Nhảy đến nội dung
trẻ-ăn-dặm-ngày-mấy-lần

Trẻ ăn dặm ngày mấy lần là đủ? Cách cho trẻ ăn dặm theo độ tuổi

Bé tròn 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên, có rất nhiều bố mẹ lúng túng không biết cho trẻ ăn dặm ngày mấy lần và như thế nào để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để có kế hoạch cho trẻ ăn dặm khoa học đúng cách nhất bố mẹ nhé!

1. Mẹ nên cho trẻ ăn dặm ngày mấy lần thì hợp lý theo từng độ tuổi? 

Ăn dặm là một trong những khoảng thời gian đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của các bé. Thời gian đầu một số bé sẽ không hợp tác với mẹ, thường sẽ không ăn hoặc ăn rất ít. Cũng có một số trường hợp những ngày đầu trẻ ăn rất ngon nhưng sau đó lười ăn dần và bỏ ăn, nhè thức ăn ra khi mẹ đút vào, khóc trong bữa ăn dẫn đến nôn trớ ở trẻ,…

>>> Tin liên quan: Thời điểm thích hợp để bé tập ăn dặm

Do vậy, các mẹ nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé ăn dặm ở mỗi độ tuổi, để quá trình ăn dặm của con được diễn ra suôn sẻ cũng như đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ phát triển, cụ thể như sau: 

1.1. Trẻ 6-7 tháng tuổi ăn dặm ngày mấy lần?

Đây là thời điểm bé đang làm quen với việc ăn dặm. Vì vậy bé cần được ăn một lượng sữa như trước và chỉ bắt đầu ăn dặm với một lượng nhỏ. Mẹ có thể cho con ăn bột loãng hoặc thức ăn đã xay nhuyễn, tốt nhất là nên tập cho bé ăn 1 thìa con ở bữa đầu tiên/1 bữa hằng ngày rồi từ từ tăng dần lên. 

  >> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi

1.2. Trẻ 8-9 tháng tuổi nên ăn dặm ngày mấy lần?

Bước sang tháng thứ 8, hầu như cơ lưỡi của bé đã có thể di chuyển thành thạo trước sau và lên xuống một cách linh hoạt. Mẹ có thể cho bé ăn bột đặc hoặc thức ăn nghiền nhuyễn/thái nhỏ. Chính vì thế, giờ đây các bữa ăn dặm của bé các mẹ hãy tăng lên thành 2 bữa/ngày và vẫn bú sữa.

trẻ ăn dặm ngày mấy lần

 

1.3. Trẻ 10-13 tháng tuổi ăn dặm ngày mấy lần?

Thời điểm này là cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé, lúc này răng sữa hàm trên của trẻ cũng bắt đầu xuất hiện. Vì thế, để đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể mẹ nên tăng bữa ăn dặm lên 3 bữa/ngày, có thể cho con ăn bột đặc hoặc thức ăn thái nhỏ và vẫn bú sữa. 

1.4. Trẻ 14-18 tháng tuổi ăn dặm ngày mấy lần

Ở độ tuổi này bé đang chuyển sang giai đoạn tập đi, bé cũng có biểu hiện rất thích cầm thìa và tập xúc mọi thứ. Cơ lưỡi của bé đã có thể hoạt động vô cùng linh hoạt. Khi bé tròn 1 tuổi, hàm răng trên và dưới hầu như đã mọc khá đầy đủ. 

Mẹ có thể cho con ăn cháo hoặc thức ăn thái nhỏ và nên chia ra thành nhiều bữa ăn dặm để bé có đủ năng lượng hoạt động trong suốt một ngày, vì hơn một nửa chất dinh dưỡng đều đến từ thức ăn dặm.

>>> Gợi ý: Cách nấu cháo cá hồi bổ dưỡng và giúp bé ngon miệng

2. Những dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

Dưới đây là một vài dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý khi cho con ăn dặm: 

2.1. Dị ứng thức ăn

Khi ba mẹ cho con ăn một loại thực phẩm mới, nếu con có các dấu hiệu như nổi ban li ti ở mặt, chướng bụng, khó tiêu, chảy nước mắt nước mũi, quấy khóc hay nôn nhiều hơn so với bình thường thì có thể là trẻ đã bị dị ứng thức ăn. Tốt nhất là ba mẹ không nên cho con ăn nữa và đưa trẻ đến gặp bác sĩ. 

Vì vậy, khi cho con thử ăn loại thức ăn mới, ba mẹ nên chú ý biểu hiện của con trong vòng 2 - 3 ngày, nếu không có vấn đề gì thì có thể cho con thử sang loại thức ăn khác. Ngoài ra, nếu ba mẹ bị dị ứng với loại thức ăn nào thì cũng nên cân nhắc trước khi cho con ăn, để hạn chế bé bị dị ứng thức ăn.

bé ăn dặm mấy lần trong ngày

 

2.2. Phân của bé có sự thay đổi bất thường

Thông thường khi chế độ ăn của con thay đổi thì phân cũng sẽ thay đổi. Điển hình là khi ăn dặm, phân của trẻ sẽ chắc hơn, có mùi mạnh hơn và màu sắc có thể thay đổi tùy vào các loại rau củ mà bé ăn. Ngoài ra, vì đường ruột của trẻ con non nớt, khả năng tiêu hóa chưa hoàn thiện nên đôi khi trong phân vẫn có lẫn một số thức ăn.

Đặc biệt, khi tình trạng phân của trẻ bị lỏng, nhiều nước và có mùi quá nồng thì có thể là bé bị kích thích hệ tiêu hóa, lúc này ba mẹ nên điều chỉnh lại lượng thức ăn cho con và cho con thời gian để làm quen với các loại thực phẩm mới.

3. Chọn bột ăn dặm Friso Gold - Vị ngon quen thuộc

Bên cạnh vấn đề nên cho trẻ ăn dặm ngày mấy lần là phù hợp thì việc lựa chọn bột ăn dặm cho bé cũng là điều mẹ cần quan tâm. Để bé lần đầu ăn dặm dễ làm quen hơn, bột nên có độ mềm mịn và hương vị nhạt thanh gần giống sữa mẹ. Hương vị này giúp bé không từ chối khi ăn, đồng thời tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của bé. 

Song song đó, bột ăn dặm còn cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng được khuyến nghị cho bé trong độ tuổi ăn dặm: Vitamin (A, B, K,…), chất khoáng (Canxi, phốt pho, magiê,…) và các axit amin. Vì vậy, mẹ nên lựa chọn bột ăn dặm có đầy đủ các thành phần trên để hỗ trợ bé phát triển khỏe mạnh, thông minh hơn.

Hiện nay, tại thị trường Việt Nam, Friso là thương hiệu được nhiều người biết đến với các sản phẩm như sữa, bột ăn dặm, thức ăn dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Trong đó, bột ăn dặm gạo sữa Friso Gold xuất xứ từ Châu Âu là sản phẩm nhận được nhiều sự tin dùng từ các bà mẹ Việt. 

trẻ ăn dặm mấy lần trong ngày

 

Bột ăn dặm gạo sữa Friso Gold được sản xuất và nhập khẩu hoàn toàn tại Châu Âu, theo công nghệ hiện đại dựa trên quy trình kiểm nghiệm gắt gao của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu tại Hà Lan. Sản phẩm có hương vị sữa quen thuộc, giúp bé dễ dàng làm quen với việc ăn dặm. Thêm vào đó, bột ăn dặm Friso Gold còn được chế biến dưới dạng bột mịn, không lo vón cục khi hòa tan trong nước giúp mẹ dễ dàng kết hợp với các loại trái cây, rau củ quả khác để tạo nên bữa ăn dặm đa dạng chất dinh dưỡng cho bé.

Có thể nói, trẻ trong giai đoạn này đang từng ngày phát triển và cực kì nhạy cảm với nguồn dưỡng chất được đưa vào cơ thể. Do vậy, bố mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng nên cho trẻ ăn dặm ngày mấy lần cũng như lựa chọn bột ăn dặm phù hợp cho bé. Với bột ăn dặm Friso, bé sẽ có khởi đầu hoàn hảo với nguồn dinh dưỡng dồi dào cùng hương vị thơm ngon, hấp dẫn.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì

Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển của bé mà mẹ nên biết

Tháng thứ 3 là cột mốc đáng nhớ trong hành trình phát triển của trẻ. Lúc này không chỉ cơ thể bé trở nên linh động và hoạt bát hơn mà còn xuất hiện nhiều phản ứng đa dạng mỗi ngày. Vậy trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì? Hãy đọc tiếp bài viết sau để hiểu rõ hơn mẹ nhé!