Sau sinh ăn bưởi được không và những lưu ý cần biết
Bưởi là loại trái cây được nhiều mẹ sau sinh truyền tai nhau nên ăn tr.... read more
Sản phụ sau sinh mổ không có sữa cho con bú là do ảnh hưởng của một số yếu tố như:
Mẹ không cho bé bú ngay: Các mẹ sau sinh mổ cần có thời gian để phục hồi sức khỏe, vì vậy mẹ không thể cho con bú ngay lập tức. Đây cũng là nguyên nhân khiến cơ thể không sản xuất được prolactin và oxytocin (hormone tiết sữa), dẫn đến tuyến sữa hoạt động kém, làm cho sữa mẹ về chậm.
Tác dụng phụ từ thuốc gây tê, thuốc kháng sinh: Thuốc gây tê được sử dụng khi sinh mổ có thể ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa. Ngoài ra, sau phẫu thuật lấy thai, mẹ cũng phải điều trị bằng thuốc kháng sinh chống viêm hoặc chống nhiễm trùng. Các loại thuốc này ức chế hormone sản xuất sữa và làm cho mẹ mất sữa tạm thời.
Ảnh hưởng từ vết mổ: Sinh mổ làm cho tầng sinh môn bị tổn thương, gây ra cơn đau nghiêm trọng, khiến mẹ gặp khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống và từ đó, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa.
Mẹ cho bé bú sai cách: Không chỉ sinh mổ mà đối với cả sinh thường, nếu cho con bú không đúng cách thì đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ ít sữa hoặc mất sữa.
>>> Tìm hiểu thêm: Bé bỏ bú mẹ thì phải làm sao? Các phương pháp mẹ nên áp dụng
Tâm lý sau sinh mổ: Trong trường hợp mẹ được chỉ định mổ lấy thai đột xuất, không có chuẩn bị trước thì điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý. Khi ấy, chị em cảm thấy lo lắng, căng thẳng, có thể làm cho hormone prolactin và oxytocin giảm xuống, khiến sữa mẹ ít hơn và thậm chí là mất sữa.
Sau sinh mổ bao lâu thì sữa về? Thông thường, sau sinh mổ phải mất 5 - 6 giờ thì mẹ mới có sữa cho con bú. Nếu mất sữa hoặc ít sữa trong vài ngày do nguyên nhân trên đây thì mẹ không nên quá lo lắng vì điều này có thể khắc phục được. Tuy nhiên, nếu tình trạng không có sữa diễn ra từ 7 - 10 ngày, đi cùng là vết mổ sưng nặng, chảy dịch sản nhiều, đau bụng dữ dội thì mẹ nên đi khám với bác sĩ, để được kiểm tra và xử lý kịp thời. |
Áp dụng các mẹo gọi sữa về dưới đây, có thể giúp mẹ cải thiện khả năng tiết sữa sau sinh mổ:
Da kề da là phương pháp đặt em bé mới sinh, không mặc quần áo nằm trên ngực hoặc bụng trần của mẹ. Điều này không chỉ giữ ấm và ổn định nhịp thở của bé, mà còn giúp bé ngậm vú mẹ tự nhiên, qua đó kích thích tuyến sữa hoạt động và tăng tiết sữa cho con bú.
Thời gian để mẹ tiếp xúc da kề da với con là khoảng 5 phút đầu tiên sau khi bé chào đời, thực hiện liên tục và kéo dài ít nhất 90 phút. Đối với trường hợp sinh mổ, do ảnh hưởng của thuốc gây tê nên phải mất nhiều thời gian để mẹ tỉnh táo trở lại. Vì vậy, mẹ hãy chờ đến khi cơ thể phục hồi thì có thể yêu cầu bác sĩ cho da kề da với bé.
Mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao? - Đó là nên cho con bú ngay sau khi em bé chào đời. Nếu sản phụ có sức khỏe yếu, chưa phục hồi sau phẫu thuật thì hãy nghỉ ngơi 1 - 3 tiếng, sau đó cố gắng cho con bú, kết hợp massage ngực nhẹ nhàng. Không nên trì hoãn việc cho bú quá 5 tiếng vì khi ấy, chất lượng sữa non giảm đi và khả năng tắc sữa tăng lên, khiến mẹ không có sữa để nuôi con.
Lựa chọn đúng tư thế cho con bú là bí quyết giúp bé bú mẹ dễ dàng, không bị sặc, đồng thời cũng gọi sữa về nhiều hơn. Mẹ có thể cho con nằm trên bụng, giữa hai vú. Tư thế này giúp mẹ thoải mái, tránh bế con mệt mỏi và hỗ trợ bé bú sữa tốt hơn. Một tư thế khác là cho con bú từ vú trái, bằng cách nằm nghiêng sang trái, sao cho đầu và thân của bé song song với mẹ. Miệng của bé đối diện vú trái, trong khi tay phải của mẹ nâng vú để cho con bú.
Mẹo gọi sữa về sau sinh mổ tiếp theo là thực hiện vắt hoặc hút sữa đều đặn. Trong hai ngày đầu tiên, mẹ nên vắt sữa bằng tay để giúp sữa mau về và nhiều hơn, tránh tình trạng đau tức ngực, cũng như cung cấp nguồn sữa non cần thiết cho bé. Ngoài vắt sữa bằng tay, mẹ có thể nhờ hỗ trợ của máy hút sữa. Lưu ý, mỗi lần hút sữa phải cách nhau 3 tiếng để cơ thể dần thích nghi và tự động tiết sữa đúng thời điểm.
Thời gian hút sữa cũng phải duy trì từ 15 - 30 phút, có thể chia thành hai đợt. Đợt 1 vắt sữa đến khi bầu sữa gần kiệt thì nghỉ 10 phút, sau đó tiếp tục hút đợt 2. Sữa mẹ sau khi hút xong phải cho vào túi chuyên dụng và bảo quản trong tủ lạnh để ngăn ngừa sữa bị hỏng hoặc biến chất.
>>> Xem ngay: Top các cách gọi sữa về nhanh chóng mẹ có thể áp dụng
Âu yếm con sau khi sinh không chỉ kết nối tình cảm giữa mẹ và bé, mà còn giúp mẹ cảm thấy hạnh phúc. Từ đó, kích thích cơ thể tăng sản xuất oxytocin và prolactin, góp phần tiết sữa nhiều hơn cho mẹ.
Mẹ sinh mổ phải ở lại bệnh viện lâu hơn để bác sĩ kiểm tra và theo dõi tình trạng sức khỏe. Mặc dù vậy, đây cũng là cơ hội để mẹ tiếp xúc với bác sĩ nhiều hơn. Khi ấy, nếu gặp khó khăn trong việc cho con bú hoặc chậm tiết sữa thì mẹ có thể nhờ hỗ trợ từ bác sĩ, đồng thời hãy đặt câu hỏi về cách nuôi con cũng như cách chăm sóc vết mổ, để an tâm hơn sau khi xuất viện.
Xây dựng chế độ ăn khoa học là giải đáp cuối cùng cho câu hỏi mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao. Theo khuyến nghị của bác sĩ, mẹ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin - khoáng chất như rau ngót, các loại đậu, măng tây, thì là, cà rốt, cá hồi, gạo lứt… để gọi sữa về nhiều và có chất lượng tốt hơn.
>> Xem thêm: Ăn gì nhiều sữa mẹ: 12 thực phẩm cực lợi sữa ít người biết
Ngoài ra, sau khi sinh mổ, cơ thể mệt mỏi và vết thương đau nhức có thể làm cho mẹ không muốn ăn hoặc ăn không được nhiều. Lúc này, sữa bầu là một lựa chọn dinh dưỡng cần thiết, giúp mẹ không chỉ phục hồi sức khỏe nhanh mà còn tiết ra sữa nhiều cho con bú.
Frisomum Gold với công thức dinh dưỡng khoa học, được nhiều mẹ tin tưởng, lựa chọn đồng hành trong suốt giai đoạn mang thai đến khi sinh con. Sản phẩm bổ sung hàm lượng Magie và vitamin B dồi dào, hỗ trợ giảm căng thẳng, mệt mỏi cho mẹ; đồng thời cung cấp năng lượng để cơ thể của mẹ tiết sữa nhiều và chất lượng hơn.
Thêm vào đó, Frisomum Gold có chỉ số đường huyết thấp (GI=25), giúp mẹ kiểm soát cân nặng sau sinh và ngăn ngừa tiểu đường. Cùng với vị sữa thanh nhạt, có hương cam và hương vani tự nhiên, cho mẹ uống ngon miệng, ít bị ngấy. Nhờ vậy, mẹ có được sức khỏe tốt để thoải mái chăm con, cũng như tham gia hoạt động thường ngày.
Mẹo dân gian gọi sữa về sau sinh mổ Ngoài áp dụng các phương pháp kích sữa trên đây, nhiều mẹ còn áp dụng các mẹo dân gian để gọi sữa về như: • Lá mít: Lá mít rửa sạch, đun sôi và để nguội. Sau đó, dùng khăn xô nhúng vào nước lá mít, lau nhẹ nhàng núm vú theo chiều xuôi để lấy đi bụi bẩn và làm thông tắc tia sữa. • Lá chè vằng: Cho 2 nắm nhỏ lá chè vằng vào nước đã đun sôi. Tiếp tục đun ở lửa nhỏ trong 15 phút thì tắt bếp, ủ thêm 30 phút và thưởng thức. • Lá dứa: Lá dứa cắt nhỏ, đem nấu với thịt nạc hoặc hầm xương. Mỗi ngày ăn 2 lần được cho là cung cấp vitamin B, giúp mẹ sinh mổ có sức khỏe tốt, nhanh chóng có sữa cho con bú. • Men rượu trắng: Cho rượu trắng và men vào một bát nhỏ, trộn đều với nhau để tạo ra hỗn hợp mềm, sau đó đắp lên bầu ngực. Lúc này, hỗn hợp kích thích sự lưu thông của sữa trong ống dẫn sữa, làm cho sữa mau về. Nhìn chung, các mẹo dân gian gọi sữa về sau sinh mổ chủ yếu được truyền miệng hoặc được chia sẻ trên Internet, sau đó các mẹ đã tham khảo và áp dụng tại nhà. Điều này đồng nghĩa tính hiệu quả, an toàn của phương pháp này chưa có kiểm chứng khoa học rõ ràng. Vì vậy, các mẹ phải cân nhắc trước khi thực hiện. |
Nếu mẹ đã áp dụng mẹo gọi sữa về sau sinh mổ mà vẫn không có hiệu quả thì điều này cho thấy, mẹ bị thiếu sữa sau sinh. Lúc này, giải pháp thay thế phù hợp là sử dụng sữa công thức để nuôi con.
Đối với em bé sinh mổ, do được lấy trực tiếp từ buồng ối, không tiếp xúc với vi sinh vật có lợi trong âm đạo như sinh thường nên khả năng miễn dịch của bé rất yếu, dễ bị ốm vặt hoặc nguy cơ mắc bệnh hô hấp khi trưởng thành. Vì vậy, khi lựa chọn sữa công thức, mẹ nên ưu tiên sản phẩm giúp tăng cường miễn dịch, qua đó mang lại sức khỏe tốt cho con.
Qua thông tin trên đây, hi vọng chị em đã có giải đáp cho câu hỏi mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao. Điều quan trọng lúc này là mẹ cần bình tĩnh, tìm cách gọi sữa về. Trong trường hợp mẹ không có sữa đi kèm triệu chứng đau ở bụng và vết mổ thì nên đi khám ngay để bác sĩ kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, cần tránh áp dụng các mẹo dân gian gọi sữa về sau sinh mổ vì những cách này chưa có kiểm chứng khóa học, dễ gây ra biến chứng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ.