5 hoạt động giúp phát triển kỹ năng sống của bé kể từ khi chào đời
Phát triển kỹ năng sống của bé kể từ khi chào đời là việc cần thiết và.... read more
Khi mới sinh, trọng lượng não của bé chỉ bằng 25% trọng lượng não người trưởng thành, nhưng khi 2 tuổi đã đạt 80%. Trong thời gian này, nếu bố mẹ chăm sóc con đúng cách, ăn uống đủ dưỡng chất, dành thời gian để cùng con vui chơi sẽ giúp trẻ phát triển trí não tốt. Đồng thời, trẻ còn học hỏi và phát huy nhiều kỹ năng mới như kỹ năng tập trung, ghi nhớ và xử lý tình huống thông qua các tác động hằng ngày của bố mẹ.
Đến năm 3 tuổi, bé đã có thể phát triển khả năng tư duy, học hỏi qua sự kết hợp 3 kỹ năng tập trung, ghi nhớ và xử lý tình huống. Do đó, bên cạnh những cách giúp phát triển trí não cho bé, bố mẹ nên tạo điều kiện để con tham gia các hoạt động sáng tạo như hội họa, đóng kịch, múa hát… để phát triển thêm về cảm xúc cá nhân.
Nhìn chung, não bé phát triển rất nhanh trong những năm đầu đời, đặc biệt từ 0 - 3 tuổi là giai đoạn phát triển trí não của trẻ tập trung vào 3 chức năng chính: tiếp thu sự mới lạ, lặp lại và cuối cùng là ghi nhớ. Trong đó, thời gian ghi nhớ của bé vô cùng nhanh, cao gấp 4 lần so với thời gian ghi nhớ ở người trưởng thành.
Chính vì thế, nếu con đang ở trong giai đoạn này, cha mẹ nên chú ý đến hành vi của chính mình, điều chỉnh những hành vi xấu và hướng dẫn, khuyến khích con thể hiện những hành vi tốt. Qua đó kích thích tối đa sức mạnh trí não, giúp con tăng cường kỹ năng tư duy, trở nên thông minh hơn và xây dựng tính tự lập từ bé.
Để giúp con yêu thông minh khi trưởng thành, bố mẹ cần nắm bắt kịp thời giai đoạn vàng phát triển trí não ở trẻ và định hướng, rèn giũa đúng cách. Dưới đây là một số cách giúp trẻ tăng cường trí thông minh ngay từ những giai đoạn đầu tiên:
Việc dành nhiều thời gian trò chuyện cùng trẻ không chỉ tăng khả năng gắn kết tình cảm, mà còn kích thích trí não của trẻ phát triển tốt hơn. Hãy bắt đầu với thói quen kể chuyện cho trẻ, đặt những câu hỏi và trả lời, hoặc hát ru con bằng những vần thơ, ca dao dân gian… Việc này sẽ giúp bộ não của bé sẽ tiếp nhận âm thanh, thông tin và ngôn ngữ nhiều hơn, từ đó khơi gợi tiềm năng trí não.
Bên cạnh đó, cần khuyến khích trẻ nói chuyện bằng mọi hình thức để giúp cải thiện tinh thần, tránh nguy cơ trầm cảm, chậm phát triển ở trẻ. Chẳng hạn, khi bé đang cố gắng nói chuyện lại với bạn, đừng ngắt lời hoặc nhìn đi chỗ khác mà hãy nhiệt tình đáp lại những âm thanh ê a của con. Bởi lúc này, trẻ cần bạn quan tâm, lắng nghe và tương tác với chúng.
Trong những tháng năm đầu đời, trẻ cần được hình thành và xây dựng các kỹ năng khác nhau để phát triển tinh thần, trí tuệ và cảm xúc thông qua 5 giác quan: thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác, thị giác. Việc cha mẹ đồng hành cùng các con khám phá thế giới xung quanh là vô cùng quan trọng và mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ như tăng khả năng nhận thức, học hỏi và ghi nhớ của trẻ, giúp con thông minh, lanh lẹ hơn so với các bạn cùng trang lứa.
Thông qua việc tiếp xúc với những trải nghiệm mới mẻ xung quanh, những món đồ chơi mới lạ hay những câu chuyện kể của bố mẹ… sẽ kích thích sự tò mò, khám phá, trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ. Vì vậy, nếu được bố mẹ thường xuyên trò chuyện và vui đùa nhiều, các giác quan của bé sẽ phát triển nhanh và toàn diện hơn.
>> Xem thêm: Bí quyết giúp trẻ phát triển các giác quan qua những trò chơi đơn giản
Đọc sách cùng con ngay từ khi còn nhỏ không những giúp bé phát triển tư duy ngôn ngữ hiệu quả mà còn hình thành cho con một thói quen tốt về sau. Nhiều nghiên cứu cho thấy, duy trì thói quen đọc sách sẽ giúp trẻ cải thiện kỹ năng ngôn ngữ, sử dụng từ vựng linh hoạt hơn và tăng khả năng đọc hiểu vấn đề. Hơn nữa, mỗi cuốn sách là một kho tàng kiến thức vô tận, nếu con đọc càng nhiều sẽ càng hiểu biết và dễ dàng thích nghi với cuộc sống sau này hơn.
Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe tinh thần thì một chế độ ăn dinh dưỡng và bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho trẻ sẽ giúp tăng cường nhận thức, khả năng chú ý, ghi nhớ và học hỏi của não bộ tối đa. Một số dưỡng chất tốt cho giai đoạn vàng phát triển trí não ở trẻ là Glucozo, Axit béo Omega-3, Omega-6, Phospholipids, Lecithin, Tyrosine, Vitamin D, sắt…
Trong đó, Phospholipids là dưỡng chất quan trọng nhất có trong sữa mẹ đóng vai trò hỗ trợ phát triển tế bào não, giúp cơ thể tăng khả năng tổng hợp DHA. Đồng thời, Phospholipids còn giúp tạo bao myelin xung quanh các dây thần kinh để tăng cường khả năng truyền các tín hiệu chỉ đạo của não, cải thiện lưu thông máu và gia tăng trí nhớ. Vì vậy, với trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ, mẹ nên tăng cường ăn những thực phẩm giàu Phospholipids như lòng đỏ trứng, củ lạc, gan, các loại cá béo…
Có thể nói, sự đồng hành của bố mẹ trong giai đoạn vàng phát triển trí não ở trẻ là nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển tốt khả năng tư duy, nhận thức và phát huy sức mạnh trí não trong những năm đầu đời. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết vừa rồi sẽ giúp bố mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để nuôi dạy và chăm sóc con yêu khôn lớn, khỏe mạnh mỗi ngày.