Thai nhi 36 tuần nặng bao nhiêu là bình thường?
Thai 36 tuần nặng bao nhiêu và phát triển thế nào là băn khoăn của khô.... read more
Ở tuần 37 là tháng thứ 9 thai kỳ, đây là thời điểm mà em bé đã gần đủ tháng nên cơ thể cứng cáp hơn và các bộ phận cũng dần hoàn thiện.
• Các hoạt động bé có thể thực hiện: Bé có thể sử dụng ngón tay khéo léo hơn để cầm, nắm bộ phận nhỏ trên cơ thể như mũi, ngón chân hoặc mút ngón tay cái để làm quen với việc bú sữa mẹ sau khi chào đời. Bên cạnh đó, bé còn phối hợp linh hoạt với các bộ phận khác để xoay người, vặn mình trong bụng mẹ.
• Tóc phát triển: Mặc dù nang tóc phát triển và bắt đầu mọc sợi tóc li ti ở tuần thứ 14 nhưng phải đến tuần thứ 37, mẹ mới có thể nhận thấy tóc bé phát triển nhiều hay ít, dày hay mỏng. Thông thường, trẻ mới chào đời có chiều dài tóc từ 1 - 4cm.
• Cân nặng của bé: Thai nhi tuần 37 có cân nặng từ 2 - 3kg, chiều dài khoảng 48,6cm, tương đương kích thước của một quả đu đủ. Cùng với sự phát triển về kích thước thì “không gian” tử cung cũng chật chội, nên dù mẹ cảm nhận bé vẫn ngọ nguậy nhưng sẽ ít đạp hơn trước.
Bên cạnh sự phát triển của thai nhi tuần 37, cơ thể của mẹ có nhiều thay đổi. Theo đó, trong giai đoạn cuối thai kỳ, bà bầu có thể gặp các tình trạng như:
Trong tuần thai thứ 37, triệu chứng co thắt Braxton Hicks (hay còn gọi cơn đau giả) xuất hiện thường xuyên, kéo dài khiến mẹ đau đớn và khó chịu. Đặc biệt là cơn co thắt gây ra chuyển dạ giả dễ bị lầm tưởng như chuyển dạ thật nên bà bầu phải đi khám bác sĩ ngay, để được hướng dẫn dấu hiệu chuyển dạ chính xác cũng như thời điểm phải nhập viện.
Khi mang thai đến tuần 37, cổ tử cung của mẹ dễ bị kích thích, gia tăng dịch tiết âm đạo và dẫn đến hiện tượng ra máu. Nếu mẹ bầu phát hiện chất nhầy nhuốm một lượng máu nhỏ thì đừng quá lo lắng, đây có thể là báo hiệu sắp đến ngày sinh. Trường hợp mẹ bị chảy máu nặng hơn, hãy đến bệnh viện ngay lập tức để được kiểm tra và xử trí kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
>> Xem thêm: Mẹ bầu ra huyết hồng bao lâu thì sinh con?
Bé yêu chuẩn bị chào đời khiến các mẹ trở nên lo lắng, hồi hộp và sợ hãi, nhất là người lần đầu sinh con. Nếu căng thẳng quá mức, có thể kích thích hàng loạt phản ứng trong cơ thể, gây ra trở ngại khi sinh nở. Do đó, mẹ nên chú ý kiểm soát tâm trạng thư giãn đầu óc và vận động nhẹ nhàng để quá trình vượt cạn diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.
Lưu ý: Nếu mẹ bầu có dấu hiệu đau bụng dữ dội, đau co thắt bất thường hoặc chảy nhiều máu thì hãy liên hệ ngay cho bác sĩ sản khoa để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.
Để chuẩn bị cho ngày chào đời của con được suôn sẻ và thuận lợi, các mẹ nên thực hiện những việc dưới đây:
Chuẩn bị đồ dùng đi sinh là một trong những việc làm quan trọng, khi mang thai ở tuần 37. Theo đó, mẹ nên mua sẵn quần áo, vật dụng và tã bỉm cho bé trước khi có dấu hiệu chuyển dạ, đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời điểm có thể nhập viện.
Theo khuyến nghị của chuyên gia, các mẹ nên khám thai định kỳ kể từ tuần thứ 37 cho đến khi em bé chào đời để theo dõi tình trạng sức khỏe, kiểm soát nguy cơ có thể xảy ra. Điều này cũng giúp bác sĩ xác định ngày dự sinh, vị trí sinh của thai nhi là đầu trước, chân trước hay mông trước.
Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày không chỉ tăng cường sức khỏe cho mẹ, mà còn hỗ trợ quá trình sinh nở thuận lợi. Mẹ có thể tham khảo cách tập luyện với bóng hoặc mát xa tầng sinh môn trong những ngày cận sinh. Điều này có tác dụng tăng cường sức mạnh của cơ bụng, duy trì tâm lý thư giãn và nhẹ nhàng trong quá trình chuyển dạ sắp tới.
Xem thêm: Tham khảo một số bài tập luyện cho mẹ bầu
Những tháng cuối thai kỳ, bụng của mẹ ngày càng to hơn và đi đứng khó khăn. Do đó, mẹ nên sắp xếp khu vực nghỉ ngơi hợp lý, không nên lựa chọn vị trí quá cao, bất tiện cho quá trình di chuyển. Bên cạnh đó, người thân nên túc trực, ngủ chung phòng để thuận tiện chăm sóc cho mẹ, cũng như nhận biết dấu hiệu chuyển dạ, để kịp thời đưa đến bệnh viện.
Ngoài nghỉ ngơi và sinh hoạt lành mạnh, bà bầu nên tiếp tục bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng để duy trì sức khỏe và hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện. Theo đó, chế độ ăn của bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ nên bổ sung thực phẩm giàu protein (các loại thịt, đậu, sữa), axit béo Omega-3 (cá hồi), các loại vitamin và khoáng chất (rau xanh và trái cây tươi).
Đặc biệt, trong giai đoạn này, mẹ bầu mệt mỏi hơn vì ảnh hưởng của triệu chứng chuột rút, đau lưng thai kỳ nên để hành trình mang thai được khỏe mạnh, suôn sẻ, mẹ nên uống sữa bầu mỗi ngày. Sữa Frisomum Gold là một trong những sản phẩm sữa công thức đang được đông đảo mẹ bầu tin chọn để đồng hành cho thai kỳ khỏe mạnh.
Frisomum Gold cung cấp nguồn dưỡng chất tối ưu cho thai nhi gồm Sắt, Canxi, DHA, Choline, Axit Folic… hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Trong đó, DHA, Iot sẽ hỗ trợ bé phát triển não bộ và mắt ngay từ trong bụng mẹ. Chất Choline đóng vai trò là chất dẫn truyền thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ. Cùng với hàm lượng cao Canxi, vitamin D, Photpho, Kali… góp phần hình thành và nuôi dưỡng hệ xương, răng của trẻ phát triển chắc khỏe.
Không chỉ cung cấp dưỡng chất dồi dào cho thai nhi, nhiều mẹ bầu cho biết thưởng thức một ly sữa ấm Frisomum Gold ở giữa các buổi trong ngày còn giúp cơ thể khỏe hơn. Điều này là nhờ trong sữa có chứa các khoáng chất Magie và vitamin nhóm B giúp tăng cường năng lượng, xoa dịu hệ thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Hơn nữa, sữa có chỉ số đường huyết thấp GI=25 cùng hương vị thanh nhạt, dễ uống với 2 hương Vani - Cam thơm ngon. Nhờ đó, mẹ có thể an tâm bổ sung sữa Frisomum Gold mỗi ngày, tăng cường dinh dưỡng cho cả mẹ và con mà vẫn hạn chế tối đa tình trạng béo phì và tiểu đường thai kỳ.
Dưới đây là góc giải đáp những câu hỏi thường gặp về sự phát triển của thai nhi tuần thứ 37.
Ngày dự sinh của mẹ bầu sắp đến gần, nhưng các bác sĩ không coi là “đủ tháng” cho đến tuần thứ 39. Bởi để các bộ phận như phổi, gan và não phát triển hoàn toàn thì thai nhi cần trải qua hai tuần tiếp theo trong bụng mẹ. Vì vậy, nếu mẹ dự định sinh mổ, bác sĩ sẽ lên lịch không sớm hơn 39 tuần, trừ khi có lý do y tế.
Em bé tiếp tục hoạt động cơ mặt của mình bằng cách cau mày và nhăn mặt. Đồng thời, do thính giác trở nên nhạy bén, có thể nghe được nhiều âm thanh từ bên ngoài nên phản xạ chớp mắt và giật mình cũng xuất hiện thường xuyên hơn. Song song đó, móng chân của bé đã dài đến hết các ngón chân, nhưng vẫn chưa dài bằng móng tay. Sau khi em bé chào đời, móng tay của chúng sẽ phát triển nhanh hơn, lúc này mẹ có thể cần phải cắt tỉa chúng hàng tuần.
Từ tuần thai thứ 37 trở đi, mẹ đã rất gần với thời điểm sinh. Do đó, mẹ bầu phải cẩn thận và chú ý sức khỏe vì em bé có thể chào đời bất cứ lúc nào. Hy vọng những chia sẻ về sự phát triển của thai nhi tuần 37 trong bài viết vừa rồi, giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc bản thân, giữ gìn thai kỳ an toàn và chào đón con yêu khỏe mạnh.