Cho bé đi học mẫu giáo: Cha mẹ nên chuẩn bị thế nào?
Cho bé đi học mẫu giáo là cơ hội tốt để bé được khám phá, được kết bạn.... read more
Chậm phát triển trí tuệ là tình trạng não bộ của trẻ bị giới hạn một số chức năng trong đối thoại, hành xử, học tập, vận động,… Từ đó khiến chỉ số thông minh của con ở dưới mức trung bình (thấp hơn 70 đến 75), dẫn đến thiếu sót khả năng kiểm soát hành vi tiêu cực của bản thân. Đây cũng là lý do làm cho trẻ kém phát triển trí não thường dễ bị kích động dù là trong tình huống bình thường nhất.
Các biểu hiện cho thấy trẻ chậm phát triển trí não mà mẹ có thể tham khảo:
Tình trạng chậm phát triển trí não được chia thành 4 cấp độ:
Tình trạng trẻ chậm phát triển trí tuệ chủ yếu xảy ra trong thời kỳ mang thai, khoảng thời gian lúc sinh hoặc trong môi trường sống của trẻ khi lớn lên, do các nguyên nhân sau:
Trẻ có bố mẹ gặp vấn đề về thần kinh thường dễ mắc chứng chậm phát triển về trí tuệ. Ngoài ra, bố mẹ mắc bệnh Phenylceton gây ra rối loạn chuyển hóa cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Ở những năm đầu đời, sức đề kháng của trẻ còn yếu ớt, không có khả năng chống lại các yếu tố gây bệnh. Nếu không được tiêm chủng phòng ngừa các bệnh như thủy đậu, sởi,... thì tỷ lệ trẻ mắc bệnh là rất cao, tiềm ẩn nguy cơ gặp biến chứng ảnh hưởng đến não bộ. Chưa kể, nếu phần não của trẻ bị viêm, nhiễm trùng hoặc chịu tác động mạnh do tai nạn, té từ trên cao xuống thì nhiều khả năng con phát triển trí não kém.
Trí tuệ của trẻ bị ảnh hưởng do môi trường sống bị ô nhiễm, chứa nhiều chất độc hại. Ngoài ra, chịu đựng bạo lực, thiếu thốn tình yêu thương khiến sức khỏe tinh thần giảm sút cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị chậm phát triển trí tuệ.
Mẹ bầu thường xuyên hít khói thuốc lá, sử dụng bia rượu, ăn uống không đủ chất… thì nhiều khả năng làm trẻ suy giảm trí tuệ.
>>> Lưu ý: Top thực phẩm mẹ không nên ăn khi mang thai
Nhiều cha mẹ ôm nỗi niềm trẻ phát triển trí não kém có chữa được không? Thực tế, tình trạng này khó điều trị khỏi hoàn toàn. Dù vậy, nếu được nhận biết sớm và can thiệp kịp thời thì có thể giúp trẻ cải thiện trí não. Cụ thể, mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau đây:
Áp dụng liệu pháp tâm lý có thể giúp phát hiện những biểu hiện tâm lý bất thường, khắc phục tình trạng trẻ lo âu, sợ hãi không rõ nguyên nhân. Do đó, khi thấy con có dấu hiệu kém trí tuệ, mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để kiểm tra, đánh giá mức độ chậm phát triển và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp.
Mẹ nên ưu tiên bổ sung vào chế độ ăn uống của con các thực phẩm giàu chất béo Omega-3 (như cá hồi cá thu,...), thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất (như rau củ, các loại đậu, trứng,...) hỗ trợ trẻ phát triển trí não.
Trẻ chậm phát triển trí tuệ nên được nhận giáo dục tại các trường đặc biệt ngay từ khi được 3 tháng tuổi. Tại đây, con sẽ được học các kỹ năng cơ bản như ăn uống, học chữ, số, giao tiếp cùng các hoạt động xã hội, ngoại khóa. Ngoài ra, chương trình học sẽ được áp dụng tùy theo mức độ chậm phát triển của trẻ. Chẳng hạn như trường hợp trẻ ở mức vừa phải đến nặng thì cần sống tại trung tâm cộng đồng để được giám sát và chăm nom tốt hơn. Với trẻ chậm phát triển mức độ nhẹ, kết hợp với sự giáo dục từ nhà trường, phụ huynh cũng cần tạo môi trường gần gũi, nhiều yêu thương kết hợp các biện pháp phù hợp để giúp con cải thiện tình trạng này.
>> Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi để trẻ phát triển khỏe mạnh
Cha mẹ có thể áp dụng cách chăm sóc trẻ chậm phát triển tại nhà như sau:
Để phòng tránh tình trạng trẻ chậm phát triển, mẹ cần lưu ý những điều quan trọng sau:
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp mẹ có thêm thông tin tổng quát hơn về tình trạng trẻ chậm phát triển trí tuệ. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý việc phát hiện sớm nguyên nhân làm cho trẻ bị chậm phát triển tâm thần để có hướng xử trí can thiệp đúng lúc giúp phục hồi trạng thái tâm thần về bình thường.