Hành trình kỳ diệu của em bé trong bụng mẹ - tháng thứ tư
Qua 3 tháng đầu tiên, mẹ có thể tạm yên tâm vì giai đoạn này bé cưng t.... read more
“Bé cưng” gần như đã thành hình trong bụng mẹ, mặc dù vẫn còn rất nhỏ bé nhưng con luôn không ngừng hoàn thiện các chức năng trên cơ thể. Sự thay đổi trong tháng thứ 3 này diễn ra như sau:
• Ở tuần thứ 9, con dài khoảng 3cm, nặng 7g với kích thước chỉ bằng 1 quả quất nho nhỏ.
• Ở tuần thứ 10, xương thai nhi bắt đầu cứng lại, em bé lúc này lớn bằng khoảng 1 trái sung. Thai nhi đã có những chuyển động đầu tiên mặc dù mẹ sẽ không thể nhận ra.
• Trong tuần thứ 11, “bé cưng” dài khoảng 5cm với cân nặng chỉ chừng 15g, khuôn mặt bé đã rõ rệt hơn và các tế bào thần kinh tiếp tục phát triển.
• Tuần thai thứ 12, con dài khoảng 8cm với cân nặng chừng 30g, phần thân mình phát triển cân xứng với đầu và dấu vân tay cũng đã hoàn chỉnh.
Tháng thứ 3 mẹ gần như đã có thể biết chắc chắn về sự hiện diện của con yêu trong bụng mình rồi đấy! Bên cạnh những dấu hiệu quen thuộc trước đó như ốm nghén, mệt mỏi, hay chóng mặt, uể oải,… cơ thể mẹ sẽ còn có thể xuất hiện các hiện tượng:
• Tăng tiết dịch âm đạo.
• Núm ti sẫm màu hơn.
• Bụng đã phát triển rõ rệt có thể nhìn thấy.
Biết được sự có mặt của bé cưng trong bụng quả là rất hạnh phúc đúng không nào? Hãy tiếp tục hành trình mang thai kỳ diệu của mình với một tâm lý vững vàng và thoải mái nhất có thể mẹ nhé, chỉ cần chú ý:
• Thay đổi các thói quen xấu, có chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn.
• Đừng quên lịch khám thai định kỳ và luôn cố gắng duy trì vận động cơ thể hợp lý, tham gia các khóa học thai giáo ngay từ bây giờ để học hỏi kiến thức, có tâm lý vững vàng chào đón con yêu.
Chị em hãy mạnh dạn gạt bỏ quan niệm “ăn càng nhiều càng tốt” vì đây chính là nguyên nhân khiến mẹ tăng cân mất kiểm soát hoặc bị tiểu đường thai kỳ. Thay vào đó, hãy tìm kiếm cho mình một “nguồn dinh dưỡng kép” để có thể bổ sung đầy đủ khoáng chất cho cả bản thân và bé yêu đang lớn lên rất nhanh từng ngày.
Tháng thứ 3 là giai đoạn não thai nhi phát triển nhanh nhất. Mẹ tuyệt đối đừng quên việc bổ sung Omega-3, vitamin B, axit folic đầy đủ.
Dinh dưỡng cho mẹ
• Bổ sung thêm khoảng 300-500 calo/ngày, uống một loại sữa bầu giàu vitamin và khoáng chất là một sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn.
• Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin B6 để chống chọi với những cơn ốm nghén tốt hơn.
• Bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt và canxi để hỗ trợ quá trình tạo máu, củng cố hệ xương cho mẹ bầu và cả thai nhi.
• Bổ sung thêm thực phẩm giàu axit folic, Omega-3, vitamin B vì giai đoạn này não bộ và các cơ quan khác của thai nhi vẫn không ngừng phát triển.
• Vẫn tiếp tục tránh xa những thực phẩm dễ gây sẩy thai (đu đủ xanh, mướp đắng, dứa,…), thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm tái sống, rượu bia, chất kích thích,…
• Hạn chế các món ăn có gia vị quá cay, nóng vì chúng rất dễ kích thích mẹ sinh non.
Dinh dưỡng cho bé
• Thai nhi cần thêm canxi để hỗ trợ xương thêm vững chắc, tránh suy dinh dưỡng và gây nên những dị tật về xương.
• Thai nhi cần thêm protein từ các loại thịt để phát triển nhanh chóng hơn.
• Thai nhi cũng cần các vitamin từ những loại rau xanh, trái cây, sữa,… để phát triển thành mạch máu.