Nhảy đến nội dung
chọn bột ăn dặm cho bé

Chọn bột ăn dặm cho bé tốt nhất khi bé mới bắt đầu tập ăn

Bé yêu đã bước vào tháng thứ 6 - thời điểm VÀNG để bắt đầu tập ăn dặm. Chắc hẳn bố mẹ đang rất băn khoăn bột ăn dặm nào tốt nhất cho bé? Mẹ hãy cùng Friso khám phá những tiêu chí chọn bột ăn dặm cho bé trong bài viết sau.

1. Nên cho bé ăn dặm bột gì khi mới bắt đầu?

Đối với những người lần đầu làm bố mẹ, chọn bột ăn dặm cho bé là việc làm vô cùng khó khăn. Đừng lo lắng! Sau đây một số tiêu chí giúp mẹ chọn bột ăn dặm CHUẨN cho bé mới tập ăn:

1.1. Dễ hấp thụ và tiêu hóa

Ăn dặm được xem là thế giới mới đối với con trẻ. Thực tế từ tháng thứ 6, hầu hết các bé đã sẵn sàng ăn dặm bổ sung bên cạnh việc bú sữa. Dấu hiệu của điều này chính là trẻ sẽ ngưng dùng lưỡi đẩy thức ăn ra khỏi miệng. Thay vào đó, mẹ sẽ thấy bé bắt đầu phối hợp cử động ở miệng để di chuyển thức ăn vào trong họng và nuốt. 

Mặc dù vậy bố mẹ cũng cần lưu ý rằng, men tiêu hóa của bé đã hoàn chỉnh nhưng vẫn còn rất non yếu, vì thế không phải loại thực phẩm nào bé cũng có thể tiêu hóa được. Do đó trong khâu chọn bột cho bé ăn dặm, bố mẹ cần chọn sản phẩm giàu chất xơ và những vitamin nhóm B. Những thành phần này sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé làm việc tốt và thích nghi với những thức ăn mới tốt hơn. 

cho bé ăn dặm bột gì

 

1.2. Bột mềm mịn

Do trong 6 tháng đầu đời, bé chỉ bú sữa mẹ nên những loại bột không mịn rất dễ làm bé bị hóc, cản trở quá trình tiêu hóa của bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý pha bột theo tỷ lệ của nhà sản xuất bởi nếu pha bột quá đặc là nguyên nhân làm trẻ khó tiêu hóa dẫn đến biếng bú và biếng ăn, làm khoảng cách giữa các bữa ăn và cữ bú cứ dài ra dần.

1.3. Hương vị nhạt thanh

Khi chọn bột cho bé ăn dặm, tốt nhất bạn nên chọn loại có vị nhạt thanh, có hương vị sữa quen thuộc với bé. Những loại bột có vị lạ (quá mặn hay quá ngọt) sẽ có thể sẽ bị bé “từ chối”.

1.4. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ

Bên cạnh dễ hấp thụ, có độ mềm mịn và vị nhạt thanh, bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cũng cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Sau đây là một số thành phần nên có trong bột ăn dặm:

   • Vitamin A: Vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển thể chất của trẻ, góp phần tăng cường hệ miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm trùng. Hơn thế nữa, loại vitamin này còn giúp trẻ nhìn tốt và giúp trẻ có thể phân biệt màu sắc.

   • Vitamin D: Vitamin D có tác dụng giúp cơ thể hấp thu tốt canxi và phospho để hình thành và duy trì hệ xương, răng vững chắc. Lượng vitamin D mà bé cần nạp là 400 IU/ngày.

   • Kali: Cần thiết cho trẻ trong thời kỳ dưới 1 tuổi vì quá trình tạo mô xương và răng diễn ra với tốc độ rất nhanh. Nhu cầu hàng ngày của trẻ về Kali là từ 400-600mg/ngày.

   • Sắt: Đây là chất thiết yếu cho sự tăng trưởng, phát triển của não, hệ thống thần kinh của trẻ và giúp trẻ tránh tình trạng thiếu máu. Do đó, thiếu sắt sẽ ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến sự phát triển trí tuệ của bé về sau.

   • Kẽm: Là chất khoáng đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng. Chưa dừng lại ở đó, bổ sung kẽm cho trẻ còn giúp tăng cường miễn dịch và bé ăn ngon miệng hơn.

cách chọn bột ăn dặm tốt cho bé

 

Bột ăn dặm ngũ cốc gạo sữa Friso Gold là một trong những sản phẩm bột ăn dặm được nhiều mẹ Việt tin dùng nhất hiện nay bởi:

   • Sản phẩm cung cấp đa dạng các dưỡng chất, đảm bảo bé có chế độ ăn cân bằng.

   • Được làm bằng sữa bột mịn và hương vị sữa quen thuộc giúp bé dễ làm quen khi bắt đầu tập ăn dặm.

   • Kết cấu mịn của sản phẩm giúp bé dễ dàng tiêu hóa.

   • Sản phẩm rất dễ chuẩn bị, giúp mẹ vừa tiết kiệm thời gian, công sức mà vừa có bữa ăn dặm đầy đủ dưỡng chất cho bé.

>>> Có thể bạn quan tâm: Gợi ý cho mẹ cách nấu bột ăn dặm cho bé ngon miệng

2. Thức ăn nào tốt nhất để bắt đầu tập cho bé ăn dặm? 

Bên cạnh câu hỏi “cho bé ăn dặm bột gì tốt nhất?” thì “có thể chế biến bột ăn dặm cùng các loại rau củ, trái cây không?” cũng là điều khiến nhiều bố mẹ quan tâm. Câu trả lời là “CÓ!” nhé bố mẹ.

Việc kết hợp bột ăn dặm với các loại rau củ, trái cây hữu cơ mang đến rất nhiều lợi ích. Không chỉ giúp tăng màu sắc, hương vị để giúp bữa ăn dặm thêm thú vị, điều này còn giúp con nhận được thêm đa dạng các dưỡng chất từ rau củ, trái cây. 

>>> Xem thêm: Một số loại trái cây tốt cho bé ăn dặm mẹ nên biết

2.1. Bơ

Bơ được rất nhiều mẹ lựa chọn khi cho con tập ăn dặm bởi bơ có vị nhạt và mềm mịn. Đồng thời loại trái cây này còn chứa chất béo lành mạnh rất tốt cho sự phát triển của bé

2.2. Bông cải xanh

Trong bông cải xanh chứa rất nhiều dưỡng chất như xơ, folate và canxi. Ngoài ra, bông cải xanh chỉ có vị ngọt dịu đặc trưng của rau nên cũng rất phù hợp để bé tập ăn dặm. 

2.3. Chuối

Chuối là nguồn cung cấp kali, vitamin B6, vitamin C, canxi, sắt… tuyệt vời. Bố mẹ có thể chế biến chuối với bột ăn dặm hoặc kết hợp cùng xoài, dâu, bơ,... để làm món tráng miệng cho con đều rất ngon. 

2.4. Khoai lang

Khoai lang là một gợi ý không thể bỏ qua để kết hợp chung với bột ăn dặm của bé. Loại củ này vừa giúp món bột có màu sắc bắt mắt, vừa cung cấp nhiều beta-carotene (dưỡng chất tốt cho mắt), vitamin C và các khoáng chất có lợi khác. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, bố mẹ nên chọn khoai lang ít ngọt bởi những loại này ít đường nên rất phù hợp với bé. 

2.5. Bí đỏ

Tương tự khoai lang, bí đỏ cũng chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi (đặc biệt là dưỡng chất tốt cho mắt beta-carotene) và màu sắc hấp dẫn. Do đó, mẹ có thể linh hoạt thay đổi khoai lang và bí đỏ với nhau để bé không bị ngán. 

bột ăn dặm nào tốt cho bé

 

Lưu ý: Để tiết kiệm thời gian, bố mẹ có thể sơ chế những thực phẩm này trước, bảo quản cẩn thận trong hộp chứa thực phẩm. Nhờ đó khi nào cần chế biến, bố mẹ chỉ cần lấy những thực phẩm này ra mà không cần trải qua thêm khâu sơ chế, vô cùng tiện lợi đúng không nào.

Ngoài ra, bố mẹ còn có thể tham khảo thêm thực đơn cho bé từ 6 - 12 tháng tuổi để có thêm ý tưởng nấu đồ ăn dặm cho bé.

3. Có nên cho bé uống nước khi ăn dặm không? 

Bé ăn dặm đã từ 6 tháng tuổi trở lên nên có thể uống nước, tuy nhiên bố mẹ không nên cho bé uống quá nhiều nhé. Các chuyên gia cho biết trong giai đoạn này mỗi ngày bé chỉ nên uống 1/2 đến 1 ly nước (tức 125ml đến 250ml/ ngày).

4. Nên cho bé ăn dặm bao nhiêu lần 1 ngày 

Trung bình bé 6 tháng tuổi ăn dặm ngày 2 bữa vào sáng và trưa, xen kẽ với thời gian bú sữa. Cụ thể:

Thời gian 

Sáng

Trưa

Chiều

Tối trước khi đi ngủ

1 - 2 tuần đầu

3 bữa bú mẹ

¼ bát bột gạo sữa ăn dặm pha loãng

1 cữ bú mẹ

1 cữ bú mẹ

2 - 3 tuần sau

1 bữa bú mẹ lúc 06:00

½ bát bột gạo sữa và chuối

1 bữa bột gạo sữa và bí đỏ ½ bát lúc 08:30

1 bữa bú mẹ lúc 10:30


Trong những ngày đầu tập ăn, bé có thể chỉ ăn một vài muỗng, lúc này bố mẹ không nên lo lắng hoặc ép bé ăn, thay vào đó có thể bú thêm sữa công thức hoặc sữa mẹ để bù lại.

5 nguyên tắc VÀNG khi cho bé bắt đầu tập ăn dặm

Để bé có khởi đầu ăn dặm tốt nhất, bố mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

  1. Cho bé tập ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc giống với sữa công thức để bé quen dần.
  2. Ăn từ loãng đến đặc để hệ tiêu hóa của bé có thể bắt nhịp kịp và quen dần.
  3. Ăn từ ít đến nhiều để tránh cho hệ tiêu hóa của bé bị “quá sức”.
  4. Ăn từ vị ngọt đến vị mặn và tránh nêm nếm thêm gia vị trong giai đoạn đầu bé tập ăn dặm.
  5. Tuyệt đối không ép bé ăn khi bé chưa sẵn sàng.

 

Ăn dặm là bước ngoặt đánh dấu thời kỳ bé bắt đầu chuyển từ sữa mẹ sang thức ăn dạng rắn hơn. Do đó, việc chọn đúng bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi rất quan trọng. Hi vọng thông qua bài viết trên, bố mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích về việc nên cho bé ăn dặm bột gì khi mới tập ăn để có sự chuẩn bị thật tốt cho giai đoạn vàng này nhé. 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
cách-chế-biến-và-bảo-quản-thức-ăn-cho-bé

Cách chế biến và bảo quản thức ăn cho bé để giữ dưỡng chất

Để bé yêu nhận được đầy đủ dưỡng chất trong mỗi khẩu phần ăn, bên cạnh chọn nguyên liệu chất lượng, việc chuẩn bị và bảo quản món ăn đúng cách cũng rất quan trọng. Mẹ có biết, dưỡng chất thiên nhiên được bảo toàn sẽ giúp bé dễ dàng tiêu hóa hơn! Hãy cùng tham khảo cách chế biến và bảo quản thức ăn cho bé đúng chuẩn trong bài viết sau.