Nhảy đến nội dung
thai nhi 5 tháng tuổi

Thai nhi 5 tháng tuổi phát triển như thế nào và mẹ bầu cần lưu ý gì?

Chúc mừng mẹ đã cán mốc 4 tháng mang thai an toàn! Đến giai đoạn thai nhi 5 tháng tuổi này, mẹ không còn cảm nhận sự hiện diện của con yêu qua những chuyển động mơ hồ nữa mà thay vào đó sẽ là những cú đạp rõ ràng hơn. Cùng Friso tìm hiểu thai nhi 5 tháng tuổi phát triển như thế nào và các lưu ý mẹ cần biết nhé!

1. Thai nhi 5 tháng tuổi phát triển như thế nào? 

Thai nhi 5 tháng tuổi được tính từ bắt đầu tuần thứ 17 đến hết tuần 20 thai kỳ. Cùng cảm nhận sự thay đổi của bé yêu 5 tháng tuổi trong bụng mẹ: 

1.1. Sự phát triển của thai nhi ở tuần 17

Tuần thai thứ 17, bé cưng dài khoảng 13cm và nặng gần 140g, to bằng một quả lê. Lúc này bé bắt đầu bụ bẫm hơn do chất béo trong cơ thể tích tụ dưới da và phát triển các tuyến mồ hôi. Quá trình mọc tóc bắt đầu kèm theo lớp lông tơ mỏng mịn xuất hiện bao phủ bên ngoài.

Thêm nữa, con ngày càng chuyển động nhiều hơn cùng với đó là não bộ có sự phát triển nhanh chóng, hoàn thiện hệ thần kinh liên quan đến vị giác. Đồng thời, con đã có thể nghe được các âm thanh bên ngoài bụng mẹ như tiếng cha mẹ nói chuyện, tiếng nhạc, tiếng ồn... cũng như biết nuốt dịch nước ối. 

Bụng mẹ vào giai đoạn này bắt đầu tròn và to hơn, mọi người xung quanh có thể nhận ra là mẹ đang mang thai. Tử cung của mẹ sẽ dần mở rộng để chờ đến ngày sinh và các triệu chứng khó chịu do ốm nghén cũng sẽ giảm dần.

thai 5 tháng phát triển như thế nào

 

1.2. Sự phát triển của thai nhi ở tuần 18 

Ở tuần tuổi thứ 18, bé đã to bằng một quả ớt chuông đỏ, dài khoảng hơn 14.2cm và nặng tầm 190g. Ngón tay nhỏ bé bây giờ cũng đã có dấu vân tay và giới tính cũng đã thể hiện rõ ràng hơn. 

Mọi giác quan của con đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Lúc này, các dây thần kinh phát triển giúp tăng tốc quá trình truyền tải thông điệp từ tế bào thần kinh, chân tay cử động linh hoạt như co duỗi, nắm chặt. Cùng lúc đó, hệ tiêu hóa của con bắt đầu hoạt động, con có thể nghe được nhiều âm thanh bên ngoài hơn.

Cơ thể mẹ sẽ cảm nhận các chuyển động xoay, duỗi người hay đạp chân của con. Các triệu chứng tuần trước vẫn có thể còn nhưng mẹ sẽ sớm cảm thấy khỏe hơn, như sưng/chảy máu răng, đau vùng bụng dưới do tử cung to lên, đau đầu, chóng mặt, ợ nóng... Ngoài ra, mắt của mẹ sẽ dễ mỏi và khô, chân hơi phù nhẹ vùng mắt cá vào cuối ngày hoặc nhìn rõ tĩnh mạch giãn trên da. 

1.3. Sự phát triển của thai nhi ở tuần 19

Đến tuần thai thứ 19, thai nhi dài khoảng 15cm từ đầu đến gót chân, cân nặng khoảng 240g. Lông tơ mềm mại cũng xuất hiện, đi cùng với lớp bảo vệ (chất sáp có tên vermix caseosa) giúp bảo vệ da của bé, tránh bị trầy xước, nhăn nheo.

Cơ thể bé cũng bắt đầu tạo ra phân su và con đang tích cực tập nuốt nhiều hơn để luyện tập cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, não bộ của bé được định hình các khu đặc biệt liên quan đến thính giác, xúc giác, vị giác,... và phổi có sự phát triển nhanh với các đường dẫn khí. 

Mẹ bầu lúc này sẽ gặp phải tình trạng chuột rút; cơ thể nôn nao do hệ thống tuần hoàn mở rộng và áp huyết thấp hơn bình thường; nghẹt mũi, chảy máu cam do máu lưu chuyển nhiều hơn; nhịp thở nhanh và có thể bị hụt hơi do dung tích phổi tăng lên; bầu ngực của mẹ lớn do do sự tăng lên của các tuyến sữa.

sự phát triển của thai nhi 5 tháng

 

1.4. Sự phát triển của thai nhi ở tuần 20 

Sang tuần thai thứ 20, con dài khoảng 25.6cm và nặng chừng 300g, to bằng một quả chuối. Hơn nữa, con cũng bắt đầu có mi mắt, lông mày và một ít tóc.

Trong giai đoạn này, bé có thể uốn dẻo, cuộn tròn và đá, đạp mạnh rõ rệt. Cơ thể của con cần nhiều năng lượng để hoàn thiện các chức năng cần thiết của cơ thể. Điển hình như hệ tiêu hóa phát triển nhanh chóng, bắt đầu thải phân su vào nước ối, cũng như tích tụ trong ruột để thải ra ngoài khi chào đời. 

Ở tuần thứ 20, mẹ đã đi được nửa chặng đường thai kỳ rồi. Bụng mẹ có thể thấy rõ nếu nhìn nghiêng, vùng bụng to nhanh làm mẹ đau nhẹ quanh rốn, da bắt đầu bị rạn nếu không bổ sung đủ collagen. Ngoài ra, mẹ có thể đau nhói nhẹ ở vùng hông, bụng, bẹn do tử cung đang to nhanh, dây chằng căng giãn và ngủ kém sâu vì đau mỏi khi xoay trở. 

  >> Xem thêm: Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

2. Mẹ bầu cần lưu ý gì để mẹ khỏe - bé phát triển tốt? 

Khi thai nhi 5 tháng tuổi, mẹ bầu cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau để có thai kỳ thuận lợi, bé phát triển toàn diện.

2.1. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất 

Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và con trong giai đoạn này là một điều vô cùng quan trọng. Chỉ cần thiếu hụt một chút, “tiến độ” tăng trưởng của con trong bụng và sức khỏe của mẹ cũng sẽ bị giảm đi rất nhiều. Vì thế, hãy cố gắng “chu cấp” dinh dưỡng vẹn toàn cho cả mình và con mẹ nhé.

Trong tháng thứ 5, lượng dinh dưỡng thai nhi và cả mẹ cần nhiều lên rõ rệt vì lúc này bé đang lớn nhanh và rất tích cực trong việc nhào lộn, đá, thúc… như một cách tập thể dục trong bụng mẹ.

Dinh dưỡng cho mẹ:

   • Mẹ cần bổ sung khoảng 300 – 400 calo mỗi ngày để đủ năng lượng cho mình và em bé.

   • Thai nhi càng ngày càng lớn, mẹ nên tiếp tục bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ (rau củ, trái cây,…) để hạn chế táo bón trong thai kỳ.

   • Bổ sung sữa bầu giàu dưỡng chất để hỗ trợ mẹ khỏe mạnh, bé phát triển tốt.

   • Tránh xa các loại thức ăn nhanh, thực phẩm ngọt, giàu chất béo vì chúng sẽ khiến mẹ tăng cân mất kiểm soát.

   • Không sử dụng các chất kích thích rượu bia, trà đặc, cà phê,…

   • Không ăn những loại trái cây dễ gây nóng và sẩy thai như đu đủ xanh, dứa, nhãn,…

Dinh dưỡng cho bé:

   • Thực phẩm giàu omega-3 (bột ngũ cốc, salad, cá, trứng, thịt,…) giúp phát triển trí não vượt bậc.

   • Thai nhi cần sắt để hạn chế nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, chậm nhận thức.

   • Canxi để hỗ trợ hệ xương và răng tiếp tục tăng trưởng.

   • Thực phẩm giàu đạm (thịt gà, bò, lợn, trứng, các loại hạt,..) giúp phát triển và tái tạo các mô mới.

  >> Xem thêm: Nhu cầu canxi của mẹ bầu và cách bổ sung

Frisomum Gold - Dinh dưỡng cho bé, năng lượng cho mẹ

Frisomum Gold chứa hệ dưỡng chất cân đối, dễ uống, dễ hấp thu được rất nhiều mẹ bầu tin tưởng và “kết thân” trong suốt hành trình mang thai. 

Sữa cung cấp axit folic, canxi, DHA,..nuôi dưỡng thai nhi phát triển toàn diện về cả thể chất và trí não, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh và cho con sức khỏe tốt khi chào đời. Cùng với đó là magie và vitamin nhóm B hỗ trợ mẹ tiêu hóa dễ dàng, bổ sung năng lượng, giúp mẹ khỏe người, giảm mệt mỏi và căng thẳng, cho mẹ thai kỳ dễ chịu và thuận lợi.

Chưa hết, Frisomum Gold còn có chỉ số đường huyết thấp (GI=25) giúp kiểm soát cân nặng, mẹ uống thoải mái mà không lo bị béo phì hay tiểu đường thai kỳ. Với hương vị sữa thanh nhạt, đặc biệt là vị cam tự nhiên rất dễ uống, mẹ uống sữa ngon, vừa tốt cho bé lại vừa khỏe cho mẹ.

thai 5 tháng phát triển ra sao


2.2. Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi điều độ 

Ở giai đoạn thai nhi 5 tháng tuổi, thai phụ nên ngủ đủ từ 7-9 giờ mỗi đêm (có thể bổ sung giấc ngủ trưa ngắn). Ngoài ra, nếu cảm thấy mệt mỏi, mẹ bầu vẫn có thể ngủ thêm một lúc để lấy lại sức. Song song đó, mẹ đừng quên chọn đúng tư thế ngủ để ngủ thoải mái hơn. Chẳng hạn như nằm nghiêng, nằm gác chân cao vào ban đêm để tránh bị chuột rút và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tĩnh mạch. Trường hợp mẹ bầu có chứng trào ngược dạ dày, thực quản thì nên nằm tư thế đầu và lưng cao. 

2.3. Thăm khám ngay nếu có dấu hiệu bất thường

Nếu có những dấu hiệu bất thường sau đây, mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để kịp thời thăm khám:

   • Bị đau vùng thượng vị.

   • Xuất hiện tình trạng co giật, sưng vù chân.

   • Có hiện tượng tiểu buốt, tiểu gắt nhiều lần. 

   • Thị giác giảm sút kèm theo triệu chứng chóng mặt, hoa mắt.

   • Mạch đập nhanh hơn.

   • Xuất hiện nhiều dịch nhầy âm đạo.

   • Bụng gò cứng cùng cảm giác đau nhói.

   • Thường xuyên ngất xỉu.

   • Tăng dần các lần đau bụng và chảy máu.

   • Không cảm nhận được dấu hiệu thai máy kéo dài đến tuần thai thứ 22.

2.4. Một số lưu ý khác

Ngoài những lưu ý trên, ở giai đoạn thai nhi 5 tháng tuổi, mẹ cũng đừng quên:

   • Chú ý các dấu hiệu thai lưu như đau bụng dữ dội và chảy máu âm đạo; đau lưng, chuột rút diễn biến nặng và kéo dài; nước ối quá nhiều hoặc quá ít; tăng cân nhưng bụng không to lên; không thấy nhịp tim và cảm nhận thai nhi cử động.

   • Khi xuất hiện hiện tượng bụng căng tức nhẹ, mẹ không nên xoa bụng nhiều, tránh quan hệ tình dục, cũng như hạn chế vặn mình và nhịn tiểu. Trường hợp tình trạng này trở nặng, kéo dài 2-3 tiếng cùng các dấu hiệu ra máu, đau bụng thì mẹ nên lập tức đi khám để có phương hướng xử lý kịp thời.

thai 5 tháng

 

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “thai nhi 5 tháng tuổi phát triển như thế nào?” ở đầu bài. Qua đó, mẹ bầu cần chú ý bổ sung hệ dinh dưỡng đầy đủ cho cả mẹ và bé. Đặc biệt là sữa bầu để con yêu phát triển tốt và mẹ khỏe mạnh, sẵn sàng chờ đón bé con chào đời.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không

Thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không? Cách chăm sóc bé mẹ cần biết

Thai 34 tuần tuổi, cũng có nghĩa là mẹ đã đi hết 8 tháng thai kỳ thiêng liêng. Vậy khi thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không? Cùng Friso tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!