Nhảy đến nội dung
cách kiểm soát thèm ăn khi mang thai

Mách mẹ 10 cách kiểm soát thèm ăn khi mang thai hiệu quả

Bà bầu thèm ăn trong thai kỳ là chuyện bình thường. Nhưng mẹ cần biết cách kiểm soát thèm ăn khi mang thai để tránh tăng cân mất kiểm soát, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy hãy để Friso chia sẻ đến mẹ những cách giảm cơn thèm ăn nhằm duy trì cân nặng ổn định, cho mẹ hành trình mang thai khỏe mạnh.

1. Vì sao mẹ bầu cảm thấy thèm ăn?

Xét từ góc độ khoa học, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu xác thực nào có thể lý giải vì sao mẹ bầu cảm thấy thèm ăn. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đều tin rằng, sự thay đổi hormone khi mang thai chính là căn nguyên gây ra hiện tượng này. Theo đó, sự rối loạn hormone Estrogen và Progesterone sẽ tác động tới hệ thần kinh trung ương, vị giác và khứu giác, dẫn đến cảm giác thèm ăn dữ dội. Không chỉ vậy, thèm ăn còn biểu hiện cho sự thiếu hụt các đa vi chất. Khi mẹ bầu thiếu chất dinh dưỡng, cũng có nghĩa mẹ sẽ mong muốn ăn thực phẩm đó nhiều hơn.

mách mẹ cách kiểm soát thèm ăn khi mang thai

 

2. Thèm ăn khi mang thai xuất hiện khi nào và kéo dài bao lâu?

Hầu hết mẹ bầu sẽ bắt đầu có cảm giác thèm ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ, mạnh mẽ hơn trong 3 tháng giữa và giảm dần ở giai đoạn cuối mang thai. Bên cạnh đó, tùy vào cơ địa mà mỗi người sẽ có thời gian kéo dài thèm ăn khác nhau. Điển hình như có người thèm ăn 1 ngày, 1 tuần hay 1 tháng,.. Đặc biệt, sau khi sinh xong, vẫn có một số mẹ bầu duy trì cảm giác thèm ăn liên tục, thậm chí là đến suốt cuộc đời.

3. ‘Bật mí’ 10 cách kiểm soát thèm ăn khi mang thai hiệu quả

Tình trạng thèm ăn khi mang thai có thể được kiểm soát tốt bằng cách:

3.1. Mẹ bầu không bỏ bữa ăn sáng

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Việc bỏ bữa sáng sẽ khiến cho mẹ và thai nhi mệt mỏi, suy giảm thể lực và có cảm giác mau đói. Vì vậy, mẹ bầu tốt nhất nên ăn sáng mỗi ngày. Theo đó, mẹ có thể xây dựng chế độ ăn sáng thanh đạm với các thực phẩm như nước gừng, sữa chua, bánh quy,... Không chỉ cung cấp năng lượng, khắc phục chứng thèm ăn, mà còn giảm thiểu tình trạng ốm nghén, viêm loét dạ dày.

>> Tham khảo thêm: Nguyên nhân khiến bà bầu đau dạ dày và cách khắc phục

3.2. Chia nhỏ các bữa ăn

Thay vì tiêu thụ lượng lớn thực phẩm, mẹ nên lập thời gian biểu chia nhỏ từ 4-6 bữa trong ngày. Đây cũng là cách kiểm soát thèm ăn trong thai kỳ hiệu quả, đồng thời cũng giảm tần suất dung nạp đồ ăn vặt, góp phần duy trì cân nặng trong phạm vi cho phép cũng như đảm bảo sức khỏe tốt hơn cho thai nhi.

3.3. Tập thể dục thường xuyên

Luyện tập thể dục đều đặn trong suốt thời gian thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu giải tỏa căng thẳng, áp lực, cải thiện giấc ngủ ngon hơn, đồng thời cũng cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, giúp mẹ hạn chế tối đa cơn thèm ăn, chóng đói.

>> Tin liên quan: Những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với mẹ bầu

3.4. Kiểm soát khẩu phần ăn của mình

Bí quyết để hạn chế sự thèm ăn khi mang thai đó là mẹ bầu phải linh hoạt và tinh tế trong việc hấp thụ thực phẩm. Điển hình như khi thèm ăn Socola, thay vì ăn hết thanh lớn, mẹ có thể phân nhỏ thanh Socola và bảo quản trong tủ lạnh để kéo dài thời gian thưởng thức hơn. Hoặc nếu muốn ăn kem, mẹ có thể chia nhỏ phần kem thay vì ăn một lần hết cả hộp. Duy trì phương pháp này trong suốt thời gian thai kỳ, mẹ bầu sẽ cải thiện tốt cơn thèm ăn của mình.

cách kiểm soát thèm ăn khi mang thai hiệu quả

>> Xem thêm: Bà bầu ăn kem có ảnh hưởng đến thai nhi không?

3.5. Chọn những món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe

Ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả, trái cây sấy khô, các loại hạt như hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt chia,... đều là các thực phẩm bổ dưỡng khi mang thai mà mẹ có thể mang theo bên cạnh để dùng khi có cảm giác thèm ăn.

3.6. Chọn những món ăn bổ dưỡng

Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối cũng là cách kiểm soát thèm ăn khi mang thai. Theo đó, mẹ nên bổ sung các dưỡng chất quan trọng trong khẩu phần ăn mỗi ngày như chất đạm, sữa, vitamin và khoáng chất,... Đồng thời, ưu tiên hấp thụ những món ăn bổ dưỡng thay vì lựa chọn thực phẩm không tốt. Chẳng hạn như nếu mẹ thèm đồ ngọt, thay vì ăn bánh kẹo, các mẹ bầu nên dùng rau, củ, quả. Thay vì uống nước uống có cồn hay có ga, các mẹ nên chuyển sang nước ép trái cây và nước suối. Hoặc nên chọn Chocolate đen thay vì tiêu thụ Chocolate sữa.

3.7. Bổ sung một số axit béo thiết yếu

Cung cấp cho cơ thể nguồn axit béo thiết yếu từ các thực phẩm như cá hồi, sữa tươi tiệt trùng, sữa đậu nành, dầu cá, dầu lanh, súp lơ, bắp cải,... sẽ giúp mẹ bầu giảm thiểu đáng kể cơn thèm ăn khi mang thai.

3.8. Không để ý tới cơn thèm ăn

Biện pháp tốt nhất để giải quyết cơn thèm ăn chính là bỏ qua và không để ý đến nữa. Bằng cách này, mẹ có thể giảm thói quen lệ thuộc vào thức ăn mỗi khi “buồn miệng”. Bởi việc hấp thụ quá nhiều dưỡng chất sẽ gây ra phản ứng ngược, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi. Tuy vậy, kiểm soát cơn thèm ăn khi mang thai không có nghĩa mẹ bầu bỏ qua các bữa ăn chính trong ngày. Thay vào đó, mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, đầy đủ dưỡng chất và có sự tham vấn từ bác sĩ để vừa có thể tăng cân khỏe mạnh, vừa đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi sau này.

3.9. Ăn chậm nhai kỹ

Mẹ bầu nên ăn chậm nhai kỹ để quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn, đồng thời cảm thấy no lâu. Nhờ đó, bạn sẽ không thường xuyên thấy đói và thèm ăn nữa.

3.10. Uống đủ nước mỗi ngày

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên mẹ bầu nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Vì nước không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà còn là nguồn năng lượng cần thiết cho mẹ bầu. Đồng thời, uống nước nhiều cũng là cách giúp giảm bớt cảm giác đói bụng và thèm ăn.

4. Các loại thực phẩm mẹ bầu nên và không nên ăn trong thai kỳ

Ngoài tìm hiểu cách kiểm soát thèm ăn khi mang thai, mẹ cũng cần biết thực phẩm nào nên và không nên ăn để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

Cụ thể, các loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn khi mang thai như:

Đồng thời, mẹ đừng quên uống sữa bầu mỗi ngày bởi đây là nguồn dinh dưỡng dồi dào, tốt cho mẹ và bé. 

Mang đến công thức dinh dưỡng cân bằng, Frisomum Gold được rất nhiều mẹ tin chọn hiện nay. Theo đó, sữa chứa khoáng chất Magie và các vitamin nhóm B, hỗ trợ mẹ tiêu hóa dễ dàng, đồng thời giảm căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả. Qua đó, giúp mẹ có hành trình mang thai khỏe mạnh và thoải mái hơn. Không chỉ vậy, sữa bầu Frisomum Gold còn cung cấp hệ dưỡng chất riêng dành cho bé như Vitamin D, vitamin B12, Iot, Axit Folic, Sắt, DHA, Canxi,… hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

những cách kiểm soát thèm ăn khi mang thai hiệu quả

 

Frisomum Gold có chỉ số đường huyết thấp, giúp mẹ kiểm soát cân nặng ổn định, tránh nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Cùng với đó, sản phẩm còn có hương vị thanh nhạt tự nhiên với hương cam thơm ngon và hương vani thanh mát, mẹ có thể lựa chọn hương vị sữa yêu thích và uống ngon miệng.

Song song, mẹ bầu nên ăn hạn chế ăn những thực phẩm như: 

  • Đồ ngọt như bánh kẹo, thực phẩm có nhiều đường.
  • Món ăn mặn, chứa nhiều muối.
  • Thức ăn cay và nóng.
  • Rượu, bia, cafe.
  • Thực phẩm chưa nấu chín.
  • Thức ăn chế biến sẵn.
  • Gan động vật.
  • Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao.
  • Các loại rau củ như rau ngót, khổ qua, măng tươi.
  • Một số loại trái cây như đu đủ xanh, dứa, nhãn.

>> Thông tin thêm: Top các thực phẩm bà bầu nên kiêng để con phát triển khỏe mạnh

Thèm ăn khi mang thai là phản ứng bình thường của cơ thể, giúp thai nhi hấp thụ nhiều dưỡng chất và phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ tăng cân nhanh chóng và gây ra những hệ lụy khác. Do đó, mẹ bầu nên tham khảo và áp dụng các cách kiểm soát thèm ăn khi mang thai hợp lý, đồng thời ưu tiên bổ sung nguồn thực phẩm lành mạnh để thai nhi có thể tăng trưởng ổn định hơn. Đặc biệt, mẹ đừng quên bổ sung sữa bầu Frisomum Gold cung cấp hệ dưỡng chất toàn diện cho cả mẹ và bé nhé!

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
mẹ bầu không tăng cân có sao không

Mẹ bầu không tăng cân có sao không? Nguyên nhân do đâu?

Chỉ số cân nặng khi mang thai là một trong những nỗi lo của chị em phụ nữ trong suốt giai đoạn thai kỳ. Việc tăng cân quá nhiều hoặc quá ít đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi và mẹ bầu. Vậy nếu mẹ bầu không tăng cân, tăng cân ít có sao không? Hãy cùng Friso tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.