Giải đáp trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không?
Rất nhiều bố mẹ thắc mắc khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa .... read more
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị đau bụng như:
Đối với trẻ nhỏ, do hệ tiêu hóa, khả năng miễn dịch và sức đề kháng vẫn còn yếu ớt nên dễ bị virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng tấn công, dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Trong đó, đau bụng là triệu chứng thường gặp của tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Với trẻ lớn hơn, trẻ có thể nói với bố mẹ các vấn đề sức khỏe. Nhưng, với trẻ nhỏ hơn, khi con chưa biết nói thì bố mẹ có thể quan sát dấu hiệu trẻ bị đau bụng như quấy khóc, mặt đỏ, tay nắm chặt hoặc ôm lấy bụng.
Đây là tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột do virus Clostridium Botulinum gây ra. Theo đó, triệu chứng của ngộ độc thực phẩm là trẻ bị đau bụng dữ dội, nôn hoặc buồn nôn, đi ngoài phân lỏng có chất nhầy và máu, đồng thời sốt cao trên 38 độ.
Hướng dẫn mẹ: Cách nhận biết và chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt
Thông thường, đau bụng do viêm ruột thừa tập trung ở khu hố chậu phải. Sau đó, cơn đau tăng lên theo thời gian, đi kèm triệu chứng buồn nôn, sốt nhẹ hoặc trẻ thường xuyên quấy khóc, mặt tái xanh, mồ hôi vã ra liên tục.
Đây là căn bệnh cấp tính thường gặp ở trẻ từ 3 tháng đến 2 tuổi. Với tình trạng lồng ruột, trẻ có biểu hiện như đau bụng từng cơn hoặc ngắt quãng. Khi cơn đau xuất hiện, có thể khiến trẻ khóc thét, nôn mửa, đi ngoài ra máu hoặc có lẫn dịch nhầy.
Trẻ bị nhiễm giun dễ gặp phải đau bụng, nôn hoặc hoặc đi ngoài ra giun. Ngoài ra, cơn đau kéo dài khiến trẻ biếng ăn, mất ngủ, đôi khi tè dầm và quấy khóc liên tục vì ngứa hậu môn.
Nhiều trường hợp, trẻ bị đau bụng là do ảnh hưởng của chế độ ăn uống, như ăn quá no, dị ứng thức ăn, bất dung nạp thức ăn, lạm dụng thuốc (nhất là thuốc kháng sinh gây ra loạn khuẩn đường ruột) hoặc trẻ bị té ngã trên sàn, dẫn đến tổn thương mô bụng và gây ra đau bụng.
Mỗi nguyên nhân gây đau bụng đều có biểu hiện và triệu chứng riêng. Tuy nhiên, vẫn có dấu hiệu chung khi trẻ bị đau bụng như:
• Biếng ăn, bỏ bú: Bé bị đau bụng có xu hướng biếng ăn, lười bú. Bố mẹ có thể nhận biết sự thay đổi thông qua thói quen ăn uống hằng ngày. Ví dụ như, bé rút bình sữa khi đang bú nửa chừng hoặc khẩu phần ăn ít hơn bình thường.
• Dùng tay xoa bụng: Nếu quan sát thấy trẻ dùng tay xoa bụng, nhăn mặt và quấy khóc thường xuyên thì đây chính là dấu hiệu đau bụng ở trẻ.
• Gập hai chân lại: Đau quặn bụng khiến trẻ gập hai chân lại, uốn người để thể hiện cảm giác đau đớn.
• Khóc khi chạm vào bụng: Tình trạng đau khiến cơ bụng của bé căng lên. Khi chạm vào, bé có thể khóc thét vì đau đớn. Ngoài ra, khóc cũng là cách thông báo cho bố mẹ rằng bé đang khó chịu.
Ngoài ra, còn có trường hợp trẻ đau bụng về đêm, dẫn đến quấy khóc, mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Điều này khiến bố mẹ lo lắng, thắc mắc trẻ bị đau bụng ban đêm liệu có nguy hiểm không. Để tìm hiểu giải đáp chi tiết, hãy tiếp tục tham khảo ở phần tiếp theo nhé!
Trẻ bị đau bụng cho thấy sức khỏe của con đang gặp một vấn đề bất thường. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên theo dõi tình trạng của trẻ cùng các biểu hiện để có cách xử trí kịp thời.
Bố mẹ cần đặc biệt chú ý và đưa trẻ đi thăm khám nếu có những triệu chứng sau:
• Trẻ đau bụng về đêm thường xuyên, cường độ đau tăng lên ảnh hưởng đến giấc ngủ.
• Trẻ nôn kéo dài trên 24 giờ, nôn tất cả mọi thứ sau khi ăn hoặc uống. Đồng thời, dịch nôn có màu xanh hoặc vàng, đôi khi có lẫn máu đỏ tươi và máu đông.
• Xuất hiện tiêu chảy khi trẻ đau bụng về đêm. Ngoài ra, còn có biểu hiện trẻ mất nước, phân có mùi hôi hoặc tiêu phân máu.
• Sốt cao, nửa tỉnh nửa mê và nhịp tim yếu.
• Sụt cân không rõ lý do.
• Vàng da.
• Tiểu buốt/gắt.
• Sưng hoặc đau bụng dưới.
Thông qua thăm khám, tiến hành xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu và chụp phim cho trẻ, bác sĩ dễ dàng xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra hướng giải quyết kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nếu cơn đau bụng ở trẻ tái diễn với mức độ nghiêm trọng hơn, bố mẹ nên đưa con đi thăm khám để xác định nguyên nhân, chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, có thể áp dụng một số cách xử trí bé bị đau bụng dưới đây để giúp con cảm thấy thoải mái phần nào:
Trẻ bị đau bụng có thể chán ăn, nhưng mẹ không nên quá lo lắng hay ép con ăn. Thay vào đó, hãy chia nhỏ bữa, cho con ăn ít với đồ ăn mềm, loãng, dễ nuốt như súp và cháo. Điều này vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa có tác dụng bù nước, giúp trẻ phục hồi nhanh hơn.
Ngoài ra, để cải thiện tiêu hóa khỏe mạnh, bố mẹ đừng quên cho con uống sữa có thành phần tốt cho hệ tiêu hóa. Điển hình như Friso Gold và Friso Gold Pro là dòng sản phẩm được nhiều phụ huynh lựa chọn vì bồi dưỡng tiêu hóa ổn định, giúp trẻ ít gặp phải vấn đề đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
Bài viết liên quan:
Với trường hợp trẻ bị đau bụng, có kèm nôn mửa và đi ngoài nhiều lần, bố mẹ nên cho con uống nhiều nước. Điều này phần nào làm dịu cơn đau, đồng thời bổ sung điện giải, tránh tình trạng cơ thể mất nước.
Nếu trẻ ăn quá no, dẫn đến bé khó tiêu và đau chướng bụng, bố mẹ có thể massage bụng để khắc phục điều này. Ngoài ra, còn có một số loại dầu xoa bóp giúp thuyên giảm cơn đau cho trẻ, nhưng để đảm bảo an toàn, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Tham khảo: Cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị táo bón
Thay vì hoang mang khi bé bị đau bụng, bố mẹ nên bình tĩnh, vỗ về và cho con nghỉ ngơi nhiều hơn. Nhất là việc cho trẻ ngủ thoải mái cũng có tác dụng làm dịu đau bụng. Ngoài ra, bạn có thể đắp cho trẻ một chiếc chăn mềm và ấm lên vùng bụng. Điều này vừa trấn an, vừa thuyên giảm cơn đau khó chịu.
Để ngăn ngừa trẻ bị đau bụng, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp đơn giản sau đây:
• Cho trẻ ăn chín uống sôi, đồng thời rửa sạch thực phẩm (nhất là trái cây và rau củ) trước khi chế biến.
• Tập thói quen cho trẻ rửa tay thường xuyên, cụ thể là trước và sau khi ăn, sau khi chơi đùa hoặc đi vệ sinh, để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn.
• Giữ cho không gian sống sạch sẽ, tránh nước đọng, đất cát hoặc yếu tố lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
• Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần cho trẻ từ 24 tháng tuổi. Điều này giúp hạn chế nhiễm giun đường ruột, từ đó ngăn ngừa đau bụng giun ở trẻ.
Qua thông tin trên đây, hi vọng bố mẹ đã nắm rõ nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị đau bụng, từ đó giúp con cảm thấy thoải mái. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp nhưng tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm, hãy nhanh chóng đưa con đi khám ở cơ sở y tế gần nhất, để có giải pháp khắc phục tốt hơn.