Mang thai 5 tuần không có dấu hiệu gì có sao không?
Nhiều mẹ lo lắng mang thai 5 tuần không có dấu hiệu gì liệu có sao khô.... read more
Bước vào tam cá nguyệt thứ 2, mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn đôi chút khi tình trạng ốm nghén bắt đầu giảm dần. Hành trình thay đổi trong tháng thứ 4 của con yêu diễn ra như sau:
• Ở tuần thứ 13, chiều dài của con chạm mốc khoảng 9cm và cân nặng của bé lúc này khoảng hơn 40g. Con đã có kích thước bằng một quả chanh lớn và bắt đầu biết cau mày, mút ngón tay, nhăn mặt, nheo mắt và tiểu tiện.
• Ở tuần thai thứ 14, các bác sĩ đã có thể đoán được giới tính của bé cưng. Con tại thời điểm này dài khoảng 10cm và có cân nặng khoảng 70g, bé cưng lúc này “to bự” như một quả táo.
• Trong tuần thứ 15, thai nhi đã lớn cỡ bằng một quả bơ với kích thước hơn 11cm, nặng gần 100g.
• Tuần thai thứ 16, kích thước hiện tại của bé cưng tương tự như một củ cải với các chỉ số khoảng gần 150g và dài 12cm. Dây rốn, các khớp, tuyến mồ hôi và hệ xương cũng phát triển nhanh chóng.
Đa số chị em trong giai đoạn này đã giảm dần các dấu hiệu ốm nghén. Cơ thể mẹ sẽ cảm thấy khỏe khoắn, thoải mái hơn và sẽ có một số thay đổi:
• Nám da có thể xuất hiện trên môi, cằm, mũi hay trán,...
• Bụng nhô ra rõ ràng.
• Vẫn còn táo bón, khó tiêu.
• Ngực tiếp tục lớn lên nhưng sẽ giảm cảm giác căng tức.
Tuy nhiên, tháng thứ 4 được xem là giai đoạn tuyệt vời nhất vì bụng mẹ vẫn chưa quá lớn, con lại đang dần ổn định nên chị em hãy hết sức thoải mái tận hưởng thời gian này. Mẹ hoàn toàn có thể:
• Lên lịch cho một chuyến du lịch ngắn để khích lệ tinh thần.
• Tiếp tục duy trì vận động phù hợp, tập yoga bầu với những động tác phù hợp.
• “Quan hệ vợ chồng” nhẹ nhàng nếu sức khỏe ổn định.
Dinh dưỡng của thai kỳ thứ 4 cũng hết sức quan trọng. Vì là giai đoạn thai nhi có những bước tiến rõ rệt và bụng mẹ cũng lớn hẳn lên một cách nhanh chóng nên chị em nhất định phải tìm kiếm và bổ sung một “nguồn dinh dưỡng kép” để có đủ khoáng chất cho cả hai mẹ con.
Tháng thứ 4, hệ xương của con bắt đầu phát triển thần tốc, mẹ hãy chú ý đừng để thiếu hụt canxi để củng cố hệ xương cho con đồng thời giúp mẹ hạn chế các triệu chứng đau nhức.
Dinh dưỡng cho mẹ
• Bổ sung một loại sữa bầu có khả năng cung cấp “dinh dưỡng kép” cho cả thai phụ và thai nhi.
• Bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ (rau củ, trái cây,…) để hạn chế táo bón cho mẹ bầu, trĩ, tạo bữa ăn lành mạnh cho mẹ khi bầu bí.
• Bổ sung thực phẩm giàu sắt (bí đỏ, thịt bò, trứng,…) để phòng ngừa tình trạng thiếu máu, băng huyết sau sinh.
• Không nên ăn các loại pho mát mềm, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thức ăn giàu mỡ, quá nhiều đường và chất kích thích.
• Vượt qua 3 tháng đầu, mẹ có thể uống thêm nước dừa, ăn thêm đồ mát nhưng không nên sử dụng quá nhiều.
Dinh dưỡng cho bé
• Mỗi ngày thai nhi cần khoảng 85g chất đạm để tăng trưởng nhanh chóng.
• Thai nhi cần các thực phẩm giàu canxi (khoai lang, hải sản,..) vì đây là giai đoạn hệ xương bé phát triển thần tốc.
• Thai nhi cũng cần thêm các món ăn giàu nhiều loại vitamin như B9, B12, A, C, D, E,… để tăng sức đề kháng và phát triển đều đặn hơn.