Bổ sung chất xơ cho bé đúng cách: TOP 15 thực phẩm giàu chất xơ
Mẹ có thể bổ sung chất xơ cho bé thông qua các loại thực phẩm như sữa,.... read more
Chất đạm (protein) là một trong những vi chất cần thiết, đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể của trẻ như:
• Cung cấp năng lượng: Bổ sung thực phẩm giàu đạm cho trẻ giúp tăng cường năng lượng dồi dào, nhờ đó trẻ có thể thoải mái vận động và vui chơi mỗi ngày.
• Tăng chiều cao, cân nặng cho trẻ: Chất đạm tham gia vào quá trình hình thành cơ bắp, hỗ trợ trẻ em tăng trưởng chiều cao, tăng cân đạt chuẩn theo từng độ tuổi.
• Tăng miễn dịch cho cơ thể khỏe mạnh hơn: Chất đạm duy trì chức năng miễn dịch, tạo ra kháng thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại.
• Vận chuyển chất dinh dưỡng: Chất đạm hỗ trợ quá trình trao đổi chất thuận lợi, vận chuyển oxy, dưỡng chất và vitamin đến cơ quan trên cơ thể; đồng thời, giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.
• Kích thích sự thèm ăn: Bổ sung đạm giúp trẻ lấy lại cảm giác thèm ăn. Nhờ vậy, trẻ dễ dàng tiếp nhận nguồn dưỡng chất đa dạng, tránh tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi.
Nên bổ sung bao nhiêu đạm cho trẻ?Nhu cầu hấp thu đạm ở mỗi trẻ là khác nhau. Với trẻ nhỏ sẽ cần khoảng 10g đạm/ngày. Còn với trẻ ở độ tuổi thiếu niên thì cần khoảng 46 - 52g đạm/ngày. |
Để bổ sung đạm cho trẻ, cha mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm sau đây:
Trong danh sách thực phẩm giàu đạm cho trẻ, không thể không nhắc đến sữa và chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua.
Tuy nhiên, đa phần đạm trong sữa hiện nay đều trải qua xử lý nhiệt nhiều lần, dẫn đến đạm biến đổi cấu trúc, gây ra tình trạng khó tiêu và táo bón cho trẻ. Để tránh điều này, cha mẹ nên tìm hiểu, lựa chọn sản phẩm có đạm sữa mềm, nhỏ, gần với tự nhiên nhất để giúp trẻ dễ dàng hấp thu, cũng như tiêu hóa tốt.
Friso Gold và Friso Gold Pro - Bộ đôi sữa dinh dưỡng giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng, hấp thu nhanh, phát triển khỏe mạnh Friso Gold giúp trẻ dễ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, đầy hơi và chướng bụng nhờ quy trình Xử lý nhiệt 1 lần từ sữa tươi thành sữa bột, bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên êm dịu với đường ruột non nớt của trẻ. Kết hợp hương vị thanh nhạt, không đường sucrose giúp bé uống sữa ngon miệng và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. > Khám phá thêm những ưu điểm nổi trội khác Friso Gold cho con “tấm chắn” bảo vệ tốt hệ tiêu hóa. Friso Gold Pro không chỉ giàu đạm mềm tự nhiên giúp trẻ tiêu hóa khỏe - hấp thu nhanh mà còn tăng cường đề kháng nhờ hệ dưỡng chất BioPro+. Hơn 70% cơ quan miễn dịch của trẻ nằm ở đường ruột. HMO, Probiotic, và GOS có trong BioPro+ sẽ gia tăng số lượng lợi khuẩn, từ đó cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đây là nền tảng để con duy trì sức đề kháng tự nhiên, khỏe mạnh từ bên trong và hạn chế ốm vặt. > Tìm hiểu thêm về giá trị dinh dưỡng của Friso Gold Pro cho con những năm tháng đầu đời khỏe mạnh. |
Trung bình, một quả trứng cung cấp 6 - 7 gram chất đạm. Không chỉ vậy, lòng đỏ trứng còn có nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể của trẻ. Cha mẹ có thể bổ sung trứng vào khẩu phần ăn của con mỗi ngày, nhưng không nên hòa tan trứng sống trong cháo nóng, canh nóng mà cần luộc hoặc nấu chín trước, để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn ở trẻ.
Không chỉ bổ sung đạm cho trẻ, các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu lăng, đậu Hà Lan còn có nhiều vitamin A, E, C, K giúp hoàn thiện thị giác, tăng cường tư duy và khả năng tập trung ở trẻ.
Thịt bò là thực phẩm nhiều đạm, chất sắt, canxi, kẽm, kali, vitamin A, C và nhóm B không chỉ cải thiện sức khỏe, mà còn phát triển thể chất và chiều cao cho trẻ. Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm, cha mẹ hãy nấu cháo với thịt bò xay nhuyễn để con dễ ăn, dễ hấp thu. Trẻ lớn hơn đã ăn thô tốt nên mẹ có thể vo viên và nướng thịt bò để món ăn vừa thơm ngon, vừa giữ được tất cả dưỡng chất.
Nếu mẹ đang tìm hiểu đâu là thực phẩm giàu đạm cho trẻ thì hãy cân nhắc đến thịt gà. Trung bình 100g thịt gà cung cấp 18,6g đạm, giúp trẻ tăng cân, tránh tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi. Ngoài ra, thịt gà có nhiều kẽm, magie giữ vai trò tăng cường hệ miễn dịch; đồng thời bổ sung canxi và photpho hỗ trợ hình thành hệ xương chắc, khỏe cho trẻ.
Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá tuyết vừa giàu omega-3 giúp phát triển não bộ, vừa là thực phẩm giàu chất đạm giúp trẻ xây dựng cơ thể và tăng tỷ lệ trao đổi chất. Cha mẹ có thể chế biến cá theo món kho, món canh hoặc nấu cháo. Tuy nhiên, cần lưu ý kiểm tra độ mềm và lọc xương trước khi cho trẻ ăn để tránh tình trạng hóc xương nguy hiểm.
Tôm là thực phẩm không thể bỏ qua khi cha mẹ cần bổ sung chất đạm cho trẻ. Mỗi 100g tôm cung cấp 21g protein, đồng thời tôm còn có thành phần dinh dưỡng như selen, vitamin B12, omega-3 giúp trẻ tăng cường miễn dịch và phát triển trí não.
Súp lơ xanh là một trong các loại rau củ có nhiều chất đạm. Hàm lượng protein trong 100g súp lơ xanh là 3,2g - cao hơn rất nhiều so với hầu hết các loại rau. Cùng với đó, súp lơ xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp trẻ cải thiện tiêu hóa, tránh gặp phải táo bón. Trong bữa ăn hàng ngày, mẹ có thể chế biến súp lơ xanh theo món luộc, xào, chiên hay kho với thịt cá tùy theo sở thích và khẩu vị của trẻ.
Khoai lang có nhiều chất đạm, hỗ trợ cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, khoai lang bổ sung hàm lượng cao vitamin A giúp trẻ sáng mắt; chất xơ giúp kích thích hệ tiêu hóa và khoáng chất như canxi, sắt, magie, kẽm giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.
Khi bổ sung thực phẩm giàu đạm cho trẻ như khoai lang, cha mẹ nên chế biến dưới dạng hấp, luộc hoặc nướng nguyên củ.
Cải Brussels là đáp án tiếp theo cho thắc mắc chất đạm có trong thực phẩm nào. Ngoài đạm, loại cải này còn chứa nhiều chất xơ, vitamin C cùng các chất khác tốt cho sức khỏe trẻ. Mẹ có thể chế biến cải Brussels thành các món xào, luộc cho trẻ nhé.
Chuối không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, mà còn chứa nhiều protein, đáp ứng nhu cầu bổ sung đạm hàng ngày của trẻ. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn chuối sau bữa ăn hoặc kết hợp với sữa, bột ăn dặm để thay đổi khẩu vị và tăng cường dinh dưỡng.
Quả bơ không chỉ chứa đạm (khoảng 3g với một cốc bơ cắt lát), mà còn chứa chất béo lành mạnh, chất xơ, kali tốt cho sức khỏe của trẻ. Mẹ có thể cho trẻ ăn bơ cùng sữa hoặc các loại trái cây khác vào bữa phụ nhé.
Bên cạnh tìm hiểu chất đạm có trong những loại thực phẩm nào, để giúp trẻ hấp thu chất đạm hiệu quả, cha mẹ đừng bỏ qua 4 lưu ý quan trọng sau đây:
Việc xử lý nhiệt quá nhiều lần (chiên, xào, hấp…) có thể khiến đạm trong thực phẩm bị biến đổi, dẫn đến khiến trẻ khó tiêu hơn. Vì thế cha mẹ không nên đun nấu quá kỹ hay nhiều lần xử lý nhiệt để bảo toàn đạm nguyên vẹn, giúp trẻ hấp thu nhanh và dễ dàng tiêu hóa.
> Xem thêm: Cách chế biến và bảo quản thức ăn cho bé để giữ dưỡng chất
Ngoài bổ sung đạm vừa đủ với nhu cầu của con, cha mẹ cũng phải lưu ý thứ tự các nhóm thực phẩm giàu chất đạm cho trẻ ăn dặm theo từng giai đoạn:
• 6-8 tháng: Đây là giai đoạn bắt đầu tập ăn dặm. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ yếu ớt nên mẹ cần chú trọng bổ sung các loại đạm dễ tiêu hóa như lòng đỏ trứng, cá hồi, cá ngừ, gà, tôm sông, tôm nước lợ, lươn, cua đồng, đậu phụ (tự làm), thịt heo, thịt bò.
• 9 tháng: Ở mốc thời gian 9 tháng, hệ tiêu hóa của trẻ đã làm quen với ăn dặm nên ngoài cho trẻ ăn các loại đạm trên đây, mẹ có thể bổ sung thêm cá biển hoặc tôm biển vào khẩu phần ăn hàng ngày.
• 10 tháng: Khi trẻ bước vào giai đoạn 10 tháng tuổi, cua biển, mực, các loại nội tạng sạch (tim, gan) là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào cho cơ thể của trẻ.
• Sau 1 tuổi: Vào giai đoạn 1 tuổi trở lên, hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển gần như hoàn chỉnh nên mẹ không cần giới hạn quá gay gắt các loại thực phẩm giàu đạm cho trẻ.
Đạm động vật và đạm thực vật đều cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. Do vậy, cha mẹ nên bổ sung cân đối hai loại đạm này vào chế độ ăn uống hàng ngày của con.
Đạm tuy quan trọng nhưng cha mẹ không chỉ nên tập trung bổ sung loại dưỡng chất này, mà cần cung cấp thêm các dưỡng chất khác như chất béo, vitamin, khoáng chất, carbohydrate,... Bởi trẻ cần hấp thu đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản để phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Trẻ ăn quá nhiều thức ăn giàu đạm có thể dẫn đến tình trạng đau khớp, mắc bệnh viêm nhiễm, rối loạn tiêu hóa, tăng cân, béo phì. Ngược lại, ăn quá ít đạm cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, chẳng hạn như nhẹ cân, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh, cơ thể bị phù nề.
Cha mẹ vẫn nên ưu tiên cung cấp đạm cho con thông qua các loại thực phẩm kể trên. Việc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung đạm cần có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Bài viết trên đây đã giới thiệu 12 loại thực phẩm giàu đạm cho trẻ. Cha mẹ sau khi tham khảo hãy bổ sung ngay vào khẩu phần ăn của con để giúp trẻ phát triển toàn diện, có nhiều năng lượng để thỏa sức học hỏi và khám phá thế giới.