5 cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ hiệu quả
Vì trẻ nhỏ dễ bị ốm vặt nên mẹ nào cũng quan tâm đến việc làm sao giúp.... read more
Để giúp bé dễ chìm vào giấc ngủ và ngủ ngon, không bị giật mình nửa chừng, mẹ có thể áp dụng một số cách sau:
Đói hay khát rất dễ khiến trẻ khóc quấy vào ban đêm. Vì thế, trước khi đi ngủ khoảng nửa tiếng, mẹ có thể cho bé bú một chút sữa để đảm bảo bụng con không bị “rỗng”.
Các tác nhân từ môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bé. Mẹ nên tạo cho con một không gian ngủ hoàn hảo với nhiệt độ thích hợp, không cho bé mặc quá nhiều lớp áo, giữ phòng yên ắng, khô thoáng sạch sẽ và không để ánh sáng mạnh.
Đặc biệt, mẹ không nên để đồ chơi của bé vào trong nôi (nếu bé ngủ riêng) để tránh bé có thể đụng vào chúng lúc nửa đêm và bị giật mình. Bên cạnh đó, khu vực ngủ của bé cũng cần phải tránh các đồ vật có dây, dây buộc hoặc ruy băng bởi chúng có thể quấn quanh cổ em bé và các đồ vật có cạnh hoặc góc sắc nhọn bởi chúng có thể khiến bé bị đau và tổn thương.
Rất nhiều bé “ngủ ngày cày đêm”, khóc quấy khi đi ngủ vì nguyên nhân ban ngày đã ngủ quá thời gian cần thiết. Do đó, một trong những cách cho bé ngủ xuyên đêm là ban ngày mẹ không nên cho con ngủ quá lâu. Cụ thể, sau khi bé ngủ vào ban ngày khoảng 1 – 2 tiếng đã có thể gọi bé dậy để bú hoặc chơi và không để con ngủ một giấc quá 2 tiếng.
Mẹ nên tập cho con nhận biết sáng – tối bằng cách rèn cho con thói quen đi ngủ và dậy đúng giờ. Vào buổi sáng mẹ hãy cùng con chơi đùa, trò chuyện với con nhiều hơn và vào buổi tối, mẹ nên hạn chế cho bé vận động quá nhiều.
Khi cảm giác thoải mái, dễ chịu, bé sẽ ngủ nhanh và ngon hơn. Để bé cảm thấy thư giãn, mẹ có thể áp dụng những cách sau:
• Thay quần áo ngủ và tã mới.
• Đặt bé vào giường.
• Đọc cho bé nghe một câu chuyện trước khi đi ngủ.
• Làm mờ đèn trong phòng để tạo bầu không khí yên tĩnh.
• Hôn chúc ngủ ngon và âu yếm bé.
• Ngoài ra, mẹ cũng có thể hát ru hoặc bật bài hát du dương để bé chìm vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn.
• Áp dụng các động tác massage trước khi ngủ, vỗ về, ôm ấp khi trẻ khóc để con cảm thấy dễ chịu hơn.
Những cách cho bé ngủ xuyên đêm trên sẽ không có tác dụng nếu trẻ bị khó ngủ do bệnh lý. Các nguyên nhân về bệnh lý có thể khiến bé bị khó ngủ, hay thức đêm gồm:
• Rối loạn tiêu hóa: Hệ tiêu hóa không khỏe mạnh dễ khiến bé bị đầy bụng, nôn trớ, khó chịu,… vào ban đêm. Nếu bé khóc dữ dội đi kèm những dấu hiệu như hai chân xoắn lại với nhau, khóc lớn không dứt thì rất có thể con đang “khó ngủ” vì rối loạn tiêu hóa.
• Bé bị nghẹt mũi: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là khi bị cảm thường xuất hiện nhiều vảy trong mũi. Chúng gây ra sự cản trở khiến trẻ luôn thấy khó thở, nghẹt mũi khiến trẻ phải thở bằng miệng và cảm thấy khó chịu dẫn đến tình trạng khóc đêm.
• Sức đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh về hô hấp khiến trẻ thường bị khó chịu, buồn bực hay khóc quấy.
Trên đây là 5 cách cho bé ngủ xuyên đêm trọn vẹn dành cho bố mẹ. Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của bé, nhất là trong tháng năm đầu đời. Do đó, bố mẹ cần chú ý để bé có thể ngủ ngon giấc và không bị “quấy phá” bởi những tác nhân xung quanh nhé.