Nhảy đến nội dung
trẻ mấy tháng ăn được sữa chua

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua và nên ăn bao nhiêu?

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua là thắc mắc của nhiều phụ huynh hiện nay. Theo đó, sữa chua là một món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe tiêu hóa và phát triển xương khớp của trẻ. Tuy nhiên, thời điểm sử dụng và cách bổ sung sữa chua thế nào để đạt hiệu quả cao thì không phải ai cũng nắm rõ. Để tìm hiểu câu trả lời chi tiết, bố mẹ hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Những lợi ích của sữa chua với trẻ

Sữa chua là một chế phẩm sữa được lên men với các chủng lợi khuẩn, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bé, cụ thể: 

  • Sữa chua hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa nhờ cung cấp một lượng lớn các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, từ đó hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh tại đây. Ngoài ra, các lợi khuẩn trong sữa chua còn có thể hỗ trợ cải thiện các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như chứng táo bón ở trẻ, tiêu chảy, chướng bụng
  • Ăn sữa chua có thể giúp trẻ tăng hấp thu dinh dưỡng. Các lợi khuẩn tạo ra môi trường axit giúp tăng hấp thu các loại khoáng chất như canxi, sắt…; hoặc tăng cường tổng hợp một số loại vitamin nhóm B. 
  • Chế phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường lactose, giúp cơ thể dễ hấp thu hơn.
  • Sữa chua là thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé. Đó là nhờ vào các lợi khuẩn tạo ra màng chắn trên bề mặt niêm mạc ruột, giúp hạn chế sự xâm nhập của các hại khuẩn. Bên cạnh đó, lợi khuẩn còn sản sinh kháng thể IgA, tăng số lượng thực bào (tế bào miễn dịch), tăng tỷ trọng các tế bào Lympho T và tế bào diệt tự nhiên. 
  • Là một chế phẩm từ sữa tươi hoặc sữa công thức nên sữa chua có 1 lượng lớn canxi, nhờ đó giúp trẻ phát triển tốt về chiều cao.
  • ...
trẻ bao nhiêu tuổi ăn được sữa chua

>>> Tham khảo thêm: Chia sẻ cho mẹ thực đơn phù hợp với trẻ bị viêm ruột

2. Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua?

Sữa chua mang đến rất nhiều lợi ích cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có thể ăn được sữa chua.

Theo đó, dưới 6 tháng tuổi, trẻ chỉ có thể tiếp nhận sữa mẹ. Vì thế, bé không thể tiêu thụ được những thực phẩm khác, bao gồm cả sữa chua.

6 tháng tuổi là thời điểm trẻ tập ăn dặm. Lúc này trẻ đã có thể tiêu thụ nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên vì sữa chua là một chế phẩm lên men nên mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé ăn nhé.

Do đó, đối với câu hỏi “trẻ mấy tháng ăn được sữa chua?”, câu trả lời sẽ là trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Tốt nhất, để tránh cho trẻ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ ăn sữa chua.

3. Chia sẻ cách cho trẻ ăn sữa chua đúng, an toàn sức khỏe

Sữa chua là một thực phẩm lành mạnh để mẹ bổ sung vào khẩu phần ăn của con mỗi ngày. Tuy nhiên, để trẻ ăn sữa chua đúng cách và có hiệu quả, phụ huynh nên lưu ý 6 thông tin dưới đây:

3.1. Nên cho trẻ ăn sữa chua bao nhiêu là tốt?

Dựa vào độ tuổi phát triển của trẻ, bố mẹ nên cho con ăn sữa chua với hàm lượng hợp lý, cụ thể: 

  • Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi: 50g/ngày.
  • Trẻ từ 1 - 2 tuổi: 80g/ngày.
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên: 100g/ngày.
  • Đối với trẻ lớn, có thể cho trẻ ăn sữa chua nhiều hơn 100g/ngày. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều vì có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Khi nào trẻ có thể ăn sữa chua

 

3.2. Chú ý thời điểm cho bé ăn sữa chua

Sữa chua có thành phần Axit Lactic là nguyên nhân gây ra đau dạ dày nếu sử dụng vào lúc đói. Vì thế, phụ huynh cần lưu ý thời điểm cho trẻ ăn sữa chua phù hợp, cụ thể là dùng ngay sau bữa chính để kích thích tiêu hóa tốt hơn. 

3.3. Đảm bảo nhiệt độ sữa chua phù hợp

Sữa chua quá nóng hay quá lạnh đều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Cụ thể, sữa chua nóng khiến lợi khuẩn bên trong bị tiêu diệt, đồng thời mất đi dưỡng chất cần thiết. Ngược lại, nếu bảo quản sữa chua quá lạnh, kết cấu cứng có thể khiến trẻ khó ăn và dễ bị ho.

>>> Dành cho mẹ: Phương pháp chế biến và bảo quản thức ăn để giữ dưỡng chất cực hiệu quả cho bé

3.4. Bổ sung thêm trái cây, rau củ tăng cường dưỡng chất

Thay vì cho trẻ ăn sữa chua đơn thuần thì phụ huynh nên kết hợp với các loại hạt, ngũ cốc, trái cây và rau củ (dâu tây, việt quất, yến mạch, hạnh nhân, chuối, bơ), để vừa tăng cường bổ sung dưỡng chất, vừa thay đổi khẩu vị, kích thích trẻ ăn ngon miệng và phát triển tiêu hóa khỏe mạnh. 

Trẻ 6 tháng ăn sữa chua mấy lần 1 tuần

 

3.5. Không kết hợp dùng chung sữa chua với các loại thuốc

Không ít cha mẹ có thói quen cho con ăn sữa chua với các loại thuốc khác để tạo cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, việc kết hợp này có thể gây biến đổi thành phần sữa chua, tiêu diệt vi khuẩn có lợi sẽ khiến sữa chua giảm đi công dụng.

3.6. Theo dõi biểu hiện trẻ sau khi ăn sữa chua

Nhiều trường hợp trẻ bị dị ứng với sữa chua là do cơ địa không đáp ứng. Vì thế, bố mẹ nên lưu ý theo dõi biểu hiện của con sau khi ăn. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức, để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời. 

Có thể thấy, nguồn lợi khuẩn từ sữa chua mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt là sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ nhưng cần phải bổ sung đúng cách. Ngày nay, bên cạnh sữa chua, cũng có rất nhiều sản phẩm sữa công thức có chứa các dưỡng chất giúp tăng cường lợi khuẩn, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bố mẹ hãy chọn những loại sữa này để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa còn non yếu của con nhé!

Trên đây là toàn bộ giải đáp cho thắc mắc trẻ mấy tháng ăn được sữa chua mà bố mẹ có thể tham khảo. Nhìn chung, sữa chua là thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho tiêu hóa của trẻ, nhưng khi sử dụng, phụ huynh nên tham khảo hướng dẫn của chuyên gia để trẻ được hấp thu hiệu quả và an toàn. Chúc các mẹ chăm sóc con khỏe mạnh và phát triển đạt chuẩn!

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
men vi sinh trị táo bón

Men vi sinh trị táo bón có hiệu quả? Có nên cho trẻ sử dụng?

Táo bón là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống và sinh hoạt. Để khắc phục tình trạng trên, nhiều mẹ thường chọn bổ sung thêm men vi sinh trị táo bón nhằm giúp con cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tuy nhiên, cho trẻ sử dụng men vi sinh trị táo bón có hiệu quả không? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.