Nhảy đến nội dung
bé không chịu bú mẹ thì phải làm sao

Bé không chịu bú mẹ thì phải làm sao? 11 giải pháp cho mẹ

Trẻ không chịu bú mẹ trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như bé chậm lớn, không tăng cân, dễ bị ốm vặt,...Vậy bé không chịu bú mẹ thì phải làm sao? Cùng Friso khám phá 11 giải pháp trong bài viết dưới đây nhé.

1. Vì sao bé không chịu bú mẹ?

Nguyên nhân trẻ không chịu bú mẹ có thể do một hoặc nhiều yếu tố sau đây gây ra:

  • Bé bị đau hoặc khó chịu: Trẻ đang bị đau nhức sau tiêm chủng hoặc bị cảm lạnh, nghẹt mũi, sốt siêu vi, mọc răng, tưa miệng đều có thể khiến trẻ gặp khó khăn khi bú.
  • Bé căng thẳng hoặc mất tập trung: Những tác động từ môi trường xung quanh như nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn… cũng khiến trẻ mất tập trung, lơ là với việc bú. 
  • Mẹ có mùi hương khác thường: Bé không chịu bú mẹ còn do mùi hương trên người mẹ khác hơn với thường ngày hay sữa mẹ có vị lạ. Điều này thường xảy ra sau khi mẹ dùng thuốc hoặc trải qua những thay đổi về nội tiết tố, ăn phải món có vị lạ…
  • Mẹ cho bé bú sai cách: Mẹ cho bé bú ở tư thế chưa đúng có thể làm dòng sữa chảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn bình thường. Tư thế cho bú sai còn vô tình khiến bé bị trẹo cổ, ảnh hưởng đến hứng thú ti mẹ của bé.

2. Bé không chịu bú mẹ thì phải làm sao?

Khi bé không chịu bú mẹ, mẹ hãy làm ngay những cách sau đây nhé!

2.1. Tiếp tục cho bé bú

Cho bé bú mẹ thường xuyên và đều đặn sẽ tạo thói quen bú sữa. Mẹ có thể cho bé bú bất cứ khi nào con muốn mà không cần phải tuân theo lịch trình cố định. Vì những lợi ích sức khỏe của việc nuôi con bằng sữa mẹ rất lớn nên mẹ đừng nản chí nhé!

2.2. Mẹ nên linh hoạt đổi tư thế cho con bú

Thay đổi tư thế lúc cho bú giúp cả mẹ và bé cảm thấy dễ chịu hơn thay vì trẻ luôn được bú ở một tư thế trong thời gian dài. Do đó, mẹ có thể linh hoạt chuyển từ ôm bồng sang ngồi ôm, nằm ôm - bất kỳ tư thế nào miễn là thuận tiện, thoải mái và đảm bảo đầu, lưng, mông của bé được thẳng hàng.

2.3. Kích thích quá trình tiết sữa của mẹ

Bé không chịu bú mẹ còn do mẹ tiết ít sữa hoặc tia sữa chảy chậm không đáp ứng được cơn đói của con. Vậy nên kích thích tiết sữa bằng cách nén hoặc ép vú, massage ngực thường xuyên sẽ giúp mẹ ra sữa nhiều hơn. Mẹ cũng có thể chuyển bé sang ngực bên kia để bé bú tiếp nếu con bú hết sữa một bên mà vẫn chưa đủ.

bé không chịu bú mẹ phải làm sao

 

2.4. Mẹ hãy tăng tiếp xúc da thịt với bé

Da mẹ là một trong những cách giúp kết nối với trẻ rất tốt. Hàng ngày, mẹ hãy thử tăng tiếp xúc da thịt với con bằng cách đặt con nằm từ thắt lưng trở lên rồi vỗ về âu yếm. Hoặc mẹ cũng có thể thường xuyên ngủ cùng để con quen hơi, vuốt ve con trong bồn nước ấm. Khi sợi dây gắn kết tình cảm giữa hai mẹ con càng thắt chặt, trẻ sẽ luôn cảm nhận được sự yêu thương, dễ chịu và yêu thích bú mẹ hơn.

2.5. Mẹ hãy dùng bình sữa nếu như bé muốn

Nếu các phương pháp cho con bú sữa mẹ vẫn không khả quan, mẹ có thể cho trẻ bú bình bằng cách vắt sữa và cho vào bình. Trong nhiều trường hợp, bé sẽ yêu thích bú bình hơn bởi lượng sữa đầy đủ, dễ cảm nhận hương vị và nhiệt độ sữa dễ chịu… 

2.6. Không để bé bị ảnh hưởng bởi những điều xung quanh

Trẻ từ 3 tháng tuổi đã có thể nhận biết và chú ý nhiều hơn đến những chuyển động của môi trường xung quanh. Do vậy, mẹ nên cho bé bú khi con đang buồn ngủ hoặc vừa thức dậy để không gây sự phân tâm và bú đủ lượng sữa cần thiết. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng các vật nhiều màu sắc gắn lên người mẹ nhằm giúp bé kích thích thị giác, tập trung nhìn ngắm và bú mẹ ngoan hơn.

2.7. Luôn để bé trong nhiệt độ phòng lý tưởng

Để trẻ dưới 2 tháng tuổi bú mẹ một cách thoải mái, ngon lành, mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức 26-28 độ C. Mặc dù mẹ có thể thực hiện bằng máy điều hòa, tuy nhiên hạn chế gió lùa vào phòng hoặc luồng hơi lạnh từ máy lạnh sẽ giúp thân nhiệt của bé được ổn định, tránh bị cảm lạnh hay các bệnh lý nghiêm trọng là tác nhân khiến bé khó chịu, bỏ bú.

Nên làm gì nếu bé không chịu bú mẹ

 

2.8. Mẹ hãy kiểm soát chính xác định lượng thức ăn cung cấp cho con

Việc cho trẻ sau 6 tháng tuổi ăn dặm nhiều có thể làm giảm sự hấp dẫn của con với sữa mẹ, từ đó trẻ không hứng thú với việc bú nữa. Để khắc phục điều này, mẹ nên cân nhắc lượng thức ăn bổ sung cho con vừa đủ, phù hợp với thể trạng của bé. 

2.9. Mẹ cần phải theo dõi những dấu hiệu bất thường của con

Thường xuyên theo dõi các biểu hiện bất thường của bé sẽ giúp mẹ nắm bắt tốt hơn nguyên nhân vì sao bé không chịu bú mẹ để có hướng điều chỉnh phù hợp. Nguyên nhân có thể là do trẻ đang mọc răng, ngứa nướu hay khó chịu do vết tiêm gây đau, mệt mỏi, từ đó chán bú mẹ. Nếu thấy con sốt, bỏ bú quá lâu mẹ nên đưa trẻ đi bác sĩ để kiểm tra nhé!

2.10. Cố định thời gian cho bé bú

Giai đoạn đầu lúc mới sinh, thời gian cho trẻ bú được khuyến khích là 2 giờ mỗi lần. Khi trẻ càng lớn, thời gian bú của con cũng giảm đi và thời gian giữa các lần bú kéo dài hơn. Do đó mẹ hãy quan sát thời gian bú sữa để con hình thành thói quen phản xạ bú mẹ khi đến thời gian phù hợp.

2.11. Kiên nhẫn, tránh gây áp lực với bé

Khi cho bé bú, mẹ nên nhớ rằng mục tiêu trước mắt là giúp con cảm thấy thoải mái nhất và có hứng thú với việc bú. Đừng cố gắng ép con bú bởi điều đó chỉ làm bé rụt rè hơn khi bú. Thay vì vậy, mẹ hãy kiên nhẫn dành nhiều thời gian âu yếm, tạo sự thoải mái giúp con có cảm giác hứng thú với việc bú mẹ hơn.

Mặt khác, nếu bé vẫn không chịu bú sữa, mẹ cần kiểm tra lại lượng sữa tiết ra đã có đủ đáp ứng nhu cầu của con không. Vì nếu lượng sữa quá ít sẽ khiến con dễ bị đói, trở nên cáu gắt và bỏ bú.

3. Khi nào cần đưa bé đến gặp bác sĩ?

Trẻ chán ăn bỏ bú thường đi cùng với các dấu hiệu mệt mỏi, đau bệnh ở vùng miệng, tai mũi họng, chậm tăng cân và chiều cao… Ngoài ra, nếu tình trạng này kéo dài nhiều ngày, hoặc mẹ kiểm tra thấy tã của con ít ướt hơn bình thường do cơ thể trẻ không được bổ sung đủ nước từ sữa, hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra cụ thể. 

Trên đây là những thông tin hữu ích giải đáp giúp mẹ thắc mắc bé không chịu bú mẹ thì phải làm sao. Dựa vào đó, mẹ hãy thường xuyên quan sát và quản lý hành trình bú mẹ của con để con luôn cảm thấy hứng thú mỗi khi bú sữa nhé. 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
men vi sinh trị táo bón

Men vi sinh trị táo bón có hiệu quả? Có nên cho trẻ sử dụng?

Táo bón là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống và sinh hoạt. Để khắc phục tình trạng trên, nhiều mẹ thường chọn bổ sung thêm men vi sinh trị táo bón nhằm giúp con cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tuy nhiên, cho trẻ sử dụng men vi sinh trị táo bón có hiệu quả không? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.