Thai nhi 28 tuần phát triển thế nào và thay đổi của mẹ?
Khi thai nhi 28 tuần tuổi là mẹ bước vào giai đoạn mang thai tam cá ng.... read more
Cơ thể thai nhi 26 tuần tuổi có sự thay đổi về nhiều mặt, cụ thể như:
• Cân nặng: Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, cân nặng thai nhi 26 tuần đạt chuẩn là 750 - 900g. Chiều dài khoảng 36cm khi bé duỗi thẳng chân.
• Não bộ: Về não bộ, các mô não phát triển hơn, dần hình thành những nếp nhăn và lồi lõm so với thời kỳ trước.
• Giấc ngủ của bé: Thai nhi bắt đầu hình thành thói quen ngủ và thức đúng giờ mỗi ngày.
• Hoạt động của thai nhi: Thai nhi hoạt động hơn với các cử động nhắm mắt, mở mắt, mút tay, đạp bụng mẹ, nấc cụt,...
• Phổi: Chưa phát triển hoàn thiện, bé có thể mắc các bệnh hô hấp nếu bị sinh non ở tuần thai 26.
• Mạch máu và tuần hoàn: Tuần hoàn đã dần hoàn thiện, tim đã tự bơm máu và mạch máu cũng phát triển khá hoàn chỉnh.
• Dây rốn: Vào tuần thai 26 dây rốn của thai nhi đã dày và khỏe hơn, nhằm tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ.
Không chỉ em bé, cơ thể của mẹ bầu ở tuần 26 cũng có nhiều sự thay đổi. Theo đó, mẹ có thể gặp phải một vài tình trạng như:
• Bị đau lưng, chuột rút bắp chân: Ở tuần 26, tử cung của mẹ bầu lớn và nặng hơn, đồng thời bị đẩy lên trên cơ hoành. Điều này gây áp lực lên các dây thần kinh và tĩnh mạch chân, khiến máu bị đưa từ chân trở lại tim gây chuột rút bắp chân.
• Bước chân không ổn định: Tăng cân và bụng ngày một to ra khiến trọng tâm của mẹ bị lệch về phía trước. Đồng thời các khớp vùng chậu sẽ bị nới lỏng ra khiến bước chân của mẹ không ổn định, rất dễ té ngã khi đi đứng.
• Mất ngủ: Việc bụng bầu to ra khiến mẹ khó tìm được tư thế ngủ phù hợp. Cùng với đó là những lần chuột rút đột ngột càng khiến mẹ bầu khó đi vào giấc ngủ hơn.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bị đầy hơi, đau nửa đầu, hay quên hoặc có cảm giác đau dây chằng tròn (hai dải mô liên kết nằm ở hai bên tử cung).
Cân nặng thai nhi 26 tuần tuổi có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:
Gen di truyền là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng và cả chiều cao của thai nhi.
Duy trì sức khỏe tốt trong thai kỳ, tăng cân đạt chuẩn sẽ giúp thai nhi phát triển tốt về thể chất. Ngược lại, nếu mẹ ăn uống thiếu chất, sức khỏe không ổn định có thể ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
Phần lớn những bà mẹ có vóc dáng, thể tạng cao to sẽ sinh em bé có cân nặng lớn hơn những người khác.
Nếu mẹ bầu không tăng cân hoặc tăng quá ít, cân nặng thai nhi 26 tuần có thể không đạt chuẩn, suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu mẹ thừa cân, béo phì thì em bé có thể vượt chuẩn cân nặng khiến mẹ có nguy cơ sinh mổ.
Thông thường con dạ (con thứ hai) thường lớn và nặng cân hơn con đầu. Nhưng nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh quá gần nhau thì con thứ cũng có thể nhẹ cân.
Nếu mẹ mang thai đôi hoặc thai đa thì cân nặng của từng thai nhi sẽ nhỏ hơn so với bảng cân nặng thai nhi 26 tuần.
Tìm hiểu một số bất thường về cân nặng thai nhi sẽ giúp mẹ nhanh chóng có cách khắc phục để có thai kỳ khỏe mạnh, bé phát triển tốt:
Thai nhi được gọi là lớn hơn so với tuổi thai khi kết quả siêu âm cho thấy chiều dài của bé lớn hơn chỉ số chuẩn khoảng 3cm. Điều này có thể gặp khi mẹ bầu bồi bổ quá nhiều, dẫn đến việc thai nhi tăng trưởng vượt chuẩn. Khi phát hiện điều này, mẹ cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống, vận động nhẹ nhàng thường xuyên và khám thai định kỳ cũng như theo dõi chặt chẽ cân nặng của mình.
Thai nhi được kết luận là phát triển kém so với tuổi thai khi kết quả siêu âm cho thấy bé có chiều dài ngắn hơn chỉ số chuẩn 3cm. Thai nhi quá nhỏ sẽ làm tăng nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng, thấp còi, sức đề kháng kém khi sinh ra.
Nguyên nhân thai nhi phát triển kém có thể do di truyền, bệnh lý của mẹ và bé… Bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân cụ thể, đồng thời tư vấn chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, giúp bé tăng trưởng đạt chuẩn.
Cân nặng của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến chiều dài và cân nặng của thai nhi qua các tuần:
• Nếu tăng cân quá mức, mẹ có thể tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, thai quá to khiến mẹ gặp khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Đồng thời thai nhi cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn như thừa cân, béo phì, tiểu đường, bệnh về đường tiêu hóa,...
• Phụ nữ mang thai thiếu cân có thể khiến thai nhi suy dinh dưỡng dẫn tới sinh non hoặc bé sinh ra cân nặng thấp hơn tiêu chuẩn, sức đề kháng kém và dễ mắc bệnh.
• Các chuyên gia khuyên rằng, thai phụ nên duy trì cân nặng ở mức phù hợp để thai nhi phát triển khỏe mạnh và quá trình sinh nở thuận lợi. Giai đoạn thai kỳ 26 tuần, khuyến cáo mẹ nên tăng khoảng 0,5 kg/tuần. Nếu mẹ bầu thừa cân thì chỉ nên giới hạn cân nặng tăng khoảng 0,2 - 0,3 kg/tuần.
Để thai nhi tăng trưởng đạt chuẩn, mẹ bầu nên:
Sữa bầu là sản phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ, tạo nền tảng hỗ trợ thai nhi phát triển tốt về thể chất và trí tuệ. Đồng thời, các dưỡng chất trong sữa còn giúp mẹ không bị sụt cân trong giai đoạn ốm nghén và khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Vì vậy, việc uống sữa bầu là vô cùng cần thiết bởi nó mang lại nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe của mẹ bầu và cả bé.
Frisomum Gold với 100% nguồn sữa nhập khẩu Hà Lan là sản phẩm sữa bầu uy tín, được nhiều chị em phụ nữ tin dùng hiện nay. Sản phẩm có hệ dinh dưỡng giàu các vitamin và khoáng chất cần thiết như Axit Folic, Canxi, DHA, vitamin D… hỗ trợ thai nhi phát triển và hoàn thiện trí não, tăng trưởng tốt về cân nặng và chiều cao.
Không chỉ vậy, sữa bầu Frisomum Gold còn mang đến nguồn năng lượng dồi dào cho mẹ. Magie và các vitamin nhóm B cùng Prebiotic hỗ trợ mẹ tiêu hóa dễ dàng, giảm căng thẳng, mệt mỏi và có nhiều năng lượng.
Đặc biệt hơn cả, Frisomum Gold có chỉ số đường huyết thấp (GI=25), mẹ có thể an tâm uống sữa mà vẫn có thể kiểm soát cân nặng ổn định, hạn chế béo phì và tránh nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Sản phẩm còn có vị thanh mát, dễ uống với hương vani và hương cam thơm ngon, cho mẹ tùy chọn theo sở thích.
Ngoại trừ trường hợp sức khỏe không cho phép, các mẹ bầu đều nên duy trì vận động đều đặn mỗi ngày. Điều này vừa giúp mẹ bầu cải thiện tâm trạng vừa thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tiêu calo và lượng mỡ, tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ theo các mốc thời gian được chỉ định để theo dõi sát sao cân nặng thai nhi theo tuần tuổi cũng như những bất thường nếu có.
Như đã đề cập ở trên, việc tăng cân quá nhiều làm tăng nguy cơ tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ và sinh mổ. Ngược lại, tăng cân quá ít có thể khiến thai nhi chậm phát triển, suy dinh dưỡng và dễ sinh non. Vì vậy, trong thai kỳ mẹ cần phải kiểm soát cân nặng ổn định, đạt chuẩn bằng cách ăn uống khoa học.
Chắc hẳn qua những thông tin trên, cha mẹ đã biết được thai 26 tuần nặng bao nhiêu là đạt chuẩn. Cân nặng thai nhi 26 tuần là một trong những chỉ số phản ánh tình trạng sức khỏe của bé ở giai đoạn này. Vì vậy, cha mẹ đừng quên theo dõi sát sao để biết được sự phát triển từng ngày của con. Song song nên chăm sóc sức khỏe của thai phụ, uống sữa bầu mỗi ngày cũng như xây dựng chế độ nghỉ ngơi và vận động hợp lý.