mẹ hoàn toàn sẽ đi ngoài khoảng 5 - 6 lần/ngày, phân có màu vàng sáng, kết cấu lỏng hoặc mềm. Còn với bé bú sữa công thức, số lần đi ngoài sẽ ít hơn khoảng 1-3 lần, khi đi phân có kết cấu đặc dính, màu vàng nâu hoặc vàng nhạt, mùi nồng.

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi đã khá đa dạng các loại thực phẩm khác nhau nên phân sẽ đặc dính hơn. Ngoài ra, số lần đi ngoài cũng ít lại, khoảng 1 lần/ngày hoặc 1 lần/vài ngày, tùy thuộc vào thực phẩm mà bé ăn.

Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp trẻ 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày. Lúc này bố mẹ cần bình tĩnh, theo dõi sức khỏe của con để có cách xử lý kịp thời.

2. Bé 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không?

Nếu bố mẹ thấy bé đi ngoài vài lần 1 ngày, việc cần làm đầu tiên là hãy theo dõi tình hình của bé. Nếu phân không có gì bất thường (phân màu vàng, kết cấu mềm nhuyễn) và bé vẫn sinh hoạt, vui chơi thoải mái, tăng cân đều đặn thì bố mẹ không cần lo lắng. 

Ngược lại, bé đi ngoài phân lỏng, có nước nhiều hơn 3 lần/ngày kèm một số triệu chứng khác như đau bụng, quấy khóc, biếng ăn, mệt mỏi, sốt, có thể bé đang gặp phải tình trạng tiêu chảy. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy:

  • Bé bị dị ứng thực phẩm có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn. 
  • Bé mắc phải bệnh lý liên quan đến đường ruột như viêm ruột, tắc ruột hoặc bệnh Celiac. 
  • Hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng tấn công, gây ra rối loạn tiêu hóa. Trong đó, tiêu chảy là một trong những biểu hiện thường gặp nhất. 
  • Sữa công thức có nhiều đạm khó tiêu hóa, khiến bé bị đầy hơi, rối loạn tiêu hóa dẫn đến tình trạng bé 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày.
  • Thức ăn dặm của bé chưa được chế biến đúng cách, vẫn còn tái, sống là nguyên nhân khiến bé 8 tháng bị tiêu chảy.
  • Dụng cụ ăn uống chưa được sát khuẩn và người chăm sóc bé không vệ sinh kỹ càng. 
  • Chế độ ăn của mẹ chưa phù hợp làm cho bé bú mẹ bị tiêu chảy.

Lưu ý: Khi bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong ngày, bé dễ bị mất nước nghiêm trọng, cơ thể mệt mỏi, tăng nguy cơ suy kiệt. Vì vậy, bố mẹ nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé sau này.

bé 8 tháng tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày

 

Để nhanh chóng biết được tình trạng phân của trẻ là bình thường hay bất thường, bố mẹ có thể truy cập “BÁCH PHÂN TỪ ĐIỂN”. Đây là công cụ hỗ trợ bố mẹ đánh giá được tình trạng tiêu hóa của bé nhanh chóng thông qua mùi, màu sắc và kết cấu phân, tần suất đi ngoài,... Ngoài ra, công cụ còn cung cấp các thông tin bổ ích giúp bố mẹ chăm sóc bé hiệu quả hơn.

Bách phân từ điển

 

3. Cách chăm sóc bé 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày

Dưới đây là 5 cách chăm sóc khi bé 8 tháng đi ngoài nhiều lần mà bố mẹ nên lưu ý: 

3.1. Bổ sung nước và dung dịch điện giải 

Khi trẻ 8 tháng bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, bố mẹ nên tăng cường bù nước cho con, để tránh tình trạng bé bị mất nước, xuất hiện triệu chứng nguy hiểm. Ngoài cho bé uống nước sôi đã nấu chín thì nhiều phụ huynh thắc mắc bé 8 tháng uống dung dịch điện giải Oresol được không. Đáp án là được, nhưng phải lưu ý về hàm lượng và cách sử dụng. 

Cụ thể, bé dưới 24 tháng tuổi nên uống 50 - 100ml Oresol sau mỗi lần đi ngoài. Cần lưu ý Oresol phải được pha cả gói một lần với nước sôi để nguội, không được để qua 24 giờ hoặc bảo quản trong tủ lạnh cho bé uống dần, để ngăn ngừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Ngoài ra, uống nước cháo muối cũng có tác dụng bù nước hiệu quả. Với cách này, mẹ lấy 50gr gạo cùng 3,5gr muối và 6 bát nước sôi, đun đến khi gạo nở thì gạn nước cho bé uống. Nếu trong lúc uống, bé bị nôn trớ, mẹ có thể ngưng khoảng 5 - 10 phút và tiếp tục cho bé uống. Với nước cháo muối, mẹ chỉ nên cho bé dùng trong vòng 6 giờ sau khi nấu để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Xem thêm: Những món cháo bổ dưỡng dành cho trẻ bị tiêu chảy

3.2. Cho bé bú nhiều lần để bổ sung nước, dinh dưỡng

Việc bổ sung và tăng cường sữa trong lúc bé bị tiêu chảy là rất cần thiết bởi sữa không những có tác dụng bù nước mà còn bù đắp lượng dưỡng chất đã bị mất đi, giúp cơ thể bé hấp thu đủ dưỡng chất thiết yếu, tăng cường miễn dịch, nhanh chóng khỏe mạnh.

3.3. Chia cữ ăn dặm thành nhiều lần trong ngày

Trong lúc bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa vốn đã non yếu của bé 8 tháng càng trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, mẹ nên nấu thức ăn thật nhừ và lỏng, cũng như chia các cữ ăn dặm ra thành nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ lấy một lượng vừa đủ để bé dễ hấp thu và tiêu hóa. 

làm gì khi bé 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày

 

3.4. Lựa chọn sữa công thức dễ tiêu hóa - dễ hấp thu

Mẹ nên nhớ rằng, việc bổ sung nước và sữa là vô cùng cần thiết cho bé 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, để bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của con, mẹ nên ưu tiên sữa có đạm mềm, nhỏ để dễ tiêu, giúp bé được êm bụng và êm giấc để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Bật mí, mẹ có thể ưu tiên những sản phẩm ứng dụng Quy Trình Xử Lý 1 Lần Nhiệt để có thể bảo toàn >90% đạm mềm dễ tiêu.

Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý tăng cường đề kháng cho con để chống lại các tác nhân gây rối loạn tiêu hóa như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,... Vì thế song song với yếu tố đạm sữa dễ tiêu như đã đề cập, mẹ có thể lựa chọn những sản phẩm có các thành phần giúp nuôi dưỡng và gia tăng lợi khuẩn đường ruột như Probiotic, GOS, HMO,... bởi tiêu hóa tốt sẽ giúp bé hấp thu hiệu quả và tăng cường đề kháng tự nhiên.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chọn những sữa không bổ sung đường sucrose. Nguyên nhân là bởi những sản phẩm này sẽ có vị thanh nhạt nên rất hợp với khẩu vị của con.

3.5. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho bé

Để con mau chóng hết bị tiêu chảy, mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Ngoài tăng cường các cữ bú, mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như bột gạo, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm,… và chế biến thành các món lỏng như cháo, súp, canh,... 

Bên cạnh đó, mẹ không nên cho bé ăn những thực phẩm chứa hàm lượng protein cao như trứng, ức gà, hạnh nhân,...; thức ăn nhiều dầu mỡ; thức ăn nguội;... vì có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày, khiến tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng.

Ngoài điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học, bé cũng cần nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. Đặc biệt, bố mẹ nên vệ sinh kỹ mông bé mỗi lần đi ngoài bằng vải mềm ngâm nước ấm hoặc nước lá trà xanh để hạn chế vi khuẩn bám bên ngoài. 

4. Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Quan trọng hơn hết, bố mẹ cần theo dõi và đưa bé đi thăm khám nếu tình trạng trẻ 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày không thuyên giảm hoặc xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Bé đi ngoài phân màu đen xen lẫn máu hoặc mủ.
  • Bé bị sốt cao từ 39 độ trở lên không khỏi.
  • Tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 7 ngày không thuyên giảm.
  • Bé nôn ói, không chịu ăn uống.
  • Có dấu hiệu bị mất nước như ngủ li bì, miệng khô khốc, mắt trũng sâu… 

Xem thêm: Nguyên nhân trẻ đi ngoài có sợi đen

Bé 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể là bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đang gặp vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy. Do đó, khi gặp tình trạng trên, bố mẹ cần bình tĩnh quan sát, từ đó có phương pháp chăm sóc đúng cách.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày

Trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày phải làm sao?

Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đường ruột của bé đang bất ổn. Điều này khiến nhiều cha mẹ lo lắng, bối rối không biết phải làm thế nào. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cách xử lý khi trẻ sơ sinh đi ngoài thường xuyên trong ngày. Hy vọng qua đây, phụ huynh sẽ có thêm kiến thức nuôi con nhỏ, yên tâm hơn khi bé gặp trường hợp tương tự.