Cách chăm sóc mẹ sau sinh thường nhanh hồi phục sức khỏe
Sau khi vượt cạn thành công, chào đón bé yêu ra đời, chính là giai đoạ.... read more
Chúc mừng mẹ đã đi gần tới đích! Thời điểm mẹ được gặp bé cưng trong bụng đã rất rất gần rồi, mẹ có muốn biết bé cưng thay đổi ra sao trước khi ra khỏi bụng mình không?
• Ở tháng cuối cùng, kích thước trung bình của bé đạt độ dài từ 48cm-51cm và nặng tầm 2,6kg-3,6kg.
• Trừ một vài trường hợp đặc biệt thì tất cả các bé hầu như đã quay đầu xuống dưới để sẵn sàng chào đời.
• Các bộ phận của cơ thể của bé cưng, kể cả phổi đã hoàn chỉnh.
• Bé chuyển động ít hơn do sự chật hẹp của tử cung nhưng không phải là hoàn toàn không chuyển động.
Cơ thể mẹ trong tháng cuối cùng này sẽ nặng nề và phải chịu nhiều áp lực hơn bao giờ hết, các dấu hiệu khó chịu sẽ không thuyên giảm mà có xu hướng xuất hiện nhiều hơn nữa.
• Đầu gối, khuỷu tay bị yếu hơn trước.
• Tình trạng đau lưng ở tháng cuối thai kỳ, phù nề ngày càng tăng.
• Áp lực ở xương chậu tăng cao khiến mẹ di chuyển khó khăn.
• Có thể bị sụt cân nhẹ do tâm trạng lo lắng hoặc khả năng tái tạo nước ối bị sụt giảm.
• Dễ mất ngủ, trằn trọc hơn.
>> Xem thêm: Cân nặng của mẹ bầu theo từng tháng thay đổi thế nào?
Một bản nhạc nhẹ nhàng hay một vài động tác massage chân sẽ giúp mẹ thư giãn ngay lập tức trong tháng cuối này, mẹ nên chú ý:
• Đi khám mỗi tuần để các bác sĩ biết được tốc độ tăng trưởng, vị trí hiện tại của thai nhi, độ mở cũng như độ xóa của cổ tử cung,…
• Cố gắng ổn định tâm lý, thoải mái tinh thần.
• Duy trì việc luyện tập các động tác thể dục nhẹ nhàng, hợp lý để cơ thể luôn có đủ năng lượng, dẻo dai khỏe mạnh hơn.
Tháng cuối thai kỳ bé cưng sẽ lên cân rất nhanh trong bụng mẹ. Đây chính là cơ hội để mẹ “bồi bổ” đúng cách các dưỡng chất giúp con phát triển đạt chuẩn. Bổ sung một “nguồn dinh dưỡng kép” để mẹ luôn tràn đầy năng lượng, đủ sức vượt cạn, con lại lớn nhanh là điều chị em không nên bỏ qua.
Tuy nhiên cơ thể mẹ lúc này khá nặng nề, hãy ưu tiên chọn những thực phẩm, món ăn thanh đạm, chế biến đơn giản và thực sự giàu dinh dưỡng, không chứa nhiều năng lượng rỗng, chất béo, đường gây tăng cân mất kiểm soát.
Dinh dưỡng cho mẹ
• Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn, ăn những thực phẩm có khối lượng nhỏ nhưng giàu dinh dưỡng như thịt nạc, cá, trứng,…
• Ăn các món thanh đạm, hạn chế dầu mỡ, dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn nhằm hạn chế tình trạng đầy hơi, khó hấp thụ dinh dưỡng.
• Ăn ít bữa chính, bổ sung nhiều bữa phụ gồm rau quả, sữa và các chế phẩm từ sữa, trái cây, các loại hạt,… nhiều hơn.
• Bổ sung các thực phẩm giàu các loại vitamin như C, E, B12, B11,… (cải tía, rong biển,…) để tăng cường miễn dịch, hỗ trợ sản xuất sữa.
• Tiếp tục bổ sung các thực phẩm giàu sắt để ngăn ngừa thiếu máu, hạn chế sinh non, băng huyết.
• Không nên ăn thức ăn nhiều muối vì giai đoạn này mẹ sẽ rất dễ bị tăng huyết áp.
• Không ăn đậu nành, khoai hồng để hạn chế đầy hơi, khó tiêu.
>> Xem thêm: Có thai mẹ bầu nên kiêng ăn gì?
Dinh dưỡng cho bé
• Thai nhi cần các chất béo lành mạnh (có trong các loại cá ít thủy ngân, các loại hạt,,…) để có thể tăng trưởng và phát triển trí não tối đa.
• Thai nhi cần các thực phẩm giàu canxi (rau lá xanh, ngũ cốc, nước cam, sữa,…) để củng cố cấu trúc xương, sẵn sàng chào đời.
• Thai nhi cũng cần các loại vitamin (C, E, A,…) để luôn khỏe mạnh, hỗ trợ các chức năng trên cơ thể thêm phần hoàn thiện, vững chắc.