Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chi tiết
Nắm rõ thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, cũng như đặc điểm giấc ngủ theo .... read more
Khóc đêm (hay còn gọi khóc dã tràng, khóc dạ đề) là hiện tượng bình thường, xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh. Dấu hiệu nhận biết là trẻ khóc vào giờ nhất định (khoảng 10 giờ tối) hoặc đôi khi, trẻ quấy khóc lúc gần sáng (1 - 2 giờ sáng).
Tình trạng này kéo dài đến khi trẻ được 4 - 5 tháng tuổi. Sau đó, tần suất trẻ khóc quấy ban đêm bắt đầu giảm đi do thời điểm ấy, con đã làm quen với bố mẹ và thích nghi với môi trường xung quanh.
Nhiều trường hợp, trẻ khóc đêm bất thường là khi xuất hiện kèm một số dấu hiệu sau đây:
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ em ngủ hay khóc đêm, có thể kể đến như:
Đối với trẻ mới sinh được 1 tháng tuổi, sự khác nhau giữa môi trường trong bụng mẹ và môi trường bên ngoài khiến cơ thể của trẻ chưa kịp thích nghi. Từ đó, dễ sinh ra khó chịu, dẫn đến trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hay khóc đêm khó ngủ.
Ngoài ra, ở giai đoạn nhũ nhi, cơ thể của trẻ vô cùng nhạy cảm với nhiệt độ. Vì thế, không gian ngủ của con phải là phòng kín, không có gió lạnh lùa vào. Đồng thời, nhiệt độ phòng phải mát mẻ để tạo cảm giác thoải mái, dễ ngủ hơn và nhờ vậy, tránh tình trạng trẻ sơ sinh hay quấy khóc đêm.
Thời điểm dưới 3 tháng tuổi, đa phần các trẻ sơ sinh chưa có chu kỳ ngủ ổn định. Mẹ có thể nhìn thấy trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc, tuy nhiên, các giấc không được liên tục, luôn luôn thức giấc đột ngột. Điều này chính là lý do tại sao trẻ 3 tháng quấy khóc đêm. Sau thời gian này, trẻ có thể ngủ liền giấc, không còn giật mình khi ngủ nữa nên tình trạng khóc đêm cũng giảm đi.
Dạ dày của trẻ sơ sinh khi mới chào đời có kích thước rất nhỏ. Ví dụ như dạ dày của trẻ 1 tháng tuổi có kích thước bằng một quả trứng nên trẻ dễ đói và cũng rất dễ no (khi bú nhiều). Bố mẹ nên nắm rõ điều này để phân chia cữ bú hợp lý, tránh cho con bú quá ít hoặc quá nhiều vì đều có thể khiến trẻ đói hoặc đầy bụng. Từ đó, làm cho trẻ 1 tháng tuổi quấy khóc đêm.
Xem thêm: Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đầy bụng
Trẻ em có thói quen hay tiểu dầm vào ban đêm. Đây chính là lý do khiến trẻ em giật mình khóc đêm và làm gián đoạn giấc ngủ.
Em bé khóc đêm không chịu ngủ còn có thể liên quan đến yếu tố bệnh lý. Một số vấn đề sức khỏe dưới đây có thể là lý do giải đáp vì sao trẻ sơ sinh khóc nhiều về đêm:
Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ ngủ hay khóc đêm và ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo đó, ở giai đoạn đầu đời, trẻ dễ bị đầy bụng, táo bón, tiêu chảy và đi ngoài phân sống, nếu mẹ ăn uống không khoa học (ăn thiếu chất xơ, uống quá ít nước, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ) hoặc trẻ uống sữa công thức có đạm khoáng hóa thấp.
Ngoài ra, vào thời điểm ăn dặm (từ 6 tháng tuổi trở lên), nếu khẩu phần ăn mỗi ngày của con không phù hợp, không đảm bảo vệ sinh thì đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ 6 tháng hay khóc đêm.
Thiếu chất gây ra nhiều vấn đề khó chịu trong cơ thể, dẫn đến trẻ khóc nhiều về đêm và mất ngủ. Như vậy, một câu hỏi đặt ra là trẻ hay quấy khóc đêm thiếu chất gì?
Đáp án chính là dưỡng chất quan trọng như vitamin B12, vitamin D, Sắt, Kẽm, Canxi. Khi thiếu hụt các chất này, có thể gây ra bệnh còi xương, thiếu máu, đồng thời làm cho trẻ nhỏ hay khóc đêm, không ngủ sâu giấc.
Thông thường, trẻ bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 5 cho đến gần 3 tuổi. Cơn đau khi răng mọc, cùng với biểu hiện sốt và đau nướu không chỉ khiến con bứt rứt, kén ăn uống sinh ra khó chịu, mà còn gây ra mất ngủ, dẫn đến trẻ sơ sinh khóc đêm liên tục.
Như vậy, khi phát hiện trẻ 5 tháng tuổi hay quấy khóc ban đêm, hoặc là trẻ 10 tháng, trẻ 17 tháng hay khóc đêm thì bố mẹ có thể xem xét, liệu mọc răng có phải là nguyên nhân của vấn đề này không.
Từ 1 tuổi trở lên, trẻ đã có thể thực hiện tốt kỹ năng vận động như đi, chạy, nhảy. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý không cho con vận động quá sức vào ban ngày. Bởi, đây chính là nguyên nhân khiến trẻ hơn 1 tuổi hay khóc đêm, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
Hệ thần kinh của trẻ vô cùng nhạy cảm. Nếu có tác động bên ngoài như sấm chớp, tiếng chuông điện thoại hoặc tiếng đóng cửa thì đều làm cho trẻ em giật mình khóc đêm. Đặc biệt, nếu trước khi ngủ, mẹ kích thích tinh thần của con (trò chuyện, hù dọa, chơi đùa) thì có thể khiến hormone Cortisol sản sinh, dẫn đến trẻ sơ sinh khóc đêm dai dẳng, suy giảm chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, trẻ ngủ hay khóc đêm có thể là do phòng của trẻ quá ồn ào; côn trùng đốt hoặc chui vào tai của trẻ; quần áo có chất liệu thô ráp gây ra ngứa ngáy hoặc trẻ đã ngủ quá nhiều trước đó và muốn thức để chơi cùng với bố mẹ.
Trẻ sơ sinh đi chơi tối về quấy khóccó phải là do nặng “vía”?Không ít phụ huynh cho rằng trẻ em đi đêm về quấy khóc là do “vía” nặng, nghĩa là có nguồn năng lượng xấu tiếp cận đến trẻ, làm cho trẻ khó chịu, bất an và khóc nhiều về đêm. Tuy nhiên, đây chỉ là một quan niệm dân gian chưa có kiểm chứng khoa học. Bố mẹ không nên dựa vào điều này, để đọc thần chú trị trẻ khóc đêm hoặc áp dụng biện pháp như đốt phong long. Theo bác sĩ, “đốt vía” cho trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ bị bỏng hoặc hít phải khói độc từ lửa, từ đó ảnh hưởng đến đường hô hấp. Thay vào đó, bạn nên xem xét biểu hiện khác ở trẻ. Ngoài khóc thì liệu trẻ có đau bụng, sốt cao hay không. Nếu trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng khóc nhiều liên tục thì cách tốt nhất là đưa con đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân chính xác. |
Tình trạng khóc đêm kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển của trẻ. Theo đó, do ngủ không đủ giấc, trẻ có thể gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa (táo bón, chướng bụng, khó tiêu…) dẫn đến khó hấp thu dưỡng chất.
Ngoài ra, trẻ khóc đêm liên tục làm cho hormone tăng trưởng giảm đi, dẫn đến chiều cao, cân nặng, trí tuệ và cảm xúc ở trẻ có nguy cơ chậm phát triển. Nguy hiểm hơn, nếu trẻ khóc nhiều về đêm, không dỗ được trong thời gian dài thì điều này gây ra ức chế hô hấp, khó thở, cũng như tăng nguy cơ đột tử ở trẻ.
Tùy vào mỗi nguyên nhân, bố mẹ nên áp dụng cách khắc phục phù hợp, để trẻ sơ sinh không còn quấy khóc, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Tùy vào mỗi nguyên nhân, bố mẹ nên áp dụng cách khắc phục phù hợp, để vấn đề trẻ ngủ hay khóc đêm được khắc phục hoàn toàn:
Nếu trẻ 1 - 2 tháng tuổi hay khóc đêm vì chưa thích nghi với môi trường bên ngoài, mẹ hãy âu yếm, bế con di chuyển qua lại để dỗ dành. Hoặc, bao bọc cơ thể bằng lớp chăn mỏng, để trẻ cảm thấy dễ chịu, không còn quấy khóc đêm nữa và ngủ ngon hơn.
Để loại trừ nguyên nhân trẻ khóc quấy ban đêm vì đói bụng, bố mẹ nên cho trẻ uống sữa. Lưu ý, lượng sữa phải vừa đủ, phù hợp với nhu cầu phát triển; đồng thời, cho trẻ bú khoảng hai giờ trước khi ngủ, để tránh đầy bụng và khó tiêu.
Nếu mẹ phát hiện trẻ sơ sinh khóc đêm ưỡn người thì đây là dấu hiệu cho thấy tã, bỉm của con đang bẩn. Vì cảm giác khó chịu này khiến trẻ khó ngủ và bứt rứt nên phụ huynh hãy kiểm tra, thay tã nhanh chóng để con cảm thấy thoải mái hơn!
Điều trị kịp thời các bệnh lý là giải đáp tiếp theo cho câu hỏi trẻ sơ sinh hay khóc đêm phải làm sao. Theo đó, tùy vào mỗi bệnh lý mà có giải pháp khắc phục tương ứng. Tốt nhất, bố mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp.
Nếu trẻ thường xuyên quấy khóc đêm do rối loạn tiêu hóa thì mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cụ thể, đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên ăn uống đa dạng, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, như: rau xanh, chuối, đu đủ, quả bơ, lê hoặc táo, để làm mát sữa, cải thiện rối loạn tiêu hóa. Song song đó, hãy uống nhiều nước mỗi ngày, kết hợp ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn, bảo vệ đường ruột khỏe mạnh.
Trường hợp trẻ uống sữa công thức bị khó tiêu, mẹ nên đổi sữa bằng cách ưu tiên sản phẩm có đạm sữa mềm, nhỏ, gần với tự nhiên nhất, bổ sung thêm chất xơ giúp con êm dịu đường tiêu hóa, giảm quấy khóc và ngủ ngon hơn.
Đối với trẻ 6 tháng, trẻ 7 tháng khóc đêm xuất phát từ nguyên nhân rối loạn tiêu hóa do ăn dặm, bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ về việc thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học hơn, tránh tác động xấu đến tình trạng bệnh, cũng như ngăn ngừa vấn đề thiếu chất. Đặc biệt, phụ huynh cũng phải nấu chín, nghiền nhuyễn hoặc nghiền nhỏ thức ăn, lựa chọn thực phẩm tươi sạch, để bảo vệ đường tiêu hóa. Qua đó giúp trẻ ít quấy khóc đêm.
Trường hợp trẻ mọc răng quấy khóc liên tục, mẹ có thể áp dụng biện pháp giảm đau như chườm lạnh, ngậm ti giả hoặc vệ sinh răng của con thường xuyên, để trẻ cảm thấy thoải mái, nhờ vậy không còn khóc quấy vào ban đêm nữa.
Mẹ cần lưu ý tất cả hoạt động kích thích trẻ (chơi đùa, nói chuyện, vận động nhiều) phải được kết thúc trước 2 - 3 giờ đi ngủ. Nếu trẻ vẫn chưa ngủ, bố mẹ hãy kiên nhẫn, đừng quát mắng hay dọa nạt vì điều này khiến con căng thẳng, sợ hãi và quấy khóc nhiều hơn.
Vì hệ thần kinh của trẻ non nớt, chưa hoàn thiện nên bố mẹ cần lưu ý môi trường xung quanh. Cụ thể là chuẩn bị không gian yên tĩnh, mát mẻ với ánh sáng dịu nhẹ, đồng thời giảm âm thanh tối đa, để trẻ sơ sinh cảm thấy an toàn, ít khóc đêm, ngủ ngon và sâu hơn.
Bài viết trên đây đã nêu rõ nguyên nhân trẻ khóc đêm và cách khắc phục hiệu quả. Bố mẹ có thể tham khảo để có giải pháp phù hợp khi trẻ sơ sinh khóc đêm thường xuyên. Trong trường hợp đã thử mọi cách nhưng trẻ vẫn còn hay khóc khi ngủ, bú kém hoặc giật mình thường xuyên thì lúc này, hãy đưa con đi gặp bác sĩ sớm, để được kiểm tra và có biện pháp điều trị tốt hơn.